Nhân tố quyết định sự thành bại
- Được đăng: Thứ bảy, 18 Tháng 7 2020 20:35
- Lượt xem: 1650
(TUAG)- Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” (năm 1947), Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém". Trong chuẩn bị nhân sự đại hội đảng các cấp, tiến tới đại hội XIII của Đảng, công tác nhân sự là một nội dung quan trọng. Việc quán triệt và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ trong chuẩn bị nhân sự đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng có ý nghĩa rất quan trọng.
Hiện nay, toàn Đảng đang tiến hành đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng; đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, thể hiện tập trung dân chủ cao nhất, rộng rãi nhất, khẳng định trí tuệ, bản lĩnh của các tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân. Qua đó, tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên. Thế nên công tác chuẩn bị nhân sự để bầu vào cấp ủy đảng các cấp nhiệm kỳ mới phải đặc biệt coi trọng chất lượng, có số lượng và cơ cấu hợp lý; tiêu biểu về trí tuệ, phẩm chất, uy tín, thật sự trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo trong tình hình mới, thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng các cấp và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Tỉnh ủy trao quyết định công tác cán bộ.
Lưu ý một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: "Công tác cán bộ không chỉ là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng mà còn là mắt xích trọng yếu trong toàn bộ hoạt động của Đảng, nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng".
Theo Tổng Bí thư, sau gần 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới và sau hơn 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII về chiến lược cán bộ, đội ngũ cán bộ các cấp ở nước ta đã có bước trưởng thành, phát triển nhiều mặt, chất lượng ngày càng được nâng cao, từng bước đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; cơ cấu, độ tuổi, giới tính, dân tộc, ngành nghề, lĩnh vực công tác có sự cân đối, hợp lý hơn; nguồn quy hoạch cán bộ ngày càng đáp ứng yêu cầu, cơ bản bảo đảm sự chuyển tiếp và kế tục giữa các thế hệ; đội ngũ cán bộ nước ta có lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống giản dị, gương mẫu, có ý thức tổ chức kỷ luật, luôn tu dưỡng, rèn luyện; trình độ, năng lực được nâng lên, phấn đấu, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ hiện nay đông nhưng chưa thật mạnh; tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ vẫn xảy ra ở nhiều nơi. Thiếu những cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, nhà khoa học và chuyên gia đầu ngành trên nhiều lĩnh vực. Năng lực của đội ngũ cán bộ chưa toàn diện, có mặt còn hạn chế, yếu kém. Không ít cán bộ trẻ thiếu bản lĩnh, ngại rèn luyện. Một bộ phận cán bộ phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, làm việc hời hợt, ngại khó, ngại khổ, thậm chí có người suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".
Chỉ tính từ đầu nhiệm kỳ khóa XII đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã phải thi hành kỷ luật gần 100 cán bộ cao cấp thuộc diện Trung ương quản lý; một số cán bộ đã bị xử lý hình sự. Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển, chạy phiếu bầu, chạy bằng cấp, chạy khen thưởng, chạy danh hiệu, chạy tội..., trong đó có cả cán bộ cấp cao, tuy đã được ngăn chặn nhưng vẫn chưa hoàn toàn bị đẩy lùi. Khuyết điểm, yếu kém của một bộ phận cán bộ và những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ cũng là một nguyên nhân quan trọng làm cho đất nước phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh.
Tại An Giang, đang diễn ra đại hội đảng cấp huyện, tiến tới Đại hội lần thứ XI Đảng bộ tỉnh. Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị; hướng dẫn số 26 ngày 18-10-2019 của Ban Tổ chức Trung ương về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, công tác chuẩn bị nhân sự đại hội đảng bộ các cấp được Đảng bộ tỉnh đặc biệt quan tâm chú trọng, kiên quyết sàng lọc, không để lọt vào cấp ủy khóa mới những người bản lĩnh chính trị không vững vàng; phẩm chất, năng lực, uy tín giảm sút; thiếu gương mẫu, mất đoàn kết, cục bộ, bè phái, cơ hội; có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống…; bản thân hoặc vợ (chồng), con vi phạm các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước làm ảnh hưởng đến uy tín cơ quan, đơn vị, bản thân cán bộ…
Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 21
Để làm tốt điều đó, các cấp ủy phải chú trọng bám sát những quy định, hướng dẫn của Trung ương, đảm bảo đúng quy trình, quy định. Tiểu ban nhân sự các cấp phải phát huy tốt vai trò, thực hiện tốt công tác tham mưu giúp Ban Thường vụ xây dựng đề án nhân sự theo đúng quy định của Trung ương về chất lượng, số lượng và cơ cấu.
