Nâng cao chất lượng công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc
- Được đăng: Thứ hai, 18 Tháng 1 2016 15:09
- Lượt xem: 3893
(TGAG)- Thực hiện các Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị về “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội”; “Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền”; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp trong tỉnh đã tổ chức triển khai thực hiện đạt được một số kết quả bước đầu như sau:
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp với Sở Nội vụ giám sát về “Tinh thần trách nhiệm, thái độ giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình giải quyết công việc cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014 - 2015”; phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện Chương trình “Tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trong 2 năm (2014 - 2015)”; giám sát chuyên đề “Thực trạng và kết quả dạy nghề cho lao động nông thôn” theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ tại 8 xã điểm xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Hội Nông dân tỉnh giám sát việc “Thực hiện hợp đồng thu mua lúa, nếp giữa doanh nghiệp và nông dân thông qua hợp tác xã vụ Đông Xuân 2014 - 2015 theo Quyết định số 62 của Thủ tướng Chính phủ tại huyện Phú Tân và Thoại Sơn... Qua giám sát, đã báo cáo cấp ủy, đề xuất, kiến nghị UBND tỉnh và các ngành chức năng có giải pháp khắc phục những hạn chế, tồn tại trong quá trình thực hiện, góp phần thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, kế hoạch đã đề ra.
Để rút kinh nghiệm trong thực hiện giám sát và phản biện xã hội, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã hướng dẫn thực hiện điểm tại 04 đơn vị: thành phố Long Xuyên, huyện Chợ Mới, Tịnh Biên và Châu Phú, trong đó: MTTQ huyện Tịnh Biên giám sát việc công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2014 và việc thực hiện chính sách mua bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số; huyện Châu Phú giám sát công tác hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động Thanh tra nhân dân và giám sát đầu tư của cộng đồng; huyện Chợ Mới tham gia góp ý văn kiện Đại hội Đảng các cấp; phối hợp tổ chức diễn đàn “Nói dân nghe - nghe dân nói” định kỳ hằng quý với các cấp ủy, chính quyền...
Mặt trận Tổ quốc tỉnh thường xuyên phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực HĐND, các ban HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội, việc chấp hành và thực hiện pháp luật trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; thực hiện tiêu chí xây dựng nông thôn mới...
Trong hoạt động phản biện xã hội: Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở đã tổ chức 557 cuộc hội nghị, tọa đàm góp ý đối với dự thảo văn kiện Đại hội Đảng bộ các cấp trong tỉnh và dự thảo các văn kiện Đại hội XII của Đảng với sự tham gia của gần 22.158 người, đã có 955 lượt ý kiến đóng góp.
Trong công tác tham gia góp ý xây dựng đảng, xây dựng chính quyền: Mặt trận Tổ quốc các cấp thường xuyên tập hợp ý kiến tâm tư, nguyện vọng và những vấn đề bức xúc của cử tri và Nhân dân địa phương kịp thời báo cáo với cấp ủy đảng và kiến nghị với HĐND, UBND tại các cuộc họp báo định kỳ, các kỳ họp HĐND, UBND thông qua Thông báo Mặt trận tham gia xây dựng chính quyền.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giám sát và phản biện xã hội vẫn còn không ít khó khăn, hiệu quả chưa cao; kinh nghiệm, năng lực chuyên môn, kiến thức của cán bộ Mặt trận còn nhiều hạn chế nhất là ở cấp huyện và cơ sở; công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng với Mặt trận để phát huy tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội có lúc, có nơi chưa được quan tâm đúng mức; các văn bản hướng dẫn và cụ thể hóa công tác phản biện xã hội còn nhiều bất cập, lúng túng...
Để nâng cao chất lượng công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ các cấp trong thời gian tới, phát huy vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, trong đó tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp sau:
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản chỉ đạo của Trung ương và Tỉnh ủy để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, của cán bộ, đảng viên về công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội. Định kỳ sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, nhân rộng các mô hình tốt, cách làm hay ở các địa phương.
Tiếp tục đề ra giải pháp để nâng cao công tác giám sát, phản biện xã hội thông qua việc phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND, các Ban HĐND về việc thực hiện các chương trình, nhiệm vụ trọng tâm về phát triển kinh tế - xã hội; hoạt động giám sát chuyên đề của MTTQ các cấp; vai trò của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng.
Chủ động đề nghị các cơ quan Nhà nước cung cấp các quyết định, chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến quyền và lợi ích của Nhân dân để lựa chọn nội dung, xây dựng chương trình kế hoạch giám sát, phản biện xã hội hằng năm có trọng tâm, trọng điểm.
Mặt trận Tổ quốc các cấp phối hợp các tổ chức thành viên tiếp tục tổ chức góp ý và tập hợp ý kiến các tầng lớp nhân dân về xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền theo Đề án của Mặt trận Trung ương. Tiếp tục tham mưu, phối hợp với cấp ủy đảng, chính quyền tổ chức đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cùng cấp với Nhân dân.
Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ, giao lưu học hỏi kinh nghiệm về giám sát và phản biện xã hội.
