Xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp
- Được đăng: Thứ ba, 22 Tháng 11 2016 09:04
- Lượt xem: 2855
(TGAG)- Chương trình xây dựng nông thôn mới là một chương trình trọng tâm của Nghị quyết số 26-NQ/TW, Nghị quyết toàn diện nhất về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn từ trước tới nay. Sau 5 năm thực hiện, diện mạo nhiều vùng nông thôn được đổi thay, hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu được nâng cấp, đời sống đa số nông dân được cải thiện, hộ nghèo giảm, nhiều nét đẹp văn hóa được phát huy, tình làng nghĩa xóm được vun đắp, đội ngũ cán bộ trưởng thành một bước. Tuy nhiên, so với mục tiêu phát triển thì còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết mới đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
* Kết quả đạt được
Tính đến tháng 3/2016 cả nước có 1.761 xã (chiếm 19,7%) đạt tiêu chí nông thôn mới; 1.223 xã (chiếm 13,7%) đạt từ 15 - 18 tiêu chí; 3.355 xã (chiếm 37,5%) đạt từ 10 - 14 tiêu chí. Bình quân đạt 12,9 tiêu chí/xã, tăng 8,2 tiêu chí so với năm 2010. Đến tháng 9/2016 đã có 2.045 xã (chiếm 23%) đạt tiêu chí nông thôn mới và 24 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới.
- Tỉ lệ hộ nghèo nông thôn giảm từ 17,4% năm 2011 xuống 8,2% năm 2015 (bình quân giảm 1,84%/năm). Tỉ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 50,1% năm 2011 xuống còn dưới 28% năm 2015. Riêng những xã đã đạt tiêu chí nông thôn mới, mức thu nhập bình quân đầu người tăng từ 16 triệu đồng năm 2011 lên 28,4 triệu đồng năm 2015, tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 11,6% xuống còn 3,6%.
- Về nguồn vốn thực hiện Chương trình, trong 5 năm cả nước đã huy động khoảng 851.380 tỉ đồng. Quốc hội đã phân bổ vốn trái phiếu chính phủ cho Chương trình giai đoạn 2014 - 2016 là 15 nghìn tỉ đồng.
- Sau hơn 2 năm thực hiện đề án tái cơ cấu, ngành nông nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng khá, giá trị ngành trồng trọt năm 2013 tăng 3%, năm 2014 tăng 3,2%, năm 2015 tăng 1,6% (so với năm trước); năng suất, chất lượng và giá trị nhiều loại sản phẩm đã được nâng cao; thu nhập bình quân/ha đất trồng trọt năm 2014 đạt khoảng 78,7 triệu đồng, năm 2015 đạt 82,5 triệu đồng.
Nhờ tái cơ cấu, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tăng trưởng mạnh, năm 2013-2014 tăng 6,6%/ năm; năm 2015 tăng 7,9%/năm (vượt mục tiêu đề án đặt ra là 5,5-6%/ năm). Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 6,3 tỉ USD/năm giai đoạn 2013- 2014 (gấp hơn 2 lần giai đoạn 2010-2012); năm 2015 xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 7,1 tỉ USD.
- Sau khi đăng ký theo Luật hợp tác xã năm 2012, nhiều hợp tác xã hoạt động hiệu quả hơn. Một số hợp tác xã nông nghiệp có sự đổi mới về phương thức hoạt động, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng liên doanh, liên kết, tham gia vào chuỗi giá trị nông nghiệp mang lại hiệu quả tích cực.
* Một số vấn đề đặt ra
- Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới được ban hành từ tháng 4/2009 và Quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của Thủ tướng Chính phủ được ban hành từ tháng 6/2010, tuy nhiên các văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành triển khai thực hiện còn chậm, thiếu đồng bộ. Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới mặc dù đã sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn còn nhiều điểm chưa phù họp với thực tế các vùng, miền, địa phương gây khó khăn cho việc vận dụng vào điều kiện cụ thể ở các vùng, miền.
- Một số xã mặc dù đã được công nhận hoàn thành mục tiêu Chương trình nhưng vẫn còn một số tiêu chí chưa hoàn thành (nợ tiêu chí) hoặc không đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí nông thôn mới.
- Không đạt mục tiêu đề ra (đến năm 2015 có 20% số xã, đạt nông thôn mới). Một số địa phương khó khăn chưa có hoặc chỉ có 1 đến 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Kết quả thực hiện tại các vùng, miền có sự chênh lệch rõ rệt.
- Trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, có 53/63 tỉnh, thành phố có nợ đọng xây dựng cơ bản với số tiền khoảng 15.277 tỉ đồng, cá biệt có địa phương mất khả năng thanh toán, gây dư luận không tốt trong Nhân dân. Đáng lưu ý, số nợ đọng xây dựng cơ bản lớn tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc (đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ) là khu vực có phong trào xây dựng nông thôn mới dẫn đầu cả nước. Tổng số nợ đọng tại các xã được công nhận nông thôn mới chiếm 46,9% số nợ đọng xây dựng cơ bản của cả nước. Mặc dù, số nợ đọng này chiếm 1,8% so với tổng nguồn lực huy động cho Chương trình và chiếm 5,7% tổng nguồn ngân sách hỗ trợ thực hiện, nhưng tình trạng nợ đọng này để lại hậu quả xấu và ảnh hưởng đến chủ trương xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước.
- Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và huy động nguồn lực xã hội cho Chương trình còn thấp so với yêu cầu, chưa bảo đảm theo quy định, vốn ngân sách nhà nước bố trí trực tiếp cho Chương trình đạt thấp, chỉ đạt 12,1% (quy định là 17%), vốn lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn đạt 19,5% (quy định là 23%), vốn huy động từ doanh nghiệp chỉ đạt 5,3% (quy định là 20%).
- Các địa phương mới tập trung vào đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là đường giao thông, chưa chú trọng đầu tư phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập người dân và xây dựng đời sống văn hóa, bảo vệ môi trường; tái cơ cấu ngành nông nghiệp, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tại một số địa phương chưa gắn kết với việc ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm nhập mặn; vệ sinh môi trường nông thôn đang là vấn đề bức xúc của xã hội, tiêu chí môi trường là tiêu chí đạt thấp nhất. Mặc dù, tiêu chí quy hoạch là tiêu chí đạt cao nhất (98,7%), tuy nhiên chất lượng và tính liên kết chưa đạt yêu cầu.
- Đáng lưu ý nhất là, việc tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới chưa đạt yêu cầu. Sau 30 năm thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng lĩnh vực nông nghiệp của cả nước nói chung vẫn là nền sản xuất nhỏ lẻ, phân tán. Mâu thuẫn sản xuất nhỏ với thị trường cạnh tranh rộng lớn đang là nhân tố cản trở sự phát triển của nông nghiệp theo hướng bền vững. Do quy mô sản xuất nhỏ, thực lực kinh tế yếu nên các hộ nông dân không đủ sức phòng chống các rủi ro của thị trường. Việc không kịp thời xử lý thông tin, sự phản ứng thụ động theo thị trường để điều chỉnh giá dẫn đến tình trạng sản phẩm có lúc ế thừa, có lúc khan hiếm, nông dân chỉ biết sản xuất cầm chừng, hoặc chuyển đổi cơ cấu theo lợi ích trước mắt, chứ chưa thể nhìn xa trông rộng hơn. Việc thực thi chủ trương cánh đồng mẫu lớn vẫn chưa đủ mạnh và hấp dẫn đối với người nông dân. Những khó khăn về đầu ra của sản phẩm và tình trạng lợi nhuận thấp dẫn đến hiện tượng một bộ phận nông dân không thiết tha với sản xuất trên ruộng đất của mình đang trở thành vấn đề tác động tiêu cực đến nông nghiệp phát triển bền vững.
Tại Hội nghị Trung ương 4 và kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XIV, vấn đề xây dựng nông thôn mới đã nhận được sự quan tâm sâu sắc, được các đại biểu phân tích nguyên nhân yếu kém, xác định các giải pháp theo hướng bền vững, bảo đảm xây dựng nông thôn mới phải được đầu tư nguồn lực có trọng điểm, tránh bệnh thành tích, vận dụng các tiêu chí chung vào điều kiện cụ thể vùng, miền, đặc biệt là phải gắn kết chặt chẽ với cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, phát triển nông nghiệp sạch, thúc đẩy thị trường cho đầu ra của sản phẩm nông nghiệp.
Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân và có tác động rõ rệt đến khu vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Để quá trình xây dựng nông thôn mới thành công, trong giai đoạn tới, bên cạnh các giải pháp về chỉ đạo, quản lý, điều chỉnh quy định về tiêu chí, mục tiêu, nguồn lực..., cần chú trọng giải pháp về công tác giáo dục, tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân nhằm nâng cao nhận thức về phát triển bền vững trong xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp và biến nhận thức, tư tưởng thành động lực thôi thúc hành động cụ thể. Theo đó tạo động lực xã hội to lớn, người dân là chủ thể xây dựng nông thôn mới thấy rõ cách thức, mục tiêu và lợi ích thiết thân, lâu dài, và chính họ chủ động, tích cực ủng hộ, lao động sáng tạo thực hiện chủ trương chung, xây dựng cuộc sống giàu mạnh./.
