Người nghệ sĩ chân chính phải biết nêu gương về đạo đức
- Được đăng: Thứ sáu, 25 Tháng 6 2021 10:02
- Lượt xem: 1594
(TUAG)- Văn nghệ sĩ là những người tài năng hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ. Mỗi văn nghệ sĩ thường có một năng lực, sở trường đặc biệt; có tình yêu, niềm đam mê một loại hình nghệ thuật. Qua thời gian, sự khổ luyện, tài năng sẽ tỏa sáng, kết tinh trong tác phẩm, có sức mạnh lay chuyển cảm xúc, suy nghĩ của công chúng, gieo vào trái tim công chúng những điều tốt đẹp, hướng họ đến với những giá trị của chân, thiện, mĩ, lúc ấy tài năng, nghệ thuật mới thực hiện trọn vẹn sứ mệnh cao cả của mình.
Phát huy truyền thống, kế thừa thành tựu của lớp nghệ sĩ cha anh đi trước, hầu hết đội ngũ văn nghệ sĩ hiện nay luôn thể hiện xứng đáng “là lực lượng tin cậy, trung thành của đất nước, của Đảng và Nhân dân, có lòng yêu nước nồng nàn, tự hào dân tộc, tâm huyết với nghề nghiệp, xứng đáng với danh hiệu cao quý nghệ sĩ - chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, văn hóa”.
Thế nhưng, bên cạnh những điều tốt đẹp, chúng ta không khỏi chạnh lòng khi vẫn còn một bộ phận văn nghệ sĩ ứng xử thiếu chuẩn mực đạo đức - “lệch chuẩn” gây ồn ào dư luận và cộng đồng mạng thời gian qua. Điển hình như câu chuyện khuất tất xoay quanh nghệ sĩ quyên góp, làm từ thiện, quảng cáo (hoặc PR) sản phẩm sai mục đích, chức năng, gây hậu quả cho người tiêu dùng; “nuôi tài năng trẻ”; sa vào tệ nạn xã hội, cờ bạc, lô đề… làm “ô nhiễm” môi trường, không gian mạng xã hội, tác động xấu đến tư tưởng, tình cảm của công chúng.
Điều này đặt ra nhiều vấn đề về tư cách, phẩm chất đạo đức, lối sống, đặc biệt là trách nhiệm xã hội của người nghệ sĩ với công chúng, nhất là trong khi cả xã hội đang chung tay ngăn chặn, đẩy lùi sự xuống cấp đạo đức xã hội thì có những cá nhân ngược dòng, ứng xử thiếu văn hóa, gieo rắc vào xã hội những hành vi lệch chuẩn, trái với thuần phong mỹ tục, gây hệ lụy tiêu cực đến lối sống và hành vi ứng xử, nhất là với giới trẻ. Đồng thời, cũng đặt ra những câu hỏi về chức trách của các cơ quan chức năng, những người làm công tác quản lý đời sống văn hóa văn hóa, văn nghệ nước nhà.
Chính vì thế, trong một động thái kịp thời và cần thiết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Công văn 1854/BVHTTDL-NTBD đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tăng cường công tác quản lý trong hoạt động văn hóa nghệ thuật. Bộ Thông tin và truyền thông cũng vừa ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội ngày 17/6/2021, trong đó nhấn mạnh cá nhân, tổ chức không đăng tải thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác, không sử dụng ngôn ngữ phản cảm, quảng cáo trái phép…
Để phát huy truyền thống vẻ vang của nền văn nghệ cách mạng mà các nghệ sĩ đi trước dày công xây dựng cũng như khắc phục những khuyết tật, hạn chế trong đời sống nghệ thuật thời gian qua, nhất là những hành vi “lệch chuẩn” của một số văn nghệ sĩ, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có những nhiệm vụ cấp thiết như:
Thứ nhất, các cấp, các ngành chức năng cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước trên không gian mạng, kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội. Tổ chức hội trực tiếp quản lý hoạt động sáng tạo nghệ thuật, cần nắm bắt tốt tâm tư, nguyện vọng của anh em nghệ sĩ. Làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về nghệ thuật biểu diễn, an ninh mạng, định hướng tư tưởng, nâng cao bản lĩnh chính trị, trách nhiệm nghề nghiệp, ý thức công dân cho đội ngũ văn nghệ sĩ.
