Kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam
- Được đăng: Chủ nhật, 18 Tháng 11 2018 09:26
- Lượt xem: 2037
(TGAG)- Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo, được thành lập ngày 18/11/1930. Trải qua 88 năm ra đời và phát triển, với những tên gọi khác nhau, từ Hội Phản đế đồng minh, hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày nay. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phát huy truyền thống đoàn kết quý báu của dân tộc ta, tập hợp các tầng lớp nhân dân trong Mặt trận thành một lực lượng hùng mạnh để đoàn kết, đấu tranh, giành lại độc lập cho Tổ quốc, đem lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân.
Ở An Giang, theo sự chỉ đạo chung của Trung ương Cục miền Nam cùng với sự chuẩn bị tích cực của Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tỉnh được thành lập ngày 20/12/1960 tại Bãi Đá Chày, vách Núi Tô, xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, gồm 14 Ủy viên, do Giáo sư Bùi Đức Tâm làm Chủ tịch. Do phải tập trung cho Đồng khởi, đánh địch mở rộng vùng giải phóng, nên hai tháng sau, ngày 20/02/1961, Mặt trận dân tộc giải phóng tỉnh mới tổ chức Lễ ra mắt nhân dân tại chùa Tà Miệt trên, ấp Tà Miệt, xã Lương Phi (huyện Tri Tôn).
Cùng với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam, qua từng thời kỳ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam không ngừng được củng cố, tăng cường và mở rộng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng của mỗi giai đoạn lịch sử và đã có những cống hiến xứng đáng vào sự nghiệp vĩ đại của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và triển khai thực hiện Chương trình hành động nhiệm kỳ 2014 - 2019 của Đại hội lần thứ VIII Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đại hội lần thứ IX Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang và yêu cầu, nhiệm vụ mới; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong tỉnh tiếp tục củng cố, tăng cường và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động luôn được Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp trong tỉnh quan tâm thực hiện và xem đây là giải pháp hàng đầu để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Mặt trận. Trong đó, chú trọng đến việc ký kết các chương trình phối hợp thống nhất hành động giữa MTTQ và các tổ chức thành viên, các cơ quan truyền thông; tổ chức các cuộc hội nghị chuyên đề, tọa đàm để đánh giá lại kết quả thực hiện. Qua đó, tìm ra giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của MTTQ. Đặc biệt là quan tâm đổi mới cách nắm tình hình tư tưởng dư luận quần chúng để phản ánh kịp thời cho cấp ủy, UBND các cấp, tạo sự đồng thuận xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và trên phạm vi cả tỉnh.
Bên cạnh đó, MTTQ thường xuyên duy trì tổ chức các cuộc gặp gỡ trao đổi, thăm viếng lẫn nhau giữa các tổ chức tôn giáo, dân tộc nhân những ngày lễ trọng của các tôn giáo. Hàng năm, tổ chức cho các vị chức sắc, chức việc tôn giáo tiêu biểu trong tỉnh đi tham quan, tìm hiểu các di tích văn hóa, lịch sử cách mạng của dân tộc. Qua đó góp phần giáo dục truyền thống, nâng cao ý thức cảnh giác trước âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Qua các cuộc vận động, phong trào thi đua do Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam phát động, nhiều địa phương, cộng đồng dân cư có nhiều cách làm sáng tạo, nhiều mô hình được xây dựng có hiệu quả. Cụ thể như: Tổ cất nhà từ thiện; Hội mái ấm tình thương của huyện Thoại Sơn; Bếp ăn tình thương của Ban Trị sự PGHH xã Vĩnh Trạch; Cách làm mới trong việc hỗ trợ công tác khuyến học, khuyến tài của Thượng Tọa Thích Thiện Thành, trụ trì chùa Kim Tiên; sự phối hợp giữa Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tịnh Biên với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện trong công tác an sinh xã hội, chăm lo Tết cho hộ nghèo; MTTQ huyện Châu Phú với mô hình hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; MTTQ thành phố Châu Đốc và thành phố Long Xuyên với việc phối hợp tổ chức hoạt động đối thoại giữa Đảng, chính quyền với nhân dân để lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân trên địa bàn...; và còn rất nhiều mô hình, cách làm hay đạt hiệu quả khác đang phát huy tác dụng ở các huyện, thị, thành trong tỉnh.
Công tác tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền ngày càng chuyển biến tích cực và đạt được nhiều hiệu quả thiết thực, một số ý kiến, kiến nghị trong Thông báo Mặt trận xây dựng chính quyền tại các kỳ họp được HĐND, UBND tỉnh đồng tình cao. Việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân thông qua thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở luôn được chú trọng. Việc triển khai thực hiện Quyết định 217 và 218 của Bộ Chính trị bước đầu có hiệu quả, công tác giám sát của Mặt trận từng bước rõ nét hơn.
Ngày càng huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân tham gia cùng với MTTQ thực hiện công tác đối ngoại nhân dân. Sự phối hợp và thống nhất hành động giữa MTTQ và các tổ chức thành viên ngày càng thiết thực, hiệu quả, thông qua việc ký kết chương trình, kế hoạch có phân rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị.
Trong thời gian tới, MTTQ các cấp trong tỉnh tiếp tục tăng cường việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động của Mặt trận, đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến việc tham mưu cho cấp ủy lãnh đạo tổ chức thành công Đại hội đại biểu MTTQ các cấp trong tỉnh, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019-2024.
Kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam, ôn lại truyền thống MTTQ Việt Nam, chúng ta càng khắc sâu lời dạy của Bác Hồ “Chính sách Mặt trận là chính sách rất quan trọng. Công tác Mặt trận là công tác rất quan trọng trong toàn bộ công tác cách mạng”. Với truyền thống vẻ vang của MTTQ Việt Nam, mỗi chúng ta cần phải phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận để MTTQ Việt Nam thật sự là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần xây dựng và phát triển quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh./.
