Hội thảo khoa học nhân vật lịch sử Nguyễn Trọng Trì
- Được đăng: Thứ tư, 18 Tháng 12 2019 14:21
- Lượt xem: 2124
(TGAG)- Ngày 18-12, Hội khoa học Lịch sử tỉnh phối hợp Thành ủy, UBND TP. Long Xuyên và Bảo tàng An Giang tổ chức hội thảo khoa học nhân vật lịch sử Nguyễn Trọng Trì (1832-1899) - tôn thần đình Mỹ Thới, TP. Long Xuyên. Các nhà khoa học, hội viên hội Khoa học lịch sử An Giang, Đồng Tháp và thân nhân gia đình nhân vật cùng tham dự.
Hội thảo nhằm làm rõ thân thế, sự nghiệp, hành trạng và đánh giá những công lao, đóng góp của cụ Nguyễn Trọng Trì… Theo gia phả do chính cụ ghi chép, cụ còn có tên là Nguyễn Văn Kỷ (sinh ngày 11 tháng 9 năm 1832) tại thôn Định An, tổng An Phú, huyện Đông Xuyên, phủ Tân Thành, tỉnh An Giang (nay là xã Định Yên, huyện Lấp Vò, Đồng Tháp). Ông đỗ cử nhân 1855 tại trường thi Gia Định, tham gia làm quan trường nhà Nguyễn và làm việc ở Hàn Lâm Viện Điển Bộ. Sau đó, được điều về nhiều địa bàn hoạt động thuộc tỉnh An Giang và Đồng Tháp ngày nay. Sau khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ năm 1867, ông đã tập hợp nghĩa quân tham gia vào đội quân của lãnh tụ Nguyễn Trung Trực rồi Quản cơ Trần Văn Thành ở căn cứ Bảy Thưa. Khi căn cứ Bảy Thưa thất thủ, ông về sống ở quê nhà làng Định Yên, mở trường dạy học, tham gia vào Hội đồng địa hạt Long Xuyên và mất năm 1899.
Tin, ảnh: K.H
Hội thảo nhằm làm rõ thân thế, sự nghiệp, hành trạng và đánh giá những công lao, đóng góp của cụ Nguyễn Trọng Trì… Theo gia phả do chính cụ ghi chép, cụ còn có tên là Nguyễn Văn Kỷ (sinh ngày 11 tháng 9 năm 1832) tại thôn Định An, tổng An Phú, huyện Đông Xuyên, phủ Tân Thành, tỉnh An Giang (nay là xã Định Yên, huyện Lấp Vò, Đồng Tháp). Ông đỗ cử nhân 1855 tại trường thi Gia Định, tham gia làm quan trường nhà Nguyễn và làm việc ở Hàn Lâm Viện Điển Bộ. Sau đó, được điều về nhiều địa bàn hoạt động thuộc tỉnh An Giang và Đồng Tháp ngày nay. Sau khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ năm 1867, ông đã tập hợp nghĩa quân tham gia vào đội quân của lãnh tụ Nguyễn Trung Trực rồi Quản cơ Trần Văn Thành ở căn cứ Bảy Thưa. Khi căn cứ Bảy Thưa thất thủ, ông về sống ở quê nhà làng Định Yên, mở trường dạy học, tham gia vào Hội đồng địa hạt Long Xuyên và mất năm 1899.
Tin, ảnh: K.H