Nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng bộ giai đoạn 1954-1968
- Được đăng: Thứ tư, 23 Tháng 5 2018 20:39
- Lượt xem: 15138
(TGAG)- Năm 1954, sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève được ký kết. Kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng. Tuy nhiên, với ý đồ xâm lược Việt Nam, Mỹ từng bước viện trợ kinh tế, quân sự, tổ chức lực lượng tay sai nhằm mục đích biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, chia cắt lâu dài đất nước ta. Giai đoạn 1954 - 1968, Mỹ đã thực hiện ba chiến lược chiến tranh ở Việt Nam, đó là “chiến tranh đơn phương”, “chiến tranh đặc biệt” và “chiến tranh cục bộ”. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân tiến hành 2 nhiệm vụ chiến lược: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ xâm lược ở miền Nam.
Nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ giai đoạn 1954 - 1968 cần thể hiện các nội dung chính sau:
Thứ nhất, trình bày khái quát đường lối, chủ trương của Đảng trong những năm 1954 - 1968. Trong đó, cần thể hiện rõ nguồn gốc, tính chất, đặc điểm của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và xây dựng CNXH ở nước ta.
Năm 1960, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng. Đại hội đã hoàn chỉnh đường lối chiến lược chung của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới.
Thứ hai, trình bày khái quát đường lối, chủ trương của Đảng bộ tỉnh trong những năm 1954 - 1968: Phong trào đấu tranh đòi dân sinh dân chủ, hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước bằng nhiều hình thức như lấy chữ ký gởi đến Ủy hội quốc tế, dán bích chương, rải truyền đơn; đẩy mạnh công tác Hòa Hảo vận và xây dựng lực lượng trong lòng địch; củng cố tổ chức, xây dựng lực lượng vũ trang tự vệ, địa bàn căn cứ kháng chiến. Tháng 9/1960, phong trào Đồng khởi ở An Giang nổ ra. Ngày 20/12/1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tỉnh An Giang ra đời; tổ chức hội “gia đình binh sĩ yêu nước”. Đẩy mạnh ba mũi giáp công chống địch lập ấp chiến lược, bình định gom dân. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 của quân và dân An Giang, Châu Đốc trải rộng trên 1 thị xã, 5 thị trấn, 50 xã...
Thứ ba, trình bày cụ thể sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng bộ cấp trên, Trung ương Đảng, gồm 3 nội dung chính:
- Nội dung thứ nhất: Đấu tranh chính trị, giữ gìn và xây dựng lực lượng tiến tới Đồng khởi (1954 - 1960).
Diễn biến tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của quần chúng khi có Hiệp định Genève. Về chuyển quân tập kết: kế hoạch thực hiện, vũ khí, đạn dược được xử lý như thế nào, tổ chức đưa đi, đối tượng, thời gian, địa điểm, dặn dò của người thân trong gia đình... Thái độ của binh lính, quân đội giáo phái, ngụy quyền. Âm mưu, thủ đoạn của địch về kinh tế, chính trị, văn hóa như: xây dựng bộ máy tề xã, ấp (dân vệ, bảo an, cảnh sát, điền chủ...), khủng bố người kháng chiến, gia đình cách mạng, tín đồ tôn giáo. Chủ trương của ta: đưa cán bộ, quần chúng, tín đồ vào hàng ngũ địch, lợi dụng mâu thuẫn và sơ hở của địch để chống lại chúng. Các phong trào đấu tranh đòi thi hành Hiệp định, dân sinh dân chủ, chống tố cộng, diệt cộng, chống luật 10/59 (ra đời ngày 6/5/1959)...
Đối với địa phương có Đồng khởi, cần thể hiện rõ: chủ trương, chuẩn bị, diễn biến, kết quả (giải phóng đất, dân và xây dựng lực lượng cách mạng như thế nào), ý nghĩa. Địa phương không tham gia Đồng khởi thì thể hiện sự ảnh hưởng, tác động Đồng Khởi đến địa phương.
Công tác xây dựng Đảng: tổ chức, hoạt động, phát triển của chi bộ.
Nhận định và đánh giá tổng quát giai đoạn 1954 - 1960 (thuận lợi, khó khăn, thành công, thất bại).