Từ Thanh Khiết
Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh
--------------------------------------
Ở An Giang, theo sự chỉ đạo chung của Trung ương Cục miền Nam cùng với sự chuẩn bị tích cực của Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tỉnh được thành lập ngày 20/12/1960 tại Bãi Đá Chày, vách Núi Tô, xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, gồm 14 Ủy viên, do Giáo sư Bùi Đức Tâm làm Chủ tịch. Do phải tập trung cho Đồng khởi, đánh địch mở rộng vùng giải phóng, nên hai tháng sau, ngày 20/02/1961, Mặt trận dân tộc giải phóng tỉnh mới tổ chức Lễ ra mắt nhân dân tại chùa Tà Miệt trên, ấp Tà Miệt, xã Lương Phi (huyện Tri Tôn).
Cùng với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam, qua từng thời kỳ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam không ngừng được củng cố, tăng cường và mở rộng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng của mỗi giai đoạn lịch sử và đã có những cống hiến xứng đáng vào sự nghiệp vĩ đại của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và triển khai thực hiện Chương trình hành động nhiệm kỳ 2014 - 2019 của Đại hội lần thứ VIII Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đại hội lần thứ IX Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang và yêu cầu, nhiệm vụ mới; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong tỉnh tiếp tục củng cố, tăng cường và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động luôn được Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp trong tỉnh quan tâm thực hiện và xem đây là giải pháp hàng đầu để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Mặt trận. Trong đó, chú trọng đến việc ký kết các chương trình phối hợp thống nhất hành động giữa MTTQ và các tổ chức thành viên, các cơ quan truyền thông; tổ chức các cuộc hội nghị chuyên đề, tọa đàm để đánh giá lại kết quả thực hiện. Qua đó, tìm ra giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của MTTQ. Đặc biệt là quan tâm đổi mới cách nắm tình hình tư tưởng dư luận quần chúng để phản ánh kịp thời cho cấp ủy, UBND các cấp, tạo sự đồng thuận xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và trên phạm vi cả tỉnh.
Bên cạnh đó, MTTQ thường xuyên duy trì tổ chức các cuộc gặp gỡ trao đổi, thăm viếng lẫn nhau giữa các tổ chức tôn giáo, dân tộc nhân những ngày lễ trọng của các tôn giáo. Hàng năm, tổ chức cho các vị chức sắc, chức việc tôn giáo tiêu biểu trong tỉnh đi tham quan, tìm hiểu các di tích văn hóa, lịch sử cách mạng của dân tộc. Qua đó góp phần giáo dục truyền thống, nâng cao ý thức cảnh giác trước âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Qua các cuộc vận động, phong trào thi đua do Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam phát động, nhiều địa phương, cộng đồng dân cư có nhiều cách làm sáng tạo, nhiều mô hình được xây dựng có hiệu quả. Cụ thể như: Tổ cất nhà từ thiện; Hội mái ấm tình thương của huyện Thoại Sơn; Bếp ăn tình thương của Ban Trị sự PGHH xã Vĩnh Trạch; Cách làm mới trong việc hỗ trợ công tác khuyến học, khuyến tài của Thượng Tọa Thích Thiện Thành, trụ trì chùa Kim Tiên; sự phối hợp giữa Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tịnh Biên với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện trong công tác an sinh xã hội, chăm lo Tết cho hộ nghèo; MTTQ huyện Châu Phú với mô hình hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; MTTQ thành phố Châu Đốc và thành phố Long Xuyên với việc phối hợp tổ chức hoạt động đối thoại giữa Đảng, chính quyền với nhân dân để lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân trên địa bàn...; và còn rất nhiều mô hình, cách làm hay đạt hiệu quả khác đang phát huy tác dụng ở các huyện, thị, thành trong tỉnh.
Công tác tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền ngày càng chuyển biến tích cực và đạt được nhiều hiệu quả thiết thực, một số ý kiến, kiến nghị trong Thông báo Mặt trận xây dựng chính quyền tại các kỳ họp được HĐND, UBND tỉnh đồng tình cao. Việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân thông qua thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở luôn được chú trọng. Việc triển khai thực hiện Quyết định 217 và 218 của Bộ Chính trị bước đầu có hiệu quả, công tác giám sát của Mặt trận từng bước rõ nét hơn.
Ngày càng huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân tham gia cùng với MTTQ thực hiện công tác đối ngoại nhân dân. Sự phối hợp và thống nhất hành động giữa MTTQ và các tổ chức thành viên ngày càng thiết thực, hiệu quả, thông qua việc ký kết chương trình, kế hoạch có phân rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị.
Trong thời gian tới, MTTQ các cấp trong tỉnh tiếp tục tăng cường việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động của Mặt trận, đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến việc tham mưu cho cấp ủy lãnh đạo tổ chức thành công Đại hội đại biểu MTTQ các cấp trong tỉnh, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019-2024.
Kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam, ôn lại truyền thống MTTQ Việt Nam, chúng ta càng khắc sâu lời dạy của Bác Hồ “Chính sách Mặt trận là chính sách rất quan trọng. Công tác Mặt trận là công tác rất quan trọng trong toàn bộ công tác cách mạng”. Với truyền thống vẻ vang của MTTQ Việt Nam, mỗi chúng ta cần phải phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận để MTTQ Việt Nam thật sự là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần xây dựng và phát triển quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh./.
Từ Thanh Khiết
Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh
--------------------------------------