Một nhận định sai lệch!
- Được đăng: Thứ năm, 25 Tháng 6 2020 09:52
- Lượt xem: 1563
(TUAG)- Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ xác lập trên cơ sở: Tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế; tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau. Mới đây, đi ngược lại thỏa thuận đó, Ủy ban Hoa Kỳ về tự do tôn giáo quốc tế (USCIRF) đưa ra Báo cáo tình hình tự do tôn giáo thế giới 2020 chứa đựng "… một số nội dung thiếu khách quan và trích dẫn những thông tin sai lệch, chưa được kiểm chứng về Việt Nam". Đáng trách nhất là USCIRF tiếp tục khuyến cáo xếp Việt Nam vào danh sách các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt về vấn đề tôn giáo.
Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 (UDHR) quy định: "Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo, kể cả tự do thay đổi tín ngưỡng hoặc tôn giáo của mình, và tự do bày tỏ tín ngưỡng hay tôn giáo của mình". Nhưng: "Khi hưởng thụ các quyền và tự do của mình, mọi người chỉ phải tuân thủ những hạn chế do luật định, nhằm mục đích bảo đảm sự công nhận và tôn trọng thích đáng đối với các quyền và tự do của người khác, cũng như nhằm đáp ứng những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ" (Khoản 2, Điều 29)… Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (ICCPR), luật pháp của hầu hết các quốc gia cũng có những quy định tương tự… Tóm lại: Quyền lựa chọn tôn giáo là tuyệt đối, còn quyền thực hành tôn giáo không phải là tuyệt đối.
Vấn đề tôn giáo xưa nay là một vấn đề mà kẻ thù thường tập trung xuyên tạc, chống phá. Vì vậy, Ngay từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 234/SL khẳng định: "Việc tự do tín ngưỡng, tự do thờ cúng là quyền lợi của nhân dân. Chính phủ luôn tôn trọng và giúp đỡ nhân dân thực hiện". Năm 1951, phát biểu kết thúc buổi ra mắt Đảng ta, Bác Hồ: "…, nói rõ để tránh mọi sự có thể hiểu lầm: … về vấn đề tôn giáo". Cụ thể: "Đảng Lao động Việt Nam hoàn toàn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của mọi người". Từ đó đến nay, Đảng và Nhà nước không ngừng hoàn thiện quan điểm, chính sách, pháp luật trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Cương lĩnh của Đảng khẳng định: "Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân theo quy định của pháp luật. Đấu tranh và xử lý nghiêm đối với mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và Nhân dân". Hiến pháp năm 2013 khẳng định: "Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo"; "Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, sức khỏe của cộng đồng"; nghiêm cấm "xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật"… Gần đây nhất, Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo 2016 tiếp tục nói rõ: "Nghiêm cấm phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo"; nghiêm cấm: "Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo xâm phạm quốc phòng an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự an toàn xã hội, môi trường; xâm hại đạo đức xã hội, xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; chia rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo; giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau…"(Điều 5).
Khoảng 95% dân số nước ta có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo; có 15 tôn giáo với 41 tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động, hơn 24,3 triệu tín đồ; có hơn 53.000 chức sắc, nhà tu hành, gần 134.000 chức việc và gần 28.000 cơ sở thờ tự. Các hoạt động tôn giáo đều có đường hướng, phương châm hành đạo riêng nhưng đều chung một định hướng "Tốt đời, đẹp đạo" gắn bó với dân tộc, đồng hành cùng đất nước. Nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế lớn được tổ chức thành công ở Việt Nam, trong đó, có các sự kiện kỷ niệm 500 năm Cải chánh đạo Tin lành (năm 2017), Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak (năm 2019), Tổng tu nghị dòng Đa Minh thế giới (năm 2019)…
Vu cáo Việt Nam "hạn chế tự do tôn giáo", "đàn áp" tôn giáo… Chỉ là sự bịa đặt xuất phát từ những đầu óc thiếu lương thiện! Riêng USCIRF phải có cái nhìn đầy đủ, khách quan về tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo ở Việt Nam, tránh có những sai lệch không nên có!
Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 (UDHR) quy định: "Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo, kể cả tự do thay đổi tín ngưỡng hoặc tôn giáo của mình, và tự do bày tỏ tín ngưỡng hay tôn giáo của mình". Nhưng: "Khi hưởng thụ các quyền và tự do của mình, mọi người chỉ phải tuân thủ những hạn chế do luật định, nhằm mục đích bảo đảm sự công nhận và tôn trọng thích đáng đối với các quyền và tự do của người khác, cũng như nhằm đáp ứng những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ" (Khoản 2, Điều 29)… Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (ICCPR), luật pháp của hầu hết các quốc gia cũng có những quy định tương tự… Tóm lại: Quyền lựa chọn tôn giáo là tuyệt đối, còn quyền thực hành tôn giáo không phải là tuyệt đối.
Vấn đề tôn giáo xưa nay là một vấn đề mà kẻ thù thường tập trung xuyên tạc, chống phá. Vì vậy, Ngay từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 234/SL khẳng định: "Việc tự do tín ngưỡng, tự do thờ cúng là quyền lợi của nhân dân. Chính phủ luôn tôn trọng và giúp đỡ nhân dân thực hiện". Năm 1951, phát biểu kết thúc buổi ra mắt Đảng ta, Bác Hồ: "…, nói rõ để tránh mọi sự có thể hiểu lầm: … về vấn đề tôn giáo". Cụ thể: "Đảng Lao động Việt Nam hoàn toàn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của mọi người". Từ đó đến nay, Đảng và Nhà nước không ngừng hoàn thiện quan điểm, chính sách, pháp luật trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Cương lĩnh của Đảng khẳng định: "Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân theo quy định của pháp luật. Đấu tranh và xử lý nghiêm đối với mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và Nhân dân". Hiến pháp năm 2013 khẳng định: "Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo"; "Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, sức khỏe của cộng đồng"; nghiêm cấm "xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật"… Gần đây nhất, Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo 2016 tiếp tục nói rõ: "Nghiêm cấm phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo"; nghiêm cấm: "Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo xâm phạm quốc phòng an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự an toàn xã hội, môi trường; xâm hại đạo đức xã hội, xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; chia rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo; giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau…"(Điều 5).
Khoảng 95% dân số nước ta có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo; có 15 tôn giáo với 41 tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động, hơn 24,3 triệu tín đồ; có hơn 53.000 chức sắc, nhà tu hành, gần 134.000 chức việc và gần 28.000 cơ sở thờ tự. Các hoạt động tôn giáo đều có đường hướng, phương châm hành đạo riêng nhưng đều chung một định hướng "Tốt đời, đẹp đạo" gắn bó với dân tộc, đồng hành cùng đất nước. Nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế lớn được tổ chức thành công ở Việt Nam, trong đó, có các sự kiện kỷ niệm 500 năm Cải chánh đạo Tin lành (năm 2017), Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak (năm 2019), Tổng tu nghị dòng Đa Minh thế giới (năm 2019)…
Vu cáo Việt Nam "hạn chế tự do tôn giáo", "đàn áp" tôn giáo… Chỉ là sự bịa đặt xuất phát từ những đầu óc thiếu lương thiện! Riêng USCIRF phải có cái nhìn đầy đủ, khách quan về tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo ở Việt Nam, tránh có những sai lệch không nên có!
Sự thật