Phát huy tinh thần “Toàn quốc kháng chiến” kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc
- Được đăng: Thứ tư, 14 Tháng 12 2016 21:20
- Lượt xem: 2801
(TGAG)- Kế thừa và phát huy chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc: “Nam quốc sơn hà nam đế cư”; “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”… Ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, trong “Tuyên ngôn độc lập” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Đúng như dự đoán, ngày 23/9/1945, thực dân Pháp núp bóng quân Anh vào giải giáp quân Nhật đầu hàng đã nổ súng đánh ta ở Nam Bộ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh một mặt kêu gọi nhân dân Nam Bộ và Nam Trung Bộ đứng lên kháng chiến, mặt khác ra sức đàm phán với Chính phủ Pháp để cứu vãn hòa bình. Nhưng các cuộc đàm phán đều không thành do lập trường phía Pháp vẫn theo đuổi chính sách thống trị Việt Nam. Kiên trì giành lấy con đường hòa bình, Hồ Chí Minh ký với Chính phủ Pháp Tạm ước ngày 14/9/1946. Ngày 16/9/1946, Người rời cảng Tu-lông (Pháp) trở về nước. Thỏa thuận ngừng bắn trong Tạm ước 14/9 không được thực hiện ở Nam Bộ. Tại Bắc Bộ, quân Pháp đánh chiếm Hải Phòng ngày 23/11/1946. Tại Hà Nội, những hành động khiêu khích của quân Pháp ngày càng trắng trợn. Dã tâm gây hấn của Pháp ở Thủ đô bộc lộ rõ rệt khi quân đội Pháp gửi tối hậu thư buộc ta phải hạ vũ khí.
Trước tình hình đó, ngày 18, 19 tháng 12 năm 1946 tại làng Vạn Phúc (Hà Đông), Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì, quyết định phát động cuộc kháng chiến trên phạm vi toàn quốc. 20 giờ ngày 19 tháng 12, kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Ngày 20 tháng 12, đài Tiếng nói Việt Nam phát đi Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch.
Như vậy là mặc dù Hồ Chí Minh đã tìm mọi cách ngăn chặn chiến tranh nhưng “cây muốn lặng, gió chẳng dừng”, thực dân Pháp vẫn chủ trương gây chiến. Không còn con đường nào khác, chúng ta buộc phải dùng chiến tranh chính nghĩa chống lại chiến tranh phi nghĩa. Gần đây lại có ý kiến cho rằng: “Nếu Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn một con đường khác, con đường thương lượng hòa bình chẳng hạn, thì đất nước ta tránh được hai cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ, đỡ hao tổn xương máu”. Đây là một loại ý kiến không kể gì đến thực tiễn lịch sử. Thực tiễn lịch sử lúc ấy như thế nào? Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rõ: “Hỡi đồng bào toàn quốc!/ Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa”.
Điều cần nhấn mạnh là Dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh không bao giờ ảo tưởng về lòng nhân từ của bọn xâm lược: “Độc lập, tự do không thể cầu xin mà có được”. Từ ngàn xưa, Trong cuộc đấu tranh chống kẻ xâm lược, cần dùng bạo lực mà bây giờ là bạo lực cách mạng cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng.
Tiếp theo bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến là văn kiện thứ hai đề cập đến mục tiêu chính trị của cuộc cách mạng và cuộc kháng chiến. Đó là Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. Hồ Chí Minh tuyên bố quyết tâm của nhân dân ta: thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Trong lời kêu gọi, Hồ Chí Minh còn trình bày quan điểm chiến tranh toàn dân một cách vô cùng giản dị và sâu sắc. Hồ Chí Minh đã kế thừa truyền thống toàn dân đánh giặc của dân tộc ta; vận dụng nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò quần chúng trong lịch sử. Người luôn luôn nhắc nhở vai trò của dân: Dựa vào dân, có dân là có tất cả. Tư tưởng chiến tranh toàn dân đã được Hồ Chí Minh nêu lên năm 1944 trong Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân: “Cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến toàn dân, phải động viên toàn dân và vũ trang nhân dân”. Chỉ thị này được coi như một văn kiện mang tính cương lĩnh quân sự về khởi nghĩa toàn dân, kháng chiến toàn dân và lực lượng vũ trang ba thứ quân. Tiếp theo Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến là văn kiện thứ hai mang tính cương lĩnh quân sự về kháng chiến toàn dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh là toàn thể dân tộc. Người kêu gọi:
“Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hể là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc thuổng gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”.
Từ lời lêu gọi này, Dân tộc ta đã tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách và giành được những thắng lợi vĩ đại trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược, mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế.