Thứ hai, mỗi nghệ sĩ cần phải ý thức sâu sắc về sứ mệnh, thiên chức nghệ thuật cao cả, thiêng liêng mà mình đang đảm trách; phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức; nâng cao trình độ tay nghề, năng lực chuyên môn. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, mỗi nghệ sĩ cần thực hiện tốt nghĩa vụ, quyền hạn của một người công dân, tăng cường ý thức tuân thủ pháp luật, có lối sống lành mạnh, trong sáng; có ứng xử phù hợp với quy tắc, chuẩn mực đạo đức của cộng đồng, xã hội.
Để có bản lĩnh nghệ thuật trong không gian mạng, hơn ai hết, nghệ sĩ - những “người của công chúng” phải có những kiến thức về công nghệ thông tin, làm chủ thông tin, hiểu biết pháp luật, tuân thủ chuẩn mực, những quy tắc ứng xử văn hóa trên không gian mạng, cũng như tôn chỉ, mục đích cao quý của nghệ thuật. Phải cẩn trọng, suy nghĩ trước khi phát ngôn, bình luận, khi chia sẻ thông tin, hình ảnh với công chúng.
Thứ ba, đối với bản thân mỗi người dân cần trang bị cho mình những úng xử phù hợp khi tham gia mạng xã hội, tuân thủ đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật, cũng như Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội. Vận động người thân trong gia đình, bạn bè, những người xung quanh tham gia giáo dục, bảo vệ trẻ em, trẻ vị thành niên sử dụng mạng xã hội một cách an toàn, lành mạnh.
Tóm lại, công chúng luôn mong mỏi ở văn nghệ sĩ, không chỉ tài năng, mà còn là sự tôn trọng các giá trị văn hóa, đạo đức. Bởi ở một góc độ nào đó họ là đại sứ của cái đẹp, là người sáng tạo và truyền tải giá trị chân - thiện - mỹ đến cộng đồng.
Phát huy truyền thống, kế thừa thành tựu của lớp nghệ sĩ cha anh đi trước, hầu hết đội ngũ văn nghệ sĩ hiện nay luôn thể hiện xứng đáng “là lực lượng tin cậy, trung thành của đất nước, của Đảng và Nhân dân, có lòng yêu nước nồng nàn, tự hào dân tộc, tâm huyết với nghề nghiệp, xứng đáng với danh hiệu cao quý nghệ sĩ - chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, văn hóa”.
Thế nhưng, bên cạnh những điều tốt đẹp, chúng ta không khỏi chạnh lòng khi vẫn còn một bộ phận văn nghệ sĩ ứng xử thiếu chuẩn mực đạo đức - “lệch chuẩn” gây ồn ào dư luận và cộng đồng mạng thời gian qua. Điển hình như câu chuyện khuất tất xoay quanh nghệ sĩ quyên góp, làm từ thiện, quảng cáo (hoặc PR) sản phẩm sai mục đích, chức năng, gây hậu quả cho người tiêu dùng; “nuôi tài năng trẻ”; sa vào tệ nạn xã hội, cờ bạc, lô đề… làm “ô nhiễm” môi trường, không gian mạng xã hội, tác động xấu đến tư tưởng, tình cảm của công chúng.
