Tấn Mỹ - xã Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
- Được đăng: Thứ sáu, 05 Tháng 7 2019 13:24
- Lượt xem: 1874
(TGAG)- Xã Tấn Mỹ thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Phía Bắc giáp hữu ngạn sông Tiền và huyện Thanh Bình (tỉnh Đồng Tháp), phía Đông giáp xã Mỹ Hiệp, phía Nam giáp xã Bình Phước Xuân, phía Tây giáp tả ngạn sông Tiền và thị trấn Mỹ Luông.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Chi bộ và Nhân dân Tấn Mỹ luôn anh hùng, bất khuất, lập nên những chiến công hiển hách, góp phần vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc. Đặc biệt, trong kháng chiến chống Mỹ, Tấn Mỹ đã lập được những thành tích xuất sắc trong các hoạt động chính trị, vũ trang, binh vận tiêu biểu như:
Giữa năm 1956, đa số các xã, ấp trong tỉnh đều có người của cách mạng hoặc do cách mạng chi phối. Ở xã Tấn Mỹ, cơ sở nòng cốt của ta làm đại diện xã và 3 trưởng ấp phục vụ địch tình, làm giấy căn cước cho cán bộ. Nhờ đó, trong 2 năm 1955 - 1956, cơ quan Huyện ủy Chợ Mới bám xã hoạt động được an toàn.
Trong phong trào Đồng khởi, chỉ trong một đêm lực lượng cách mạng đã làm chủ trên diện rộng của 5 ấp, chiều dài trên 10 cây số, phá bỏ kềm kẹp và làm chủ hoàn toàn về ban đêm. Riêng ấp Tấn Long, Tấn Hưng, Tấn Thuận ta còn làm chủ ban ngày; cán bộ, bộ đội huyện đóng ở ấp Tấn Long có thể đi lại, hoạt động từ 5 giờ chiều đến tối.
Hưởng ứng phong trào “thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công”, Chi bộ phát động phong trào làm súng tự tạo để trang bị cho đội du kích. Khởi động phong trào, du kích và Nhân dân xã Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp cùng nhau phá ấp chiến lược gom dân ở ấp Trung nằm trên trục lộ Tấn Mỹ - Mỹ Hiệp. Ngày 04/6/1963, du kích đánh vào trụ sở ấp Tấn Quới. Ngày 15/5/1963, địa phương quân huyện đánh cảnh sát Cam ở ấp Tấn Quới khiến chúng không dám ngang nhiên lục soát như trước. Tháng 11/1963, du kích Tấn Mỹ phối hợp cùng du kích Bình Phước Xuân, Mỹ Hiệp và quần chúng nhân dân phá 6 ấp chiến lược trong xã.
Tháng 10/1964, lực lượng vũ trang của huyện Chợ Mới và xã Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp, Bình Phước Xuân tập trung đánh đại đội 348 do Cai tổng Mận và Bảy Thâm chỉ huy. Trận đánh diễn ra tại cua Bà Thiều – Nhà Thờ (ấp Tấn Hòa), làm địch hoang mang và tan rã.
Ngày 13/12/1964, du kích xã Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp, Bình Phước Xuân tham gia chống địch càn vào La Kết, xã Hội An. Ta tiêu diệt khoảng 70 tên và 3 cố vấn Mỹ, bắn bị thương 23 tên, 3 tên cố vấn Mỹ sống sót vừa khóc vừa chạy trốn.
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968, địa phương quân huyện, du kích xã Tấn Mỹ và hàng trăm quần chúng cơ sở mở nhiều cuộc võ trang tuyên truyền ở Mỹ Luông, Long Điền, Hội An. Ngày 4/6/1968, địa phương quân huyện và du kích Tấn Mỹ đồng loạt tấn công vào 3 địa điểm: Đồn Kinh Cựu Hội (Hội An), đồn Bình Phước Xuân và trụ sở ấp Tấn Quới. Ta phá tan trụ sở ấp Tấn Quới, tấn công đồn 33 (Tấn Quới) và diệt tên Luông – Trưởng đồn. Cai tổng Mận chỉ huy lực lượng 348 đến ứng cứu. Ta chủ động tập kích làm lực lượng này bị thiệt hại nặng. Sau một ngày, địch chết và bị thương 45 tên, ta thu 3 súng.