Theo dõi, giám sát việc tiếp thu và khắc phục những hạn chế, tồn tại của các đơn vị được giám sát để bảo đảm hiệu quả trong thực hiện./.
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp với Sở Nội vụ giám sát về “Tinh thần trách nhiệm, thái độ giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình giải quyết công việc cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014 - 2015”; phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện Chương trình “Tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trong 2 năm (2014 - 2015)”; giám sát chuyên đề “Thực trạng và kết quả dạy nghề cho lao động nông thôn” theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ tại 8 xã điểm xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Hội Nông dân tỉnh giám sát việc “Thực hiện hợp đồng thu mua lúa, nếp giữa doanh nghiệp và nông dân thông qua hợp tác xã vụ Đông Xuân 2014 - 2015 theo Quyết định số 62 của Thủ tướng Chính phủ tại huyện Phú Tân và Thoại Sơn... Qua giám sát, đã báo cáo cấp ủy, đề xuất, kiến nghị UBND tỉnh và các ngành chức năng có giải pháp khắc phục những hạn chế, tồn tại trong quá trình thực hiện, góp phần thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, kế hoạch đã đề ra.
Để rút kinh nghiệm trong thực hiện giám sát và phản biện xã hội, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã hướng dẫn thực hiện điểm tại 04 đơn vị: thành phố Long Xuyên, huyện Chợ Mới, Tịnh Biên và Châu Phú, trong đó: MTTQ huyện Tịnh Biên giám sát việc công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2014 và việc thực hiện chính sách mua bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số; huyện Châu Phú giám sát công tác hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động Thanh tra nhân dân và giám sát đầu tư của cộng đồng; huyện Chợ Mới tham gia góp ý văn kiện Đại hội Đảng các cấp; phối hợp tổ chức diễn đàn “Nói dân nghe - nghe dân nói” định kỳ hằng quý với các cấp ủy, chính quyền...
Mặt trận Tổ quốc tỉnh thường xuyên phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực HĐND, các ban HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội, việc chấp hành và thực hiện pháp luật trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; thực hiện tiêu chí xây dựng nông thôn mới...
Trong hoạt động phản biện xã hội: Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở đã tổ chức 557 cuộc hội nghị, tọa đàm góp ý đối với dự thảo văn kiện Đại hội Đảng bộ các cấp trong tỉnh và dự thảo các văn kiện Đại hội XII của Đảng với sự tham gia của gần 22.158 người, đã có 955 lượt ý kiến đóng góp.
Trong công tác tham gia góp ý xây dựng đảng, xây dựng chính quyền: Mặt trận Tổ quốc các cấp thường xuyên tập hợp ý kiến tâm tư, nguyện vọng và những vấn đề bức xúc của cử tri và Nhân dân địa phương kịp thời báo cáo với cấp ủy đảng và kiến nghị với HĐND, UBND tại các cuộc họp báo định kỳ, các kỳ họp HĐND, UBND thông qua Thông báo Mặt trận tham gia xây dựng chính quyền.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giám sát và phản biện xã hội vẫn còn không ít khó khăn, hiệu quả chưa cao; kinh nghiệm, năng lực chuyên môn, kiến thức của cán bộ Mặt trận còn nhiều hạn chế nhất là ở cấp huyện và cơ sở; công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng với Mặt trận để phát huy tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội có lúc, có nơi chưa được quan tâm đúng mức; các văn bản hướng dẫn và cụ thể hóa công tác phản biện xã hội còn nhiều bất cập, lúng túng...
Để nâng cao chất lượng công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ các cấp trong thời gian tới, phát huy vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, trong đó tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp sau:
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản chỉ đạo của Trung ương và Tỉnh ủy để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, của cán bộ, đảng viên về công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội. Định kỳ sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, nhân rộng các mô hình tốt, cách làm hay ở các địa phương.
Tiếp tục đề ra giải pháp để nâng cao công tác giám sát, phản biện xã hội thông qua việc phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND, các Ban HĐND về việc thực hiện các chương trình, nhiệm vụ trọng tâm về phát triển kinh tế - xã hội; hoạt động giám sát chuyên đề của MTTQ các cấp; vai trò của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng.
Chủ động đề nghị các cơ quan Nhà nước cung cấp các quyết định, chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến quyền và lợi ích của Nhân dân để lựa chọn nội dung, xây dựng chương trình kế hoạch giám sát, phản biện xã hội hằng năm có trọng tâm, trọng điểm.
Mặt trận Tổ quốc các cấp phối hợp các tổ chức thành viên tiếp tục tổ chức góp ý và tập hợp ý kiến các tầng lớp nhân dân về xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền theo Đề án của Mặt trận Trung ương. Tiếp tục tham mưu, phối hợp với cấp ủy đảng, chính quyền tổ chức đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cùng cấp với Nhân dân.
Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ, giao lưu học hỏi kinh nghiệm về giám sát và phản biện xã hội.
Theo dõi, giám sát việc tiếp thu và khắc phục những hạn chế, tồn tại của các đơn vị được giám sát để bảo đảm hiệu quả trong thực hiện./.
Ủy ban MTTQVN tỉnh