Điều này đặt ra nhiều vấn đề về tư cách, phẩm chất đạo đức, lối sống, đặc biệt là trách nhiệm xã hội của người nghệ sĩ với công chúng, nhất là trong khi cả xã hội đang chung tay ngăn chặn, đẩy lùi sự xuống cấp đạo đức xã hội thì có những cá nhân ngược dòng, ứng xử thiếu văn hóa, gieo rắc vào xã hội những hành vi lệch chuẩn, trái với thuần phong mỹ tục, gây hệ lụy tiêu cực đến lối sống và hành vi ứng xử, nhất là với giới trẻ. Đồng thời, cũng đặt ra những câu hỏi về chức trách của các cơ quan chức năng, những người làm công tác quản lý đời sống văn hóa văn hóa, văn nghệ nước nhà.
Chính vì thế, trong một động thái kịp thời và cần thiết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Công văn 1854/BVHTTDL-NTBD đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tăng cường công tác quản lý trong hoạt động văn hóa nghệ thuật. Bộ Thông tin và truyền thông cũng vừa ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội ngày 17/6/2021, trong đó nhấn mạnh cá nhân, tổ chức không đăng tải thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác, không sử dụng ngôn ngữ phản cảm, quảng cáo trái phép…
Để phát huy truyền thống vẻ vang của nền văn nghệ cách mạng mà các nghệ sĩ đi trước dày công xây dựng cũng như khắc phục những khuyết tật, hạn chế trong đời sống nghệ thuật thời gian qua, nhất là những hành vi “lệch chuẩn” của một số văn nghệ sĩ, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có những nhiệm vụ cấp thiết như:
Thứ nhất, các cấp, các ngành chức năng cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước trên không gian mạng, kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội. Tổ chức hội trực tiếp quản lý hoạt động sáng tạo nghệ thuật, cần nắm bắt tốt tâm tư, nguyện vọng của anh em nghệ sĩ. Làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về nghệ thuật biểu diễn, an ninh mạng, định hướng tư tưởng, nâng cao bản lĩnh chính trị, trách nhiệm nghề nghiệp, ý thức công dân cho đội ngũ văn nghệ sĩ.
Thứ hai, mỗi nghệ sĩ cần phải ý thức sâu sắc về sứ mệnh, thiên chức nghệ thuật cao cả, thiêng liêng mà mình đang đảm trách; phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức; nâng cao trình độ tay nghề, năng lực chuyên môn. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, mỗi nghệ sĩ cần thực hiện tốt nghĩa vụ, quyền hạn của một người công dân, tăng cường ý thức tuân thủ pháp luật, có lối sống lành mạnh, trong sáng; có ứng xử phù hợp với quy tắc, chuẩn mực đạo đức của cộng đồng, xã hội.
Để có bản lĩnh nghệ thuật trong không gian mạng, hơn ai hết, nghệ sĩ - những “người của công chúng” phải có những kiến thức về công nghệ thông tin, làm chủ thông tin, hiểu biết pháp luật, tuân thủ chuẩn mực, những quy tắc ứng xử văn hóa trên không gian mạng, cũng như tôn chỉ, mục đích cao quý của nghệ thuật. Phải cẩn trọng, suy nghĩ trước khi phát ngôn, bình luận, khi chia sẻ thông tin, hình ảnh với công chúng.
Thứ ba, đối với bản thân mỗi người dân cần trang bị cho mình những úng xử phù hợp khi tham gia mạng xã hội, tuân thủ đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật, cũng như Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội. Vận động người thân trong gia đình, bạn bè, những người xung quanh tham gia giáo dục, bảo vệ trẻ em, trẻ vị thành niên sử dụng mạng xã hội một cách an toàn, lành mạnh.
Tóm lại, công chúng luôn mong mỏi ở văn nghệ sĩ, không chỉ tài năng, mà còn là sự tôn trọng các giá trị văn hóa, đạo đức. Bởi ở một góc độ nào đó họ là đại sứ của cái đẹp, là người sáng tạo và truyền tải giá trị chân - thiện - mỹ đến cộng đồng.
Sự thật