Từ năm 1966 – 1968, hoạt động quân sự của xã Tấn Mỹ được đẩy mạnh kết hợp với phong trào nổi dậy của quần chúng đã phá vỡ hệ thống kềm kẹp của địch ở 2 ấp Tấn Long và Tấn Thuận. Hàng rào chiến lược bị phá sạch, cán bộ, chiến sĩ đi lại hoạt động tự do.
Năm 1969, Khu ủy Khu 8 quyết định cho hai tỉnh An Giang và Kiến Phong thực hiện võ trang tuyên truyền tại các xã có ảnh hưởng đạo Phật giáo Hòa Hảo. Nhân dân xã Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp, Bình Phước Xuân cùng với các xã khác đã mở 7 cuộc mít-tinh, 9 cuộc họp xóm ấp, 7 cuộc tuyên truyền xung phong, phát động trên 2.000 quần chúng có 100 gia đình binh sĩ, 8 chức việc trong ban trị sự xã, ấp hưởng ứng đường lối chống Mỹ, cứu nước. Hai ngày đầu tháng 6/1969, có 43 binh sĩ bảo an, dân vệ, thanh niên chiến đấu, phòng vệ dân sự được gia đình giáo dục, không đi lính, về nhà làm ăn. Ngoài ra, Tấn Mỹ còn làm tốt nhiệm vụ giao liên, phối hợp tác chiến, tổ chức nuôi quân, che giấu thương binh, phục vụ chiến đấu...
Từ ngày 09/5/1970 đến ngày 09/7/1970, địch tăng cường bắt lính đôn quân; huấn luyện phòng vệ dân sự để đôn lên nghĩa quân hoặc đưa ra các tiểu đoàn chủ lực. Chi bộ Tấn Mỹ đã tuyên truyền vạch trần âm mưu này của địch, lôi kéo anh em phòng vệ dân sự bỏ học. Kết quả có 30 anh em bỏ học, số khác trả súng về nhà làm ăn.
Sau Hiệp định Paris (27/1/1973), Chi bộ Tấn Mỹ vận động binh sĩ địch rã ngũ, đồng thời vận động gia đình cảm tình đưa con em vào phòng vệ dân sự để nắm tình hình địch, không để thanh niên bị bắt quân dịch. Do đó, trong lực lượng của địch có nhiều du kích của ta làm nhiệm vụ rãi truyền đơn, đốn cây, làm chướng ngại vật. Quần chúng nhân dân phản kháng, chống đối làm cho địch không bắt được thanh niên đi lính. Quần chúng ấp Tấn Hưng, Tấn Long không đóng tiền quân dịch, không bán lúa cho địch. Gia đình binh sĩ 3 xã Cù lao Giêng đã kêu gọi trên 94 lính chủ lực, lính bảo an về nhà.
Chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, Huyện ủy Chợ Mới chỉ đạo phải chuẩn bị kế hoạch thật chu đáo và tuyệt đối bí mật để giải phóng xã Tấn Mỹ làm bàn đạp tiến tới giải phóng huyện. Từ tháng 02 đến tháng 4/1975, một số vũ khí đã được bí mật chuyển về Tấn Mỹ. Xã cử người thường xuyên nghe Đài phát thanh Hà Nội để nắm tình hình tiến công của quân giải phóng; tác động tư tưởng binh sĩ địch. Đặc biệt xã đã thành lập đội bóng đá trá hình, thường xuyên tổ chức thi đấu giao hữu với bọn lính dân vệ để có điều kiện tuyên truyền, giáo dục họ quay về với chính nghĩa.
Hay tin Tổng thống ngụy quyền Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, ngày 01/5/1975, bọn địch ở Tấn Mỹ vô cùng hoang mang, buông súng đầu hàng lực lượng cách mạng, xã Tấn Mỹ được giải phóng.
Với những chiến công đã lập, ngày 24/6/2005, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Nhân dân và lực lượng vũ trang Nhân dân xã Tấn Mỹ vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước./
Tài liệu tham khảo:
1. Địa chí An Giang, 2013.