- Nội dung thứ hai: Lãnh đạo đấu tranh làm thất bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ (1961 - 1965): Mỹ và tay sai đã triển khai kế hoạch bình định, dồn dân lập ấp chiến lược ra sao (số ấp chiến lược, quy mô, thủ đoạn của địch...); phong trào phá ấp chiến lược, chống càn quét, bắt lính (tập trung thể hiện sự lãnh đạo của Đảng, biện pháp sáng tạo của người dân...); căn cứ lòng dân (tấm lòng của dân đối với Đảng, bảo vệ, che chở cán bộ...); kinh nghiệm phá ấp chiến lược, xây dựng lực lượng, căn cứ cách mạng.
- Nội dung thứ ba: Lãnh đạo đấu tranh chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968).
Cường độ tiến hành chiến tranh của Mỹ, ngụy tại địa phương: việc mua chuộc, lừa mị, đầu độc tinh thần, đánh phá ác liệt, gom dân ồ ạt của địch. Những chủ trương và hoạt động cụ thể của địa phương; tình hình đấu tranh chính trị, quân sự, binh vận...
Tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968: thực hiện chủ trương của trên; chủ trương, biện pháp của chi, đảng bộ; diễn biến tình hình ta, địch qua các đợt Mậu Thân. Về công tác xây dựng Đảng (cụ thể chi bộ có mấy người ? ai làm bí thư, cách thức hoạt động, quần chúng bảo vệ, nuôi chứa cán bộ và tình hình khó khăn của chi bộ...). Kết quả và kinh nghiệm qua các đợt tiến công và nổi dậy.
Để nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ giai đoạn 1954 - 1968, chúng ta cần phải tham khảo nhiều nguồn tài liệu. Trong đó cần tham khảo những ấn phẩm lịch sử tiêu biểu như: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam - tập 2 (1954 - 1975) (Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương), Văn kiện Đảng toàn tập - tập 15 đến 29 (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2001), Hồ Chí Minh toàn tập - tập 8 đến tập 12 (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2000)...; các ấn phẩm lịch sử địa phương như: Địa chí An Giang (Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, 2013), Lịch sử Đảng bộ tỉnh An Giang - tập 2 (1954 - 1975) (Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang, 2007), Truyền thống công tác Tuyên giáo tỉnh An Giang (1930 - 2005) (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang, 2005)...; lịch sử Đảng bộ cấp trên trực tiếp và lịch sử Đảng bộ các địa phương lân cận.
PHÒNG LLCT&LSĐ
Nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ giai đoạn 1954 - 1968 cần thể hiện các nội dung chính sau:
Thứ nhất, trình bày khái quát đường lối, chủ trương của Đảng trong những năm 1954 - 1968. Trong đó, cần thể hiện rõ nguồn gốc, tính chất, đặc điểm của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và xây dựng CNXH ở nước ta.
Năm 1960, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng. Đại hội đã hoàn chỉnh đường lối chiến lược chung của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới.
Thứ hai, trình bày khái quát đường lối, chủ trương của Đảng bộ tỉnh trong những năm 1954 - 1968: Phong trào đấu tranh đòi dân sinh dân chủ, hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước bằng nhiều hình thức như lấy chữ ký gởi đến Ủy hội quốc tế, dán bích chương, rải truyền đơn; đẩy mạnh công tác Hòa Hảo vận và xây dựng lực lượng trong lòng địch; củng cố tổ chức, xây dựng lực lượng vũ trang tự vệ, địa bàn căn cứ kháng chiến. Tháng 9/1960, phong trào Đồng khởi ở An Giang nổ ra. Ngày 20/12/1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tỉnh An Giang ra đời; tổ chức hội “gia đình binh sĩ yêu nước”. Đẩy mạnh ba mũi giáp công chống địch lập ấp chiến lược, bình định gom dân. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 của quân và dân An Giang, Châu Đốc trải rộng trên 1 thị xã, 5 thị trấn, 50 xã...
Thứ ba, trình bày cụ thể sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng bộ cấp trên, Trung ương Đảng, gồm 3 nội dung chính:
- Nội dung thứ nhất: Đấu tranh chính trị, giữ gìn và xây dựng lực lượng tiến tới Đồng khởi (1954 - 1960).