Nguồn: BTGTW
* Kết quả đạt được
Tính đến tháng 3/2016 cả nước có 1.761 xã (chiếm 19,7%) đạt tiêu chí nông thôn mới; 1.223 xã (chiếm 13,7%) đạt từ 15 - 18 tiêu chí; 3.355 xã (chiếm 37,5%) đạt từ 10 - 14 tiêu chí. Bình quân đạt 12,9 tiêu chí/xã, tăng 8,2 tiêu chí so với năm 2010. Đến tháng 9/2016 đã có 2.045 xã (chiếm 23%) đạt tiêu chí nông thôn mới và 24 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới.
- Tỉ lệ hộ nghèo nông thôn giảm từ 17,4% năm 2011 xuống 8,2% năm 2015 (bình quân giảm 1,84%/năm). Tỉ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 50,1% năm 2011 xuống còn dưới 28% năm 2015. Riêng những xã đã đạt tiêu chí nông thôn mới, mức thu nhập bình quân đầu người tăng từ 16 triệu đồng năm 2011 lên 28,4 triệu đồng năm 2015, tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 11,6% xuống còn 3,6%.
- Về nguồn vốn thực hiện Chương trình, trong 5 năm cả nước đã huy động khoảng 851.380 tỉ đồng. Quốc hội đã phân bổ vốn trái phiếu chính phủ cho Chương trình giai đoạn 2014 - 2016 là 15 nghìn tỉ đồng.
- Sau hơn 2 năm thực hiện đề án tái cơ cấu, ngành nông nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng khá, giá trị ngành trồng trọt năm 2013 tăng 3%, năm 2014 tăng 3,2%, năm 2015 tăng 1,6% (so với năm trước); năng suất, chất lượng và giá trị nhiều loại sản phẩm đã được nâng cao; thu nhập bình quân/ha đất trồng trọt năm 2014 đạt khoảng 78,7 triệu đồng, năm 2015 đạt 82,5 triệu đồng.
Nhờ tái cơ cấu, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tăng trưởng mạnh, năm 2013-2014 tăng 6,6%/ năm; năm 2015 tăng 7,9%/năm (vượt mục tiêu đề án đặt ra là 5,5-6%/ năm). Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 6,3 tỉ USD/năm giai đoạn 2013- 2014 (gấp hơn 2 lần giai đoạn 2010-2012); năm 2015 xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 7,1 tỉ USD.
- Sau khi đăng ký theo Luật hợp tác xã năm 2012, nhiều hợp tác xã hoạt động hiệu quả hơn. Một số hợp tác xã nông nghiệp có sự đổi mới về phương thức hoạt động, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng liên doanh, liên kết, tham gia vào chuỗi giá trị nông nghiệp mang lại hiệu quả tích cực.
* Một số vấn đề đặt ra
- Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới được ban hành từ tháng 4/2009 và Quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của Thủ tướng Chính phủ được ban hành từ tháng 6/2010, tuy nhiên các văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành triển khai thực hiện còn chậm, thiếu đồng bộ. Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới mặc dù đã sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn còn nhiều điểm chưa phù họp với thực tế các vùng, miền, địa phương gây khó khăn cho việc vận dụng vào điều kiện cụ thể ở các vùng, miền.
- Một số xã mặc dù đã được công nhận hoàn thành mục tiêu Chương trình nhưng vẫn còn một số tiêu chí chưa hoàn thành (nợ tiêu chí) hoặc không đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí nông thôn mới.
- Không đạt mục tiêu đề ra (đến năm 2015 có 20% số xã, đạt nông thôn mới). Một số địa phương khó khăn chưa có hoặc chỉ có 1 đến 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Kết quả thực hiện tại các vùng, miền có sự chênh lệch rõ rệt.
- Trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, có 53/63 tỉnh, thành phố có nợ đọng xây dựng cơ bản với số tiền khoảng 15.277 tỉ đồng, cá biệt có địa phương mất khả năng thanh toán, gây dư luận không tốt trong Nhân dân. Đáng lưu ý, số nợ đọng xây dựng cơ bản lớn tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc (đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ) là khu vực có phong trào xây dựng nông thôn mới dẫn đầu cả nước. Tổng số nợ đọng tại các xã được công nhận nông thôn mới chiếm 46,9% số nợ đọng xây dựng cơ bản của cả nước. Mặc dù, số nợ đọng này chiếm 1,8% so với tổng nguồn lực huy động cho Chương trình và chiếm 5,7% tổng nguồn ngân sách hỗ trợ thực hiện, nhưng tình trạng nợ đọng này để lại hậu quả xấu và ảnh hưởng đến chủ trương xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước.
- Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và huy động nguồn lực xã hội cho Chương trình còn thấp so với yêu cầu, chưa bảo đảm theo quy định, vốn ngân sách nhà nước bố trí trực tiếp cho Chương trình đạt thấp, chỉ đạt 12,1% (quy định là 17%), vốn lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn đạt 19,5% (quy định là 23%), vốn huy động từ doanh nghiệp chỉ đạt 5,3% (quy định là 20%).
- Các địa phương mới tập trung vào đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là đường giao thông, chưa chú trọng đầu tư phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập người dân và xây dựng đời sống văn hóa, bảo vệ môi trường; tái cơ cấu ngành nông nghiệp, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tại một số địa phương chưa gắn kết với việc ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm nhập mặn; vệ sinh môi trường nông thôn đang là vấn đề bức xúc của xã hội, tiêu chí môi trường là tiêu chí đạt thấp nhất. Mặc dù, tiêu chí quy hoạch là tiêu chí đạt cao nhất (98,7%), tuy nhiên chất lượng và tính liên kết chưa đạt yêu cầu.
- Đáng lưu ý nhất là, việc tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới chưa đạt yêu cầu. Sau 30 năm thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng lĩnh vực nông nghiệp của cả nước nói chung vẫn là nền sản xuất nhỏ lẻ, phân tán. Mâu thuẫn sản xuất nhỏ với thị trường cạnh tranh rộng lớn đang là nhân tố cản trở sự phát triển của nông nghiệp theo hướng bền vững. Do quy mô sản xuất nhỏ, thực lực kinh tế yếu nên các hộ nông dân không đủ sức phòng chống các rủi ro của thị trường. Việc không kịp thời xử lý thông tin, sự phản ứng thụ động theo thị trường để điều chỉnh giá dẫn đến tình trạng sản phẩm có lúc ế thừa, có lúc khan hiếm, nông dân chỉ biết sản xuất cầm chừng, hoặc chuyển đổi cơ cấu theo lợi ích trước mắt, chứ chưa thể nhìn xa trông rộng hơn. Việc thực thi chủ trương cánh đồng mẫu lớn vẫn chưa đủ mạnh và hấp dẫn đối với người nông dân. Những khó khăn về đầu ra của sản phẩm và tình trạng lợi nhuận thấp dẫn đến hiện tượng một bộ phận nông dân không thiết tha với sản xuất trên ruộng đất của mình đang trở thành vấn đề tác động tiêu cực đến nông nghiệp phát triển bền vững.
Tại Hội nghị Trung ương 4 và kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XIV, vấn đề xây dựng nông thôn mới đã nhận được sự quan tâm sâu sắc, được các đại biểu phân tích nguyên nhân yếu kém, xác định các giải pháp theo hướng bền vững, bảo đảm xây dựng nông thôn mới phải được đầu tư nguồn lực có trọng điểm, tránh bệnh thành tích, vận dụng các tiêu chí chung vào điều kiện cụ thể vùng, miền, đặc biệt là phải gắn kết chặt chẽ với cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, phát triển nông nghiệp sạch, thúc đẩy thị trường cho đầu ra của sản phẩm nông nghiệp.
Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân và có tác động rõ rệt đến khu vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Để quá trình xây dựng nông thôn mới thành công, trong giai đoạn tới, bên cạnh các giải pháp về chỉ đạo, quản lý, điều chỉnh quy định về tiêu chí, mục tiêu, nguồn lực..., cần chú trọng giải pháp về công tác giáo dục, tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân nhằm nâng cao nhận thức về phát triển bền vững trong xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp và biến nhận thức, tư tưởng thành động lực thôi thúc hành động cụ thể. Theo đó tạo động lực xã hội to lớn, người dân là chủ thể xây dựng nông thôn mới thấy rõ cách thức, mục tiêu và lợi ích thiết thân, lâu dài, và chính họ chủ động, tích cực ủng hộ, lao động sáng tạo thực hiện chủ trương chung, xây dựng cuộc sống giàu mạnh./.
P.TTCTTG
_____Nguồn: BTGTW