2. Lịch sử Truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Tấn Mỹ 1927 - 2010.
3. Lịch sử Đảng bộ huyện Chợ Mới 1927 - 2010.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Chi bộ và Nhân dân Tấn Mỹ luôn anh hùng, bất khuất, lập nên những chiến công hiển hách, góp phần vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc. Đặc biệt, trong kháng chiến chống Mỹ, Tấn Mỹ đã lập được những thành tích xuất sắc trong các hoạt động chính trị, vũ trang, binh vận tiêu biểu như:
Giữa năm 1956, đa số các xã, ấp trong tỉnh đều có người của cách mạng hoặc do cách mạng chi phối. Ở xã Tấn Mỹ, cơ sở nòng cốt của ta làm đại diện xã và 3 trưởng ấp phục vụ địch tình, làm giấy căn cước cho cán bộ. Nhờ đó, trong 2 năm 1955 - 1956, cơ quan Huyện ủy Chợ Mới bám xã hoạt động được an toàn.
Trong phong trào Đồng khởi, chỉ trong một đêm lực lượng cách mạng đã làm chủ trên diện rộng của 5 ấp, chiều dài trên 10 cây số, phá bỏ kềm kẹp và làm chủ hoàn toàn về ban đêm. Riêng ấp Tấn Long, Tấn Hưng, Tấn Thuận ta còn làm chủ ban ngày; cán bộ, bộ đội huyện đóng ở ấp Tấn Long có thể đi lại, hoạt động từ 5 giờ chiều đến tối.
Hưởng ứng phong trào “thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công”, Chi bộ phát động phong trào làm súng tự tạo để trang bị cho đội du kích. Khởi động phong trào, du kích và Nhân dân xã Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp cùng nhau phá ấp chiến lược gom dân ở ấp Trung nằm trên trục lộ Tấn Mỹ - Mỹ Hiệp. Ngày 04/6/1963, du kích đánh vào trụ sở ấp Tấn Quới. Ngày 15/5/1963, địa phương quân huyện đánh cảnh sát Cam ở ấp Tấn Quới khiến chúng không dám ngang nhiên lục soát như trước. Tháng 11/1963, du kích Tấn Mỹ phối hợp cùng du kích Bình Phước Xuân, Mỹ Hiệp và quần chúng nhân dân phá 6 ấp chiến lược trong xã.
Tháng 10/1964, lực lượng vũ trang của huyện Chợ Mới và xã Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp, Bình Phước Xuân tập trung đánh đại đội 348 do Cai tổng Mận và Bảy Thâm chỉ huy. Trận đánh diễn ra tại cua Bà Thiều – Nhà Thờ (ấp Tấn Hòa), làm địch hoang mang và tan rã.
Ngày 13/12/1964, du kích xã Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp, Bình Phước Xuân tham gia chống địch càn vào La Kết, xã Hội An. Ta tiêu diệt khoảng 70 tên và 3 cố vấn Mỹ, bắn bị thương 23 tên, 3 tên cố vấn Mỹ sống sót vừa khóc vừa chạy trốn.
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968, địa phương quân huyện, du kích xã Tấn Mỹ và hàng trăm quần chúng cơ sở mở nhiều cuộc võ trang tuyên truyền ở Mỹ Luông, Long Điền, Hội An. Ngày 4/6/1968, địa phương quân huyện và du kích Tấn Mỹ đồng loạt tấn công vào 3 địa điểm: Đồn Kinh Cựu Hội (Hội An), đồn Bình Phước Xuân và trụ sở ấp Tấn Quới. Ta phá tan trụ sở ấp Tấn Quới, tấn công đồn 33 (Tấn Quới) và diệt tên Luông – Trưởng đồn. Cai tổng Mận chỉ huy lực lượng 348 đến ứng cứu. Ta chủ động tập kích làm lực lượng này bị thiệt hại nặng. Sau một ngày, địch chết và bị thương 45 tên, ta thu 3 súng.