Diễn biến tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của quần chúng khi có Hiệp định Genève. Về chuyển quân tập kết: kế hoạch thực hiện, vũ khí, đạn dược được xử lý như thế nào, tổ chức đưa đi, đối tượng, thời gian, địa điểm, dặn dò của người thân trong gia đình... Thái độ của binh lính, quân đội giáo phái, ngụy quyền. Âm mưu, thủ đoạn của địch về kinh tế, chính trị, văn hóa như: xây dựng bộ máy tề xã, ấp (dân vệ, bảo an, cảnh sát, điền chủ...), khủng bố người kháng chiến, gia đình cách mạng, tín đồ tôn giáo. Chủ trương của ta: đưa cán bộ, quần chúng, tín đồ vào hàng ngũ địch, lợi dụng mâu thuẫn và sơ hở của địch để chống lại chúng. Các phong trào đấu tranh đòi thi hành Hiệp định, dân sinh dân chủ, chống tố cộng, diệt cộng, chống luật 10/59 (ra đời ngày 6/5/1959)...
Đối với địa phương có Đồng khởi, cần thể hiện rõ: chủ trương, chuẩn bị, diễn biến, kết quả (giải phóng đất, dân và xây dựng lực lượng cách mạng như thế nào), ý nghĩa. Địa phương không tham gia Đồng khởi thì thể hiện sự ảnh hưởng, tác động Đồng Khởi đến địa phương.
Công tác xây dựng Đảng: tổ chức, hoạt động, phát triển của chi bộ.
Nhận định và đánh giá tổng quát giai đoạn 1954 - 1960 (thuận lợi, khó khăn, thành công, thất bại).
- Nội dung thứ hai: Lãnh đạo đấu tranh làm thất bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ (1961 - 1965): Mỹ và tay sai đã triển khai kế hoạch bình định, dồn dân lập ấp chiến lược ra sao (số ấp chiến lược, quy mô, thủ đoạn của địch...); phong trào phá ấp chiến lược, chống càn quét, bắt lính (tập trung thể hiện sự lãnh đạo của Đảng, biện pháp sáng tạo của người dân...); căn cứ lòng dân (tấm lòng của dân đối với Đảng, bảo vệ, che chở cán bộ...); kinh nghiệm phá ấp chiến lược, xây dựng lực lượng, căn cứ cách mạng.
- Nội dung thứ ba: Lãnh đạo đấu tranh chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968).
Cường độ tiến hành chiến tranh của Mỹ, ngụy tại địa phương: việc mua chuộc, lừa mị, đầu độc tinh thần, đánh phá ác liệt, gom dân ồ ạt của địch. Những chủ trương và hoạt động cụ thể của địa phương; tình hình đấu tranh chính trị, quân sự, binh vận...
Tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968: thực hiện chủ trương của trên; chủ trương, biện pháp của chi, đảng bộ; diễn biến tình hình ta, địch qua các đợt Mậu Thân. Về công tác xây dựng Đảng (cụ thể chi bộ có mấy người ? ai làm bí thư, cách thức hoạt động, quần chúng bảo vệ, nuôi chứa cán bộ và tình hình khó khăn của chi bộ...). Kết quả và kinh nghiệm qua các đợt tiến công và nổi dậy.
Để nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ giai đoạn 1954 - 1968, chúng ta cần phải tham khảo nhiều nguồn tài liệu. Trong đó cần tham khảo những ấn phẩm lịch sử tiêu biểu như: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam - tập 2 (1954 - 1975) (Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương), Văn kiện Đảng toàn tập - tập 15 đến 29 (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2001), Hồ Chí Minh toàn tập - tập 8 đến tập 12 (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2000)...; các ấn phẩm lịch sử địa phương như: Địa chí An Giang (Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, 2013), Lịch sử Đảng bộ tỉnh An Giang - tập 2 (1954 - 1975) (Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang, 2007), Truyền thống công tác Tuyên giáo tỉnh An Giang (1930 - 2005) (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang, 2005)...; lịch sử Đảng bộ cấp trên trực tiếp và lịch sử Đảng bộ các địa phương lân cận.
PHÒNG LLCT&LSĐ