Trên thế giới, trong những năm tới tình hình sẽ còn nhiều diễn biến rất phức tạp. Phát huy tinh thần “Toàn quốc kháng chiến”. Chúng ta quyết tâm: Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ gìn hòa bình, ổn định, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để phát triển đất nước. Nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới./.
Chủ tịch Hồ Chí Minh một mặt kêu gọi nhân dân Nam Bộ và Nam Trung Bộ đứng lên kháng chiến, mặt khác ra sức đàm phán với Chính phủ Pháp để cứu vãn hòa bình. Nhưng các cuộc đàm phán đều không thành do lập trường phía Pháp vẫn theo đuổi chính sách thống trị Việt Nam. Kiên trì giành lấy con đường hòa bình, Hồ Chí Minh ký với Chính phủ Pháp Tạm ước ngày 14/9/1946. Ngày 16/9/1946, Người rời cảng Tu-lông (Pháp) trở về nước. Thỏa thuận ngừng bắn trong Tạm ước 14/9 không được thực hiện ở Nam Bộ. Tại Bắc Bộ, quân Pháp đánh chiếm Hải Phòng ngày 23/11/1946. Tại Hà Nội, những hành động khiêu khích của quân Pháp ngày càng trắng trợn. Dã tâm gây hấn của Pháp ở Thủ đô bộc lộ rõ rệt khi quân đội Pháp gửi tối hậu thư buộc ta phải hạ vũ khí.
Trước tình hình đó, ngày 18, 19 tháng 12 năm 1946 tại làng Vạn Phúc (Hà Đông), Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì, quyết định phát động cuộc kháng chiến trên phạm vi toàn quốc. 20 giờ ngày 19 tháng 12, kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Ngày 20 tháng 12, đài Tiếng nói Việt Nam phát đi Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch.
Như vậy là mặc dù Hồ Chí Minh đã tìm mọi cách ngăn chặn chiến tranh nhưng “cây muốn lặng, gió chẳng dừng”, thực dân Pháp vẫn chủ trương gây chiến. Không còn con đường nào khác, chúng ta buộc phải dùng chiến tranh chính nghĩa chống lại chiến tranh phi nghĩa. Gần đây lại có ý kiến cho rằng: “Nếu Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn một con đường khác, con đường thương lượng hòa bình chẳng hạn, thì đất nước ta tránh được hai cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ, đỡ hao tổn xương máu”. Đây là một loại ý kiến không kể gì đến thực tiễn lịch sử. Thực tiễn lịch sử lúc ấy như thế nào? Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rõ: “Hỡi đồng bào toàn quốc!/ Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa”.
Điều cần nhấn mạnh là Dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh không bao giờ ảo tưởng về lòng nhân từ của bọn xâm lược: “Độc lập, tự do không thể cầu xin mà có được”. Từ ngàn xưa, Trong cuộc đấu tranh chống kẻ xâm lược, cần dùng bạo lực mà bây giờ là bạo lực cách mạng cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng.
Tiếp theo bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến là văn kiện thứ hai đề cập đến mục tiêu chính trị của cuộc cách mạng và cuộc kháng chiến. Đó là Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. Hồ Chí Minh tuyên bố quyết tâm của nhân dân ta: thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Trong lời kêu gọi, Hồ Chí Minh còn trình bày quan điểm chiến tranh toàn dân một cách vô cùng giản dị và sâu sắc. Hồ Chí Minh đã kế thừa truyền thống toàn dân đánh giặc của dân tộc ta; vận dụng nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò quần chúng trong lịch sử. Người luôn luôn nhắc nhở vai trò của dân: Dựa vào dân, có dân là có tất cả. Tư tưởng chiến tranh toàn dân đã được Hồ Chí Minh nêu lên năm 1944 trong Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân: “Cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến toàn dân, phải động viên toàn dân và vũ trang nhân dân”. Chỉ thị này được coi như một văn kiện mang tính cương lĩnh quân sự về khởi nghĩa toàn dân, kháng chiến toàn dân và lực lượng vũ trang ba thứ quân. Tiếp theo Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến là văn kiện thứ hai mang tính cương lĩnh quân sự về kháng chiến toàn dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh là toàn thể dân tộc. Người kêu gọi:
“Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hể là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc thuổng gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”.
Từ lời lêu gọi này, Dân tộc ta đã tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách và giành được những thắng lợi vĩ đại trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược, mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế.
Trên thế giới, trong những năm tới tình hình sẽ còn nhiều diễn biến rất phức tạp. Phát huy tinh thần “Toàn quốc kháng chiến”. Chúng ta quyết tâm: Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ gìn hòa bình, ổn định, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để phát triển đất nước. Nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới./.
Trung Thành