Từ năm 1966 – 1968, hoạt động quân sự của xã Tấn Mỹ được đẩy mạnh kết hợp với phong trào nổi dậy của quần chúng đã phá vỡ hệ thống kềm kẹp của địch ở 2 ấp Tấn Long và Tấn Thuận. Hàng rào chiến lược bị phá sạch, cán bộ, chiến sĩ đi lại hoạt động tự do.
Năm 1969, Khu ủy Khu 8 quyết định cho hai tỉnh An Giang và Kiến Phong thực hiện võ trang tuyên truyền tại các xã có ảnh hưởng đạo Phật giáo Hòa Hảo. Nhân dân xã Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp, Bình Phước Xuân cùng với các xã khác đã mở 7 cuộc mít-tinh, 9 cuộc họp xóm ấp, 7 cuộc tuyên truyền xung phong, phát động trên 2.000 quần chúng có 100 gia đình binh sĩ, 8 chức việc trong ban trị sự xã, ấp hưởng ứng đường lối chống Mỹ, cứu nước. Hai ngày đầu tháng 6/1969, có 43 binh sĩ bảo an, dân vệ, thanh niên chiến đấu, phòng vệ dân sự được gia đình giáo dục, không đi lính, về nhà làm ăn. Ngoài ra, Tấn Mỹ còn làm tốt nhiệm vụ giao liên, phối hợp tác chiến, tổ chức nuôi quân, che giấu thương binh, phục vụ chiến đấu...
Từ ngày 09/5/1970 đến ngày 09/7/1970, địch tăng cường bắt lính đôn quân; huấn luyện phòng vệ dân sự để đôn lên nghĩa quân hoặc đưa ra các tiểu đoàn chủ lực. Chi bộ Tấn Mỹ đã tuyên truyền vạch trần âm mưu này của địch, lôi kéo anh em phòng vệ dân sự bỏ học. Kết quả có 30 anh em bỏ học, số khác trả súng về nhà làm ăn.
Sau Hiệp định Paris (27/1/1973), Chi bộ Tấn Mỹ vận động binh sĩ địch rã ngũ, đồng thời vận động gia đình cảm tình đưa con em vào phòng vệ dân sự để nắm tình hình địch, không để thanh niên bị bắt quân dịch. Do đó, trong lực lượng của địch có nhiều du kích của ta làm nhiệm vụ rãi truyền đơn, đốn cây, làm chướng ngại vật. Quần chúng nhân dân phản kháng, chống đối làm cho địch không bắt được thanh niên đi lính. Quần chúng ấp Tấn Hưng, Tấn Long không đóng tiền quân dịch, không bán lúa cho địch. Gia đình binh sĩ 3 xã Cù lao Giêng đã kêu gọi trên 94 lính chủ lực, lính bảo an về nhà.
Chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, Huyện ủy Chợ Mới chỉ đạo phải chuẩn bị kế hoạch thật chu đáo và tuyệt đối bí mật để giải phóng xã Tấn Mỹ làm bàn đạp tiến tới giải phóng huyện. Từ tháng 02 đến tháng 4/1975, một số vũ khí đã được bí mật chuyển về Tấn Mỹ. Xã cử người thường xuyên nghe Đài phát thanh Hà Nội để nắm tình hình tiến công của quân giải phóng; tác động tư tưởng binh sĩ địch. Đặc biệt xã đã thành lập đội bóng đá trá hình, thường xuyên tổ chức thi đấu giao hữu với bọn lính dân vệ để có điều kiện tuyên truyền, giáo dục họ quay về với chính nghĩa.
Hay tin Tổng thống ngụy quyền Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, ngày 01/5/1975, bọn địch ở Tấn Mỹ vô cùng hoang mang, buông súng đầu hàng lực lượng cách mạng, xã Tấn Mỹ được giải phóng.
Với những chiến công đã lập, ngày 24/6/2005, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Nhân dân và lực lượng vũ trang Nhân dân xã Tấn Mỹ vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước./
ĐẶNG THỊ KIM TUYẾN
Tài liệu tham khảo:
1. Địa chí An Giang, 2013.
2. Lịch sử Truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Tấn Mỹ 1927 - 2010.
3. Lịch sử Đảng bộ huyện Chợ Mới 1927 - 2010.