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ; thực hiện nghiêm Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị, công tác nhân sự cho đại hội phải được chuẩn bị thật tốt, qua đó lựa chọn được những cán bộ vừa có đức, vừa có tài, lãnh đạo địa phương, đơn vị triển khai thực hiện thắng lợi các nghị quyết của đại hội; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, đưa địa phương phát triển nhanh và bền vững.
Hiện nay, toàn Đảng đang tiến hành đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng; đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, thể hiện tập trung dân chủ cao nhất, rộng rãi nhất, khẳng định trí tuệ, bản lĩnh của các tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân. Qua đó, tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên. Thế nên công tác chuẩn bị nhân sự để bầu vào cấp ủy đảng các cấp nhiệm kỳ mới phải đặc biệt coi trọng chất lượng, có số lượng và cơ cấu hợp lý; tiêu biểu về trí tuệ, phẩm chất, uy tín, thật sự trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo trong tình hình mới, thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng các cấp và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Tỉnh ủy trao quyết định công tác cán bộ.
Lưu ý một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: "Công tác cán bộ không chỉ là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng mà còn là mắt xích trọng yếu trong toàn bộ hoạt động của Đảng, nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng".
Theo Tổng Bí thư, sau gần 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới và sau hơn 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII về chiến lược cán bộ, đội ngũ cán bộ các cấp ở nước ta đã có bước trưởng thành, phát triển nhiều mặt, chất lượng ngày càng được nâng cao, từng bước đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; cơ cấu, độ tuổi, giới tính, dân tộc, ngành nghề, lĩnh vực công tác có sự cân đối, hợp lý hơn; nguồn quy hoạch cán bộ ngày càng đáp ứng yêu cầu, cơ bản bảo đảm sự chuyển tiếp và kế tục giữa các thế hệ; đội ngũ cán bộ nước ta có lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống giản dị, gương mẫu, có ý thức tổ chức kỷ luật, luôn tu dưỡng, rèn luyện; trình độ, năng lực được nâng lên, phấn đấu, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ hiện nay đông nhưng chưa thật mạnh; tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ vẫn xảy ra ở nhiều nơi. Thiếu những cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, nhà khoa học và chuyên gia đầu ngành trên nhiều lĩnh vực. Năng lực của đội ngũ cán bộ chưa toàn diện, có mặt còn hạn chế, yếu kém. Không ít cán bộ trẻ thiếu bản lĩnh, ngại rèn luyện. Một bộ phận cán bộ phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, làm việc hời hợt, ngại khó, ngại khổ, thậm chí có người suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".
Chỉ tính từ đầu nhiệm kỳ khóa XII đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã phải thi hành kỷ luật gần 100 cán bộ cao cấp thuộc diện Trung ương quản lý; một số cán bộ đã bị xử lý hình sự. Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển, chạy phiếu bầu, chạy bằng cấp, chạy khen thưởng, chạy danh hiệu, chạy tội..., trong đó có cả cán bộ cấp cao, tuy đã được ngăn chặn nhưng vẫn chưa hoàn toàn bị đẩy lùi. Khuyết điểm, yếu kém của một bộ phận cán bộ và những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ cũng là một nguyên nhân quan trọng làm cho đất nước phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh.
Tại An Giang, đang diễn ra đại hội đảng cấp huyện, tiến tới Đại hội lần thứ XI Đảng bộ tỉnh. Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị; hướng dẫn số 26 ngày 18-10-2019 của Ban Tổ chức Trung ương về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, công tác chuẩn bị nhân sự đại hội đảng bộ các cấp được Đảng bộ tỉnh đặc biệt quan tâm chú trọng, kiên quyết sàng lọc, không để lọt vào cấp ủy khóa mới những người bản lĩnh chính trị không vững vàng; phẩm chất, năng lực, uy tín giảm sút; thiếu gương mẫu, mất đoàn kết, cục bộ, bè phái, cơ hội; có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống…; bản thân hoặc vợ (chồng), con vi phạm các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước làm ảnh hưởng đến uy tín cơ quan, đơn vị, bản thân cán bộ…
Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 21
Để làm tốt điều đó, các cấp ủy phải chú trọng bám sát những quy định, hướng dẫn của Trung ương, đảm bảo đúng quy trình, quy định. Tiểu ban nhân sự các cấp phải phát huy tốt vai trò, thực hiện tốt công tác tham mưu giúp Ban Thường vụ xây dựng đề án nhân sự theo đúng quy định của Trung ương về chất lượng, số lượng và cơ cấu.
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ; thực hiện nghiêm Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị, công tác nhân sự cho đại hội phải được chuẩn bị thật tốt, qua đó lựa chọn được những cán bộ vừa có đức, vừa có tài, lãnh đạo địa phương, đơn vị triển khai thực hiện thắng lợi các nghị quyết của đại hội; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, đưa địa phương phát triển nhanh và bền vững.
HẠNH CHÂU