Những điểm mới về đối ngoại trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng
- Được đăng: Thứ ba, 26 Tháng 7 2016 14:22
- Lượt xem: 3208
(TGAG)- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra từ ngày 20 đến ngày 28-1-2016 tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội đã thông qua các văn kiện quan trọng không trong giai đoạn trước mắt mà còn có ý nghĩa chiến lược lâu dài đối với sự phát triển của nước ta. Nói về nhiệm vụ đối ngoại, trong phần đánh giá về thành tựu, văn kiện nhấn mạnh, nhiệm kỳ qua, cùng với những thành tựu vượt bậc của công cuộc đổi mới đất nước, hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế của nước ta đã đạt được 4 kết quả quan trọng, đó là:
- Tạo môi trường hòa bình thuận lợi cho phát triển.
- Góp phần tiếp tục giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
- Quan hệ đối ngoại được mở rộng và đi vào chiều sâu, thiết lập các mối quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện.
- Hội nhập quốc tế được đẩy mạnh.
Bên cạnh đó, Văn kiện cũng chỉ ra những hạn chế trong công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế nhiệm kỳ vừa qua. Trong đó có 5 hạn chế cơ bản: Hiệu quả chưa cao; Chưa hạn chế được tác động tiêu cực của hội nhập quốc tế; Nhận thức và chỉ đạo chưa theo kịp tình hình; Công tác phối hợp chưa tốt; Công tác nghiên cứu còn hạn chế.
Văn kiện đại hội XII cũng đã định ra đường lối mới, kế thừa những nội dung cơ bản của đường lối đối ngoại được thông qua tại các kỳ đại hội trước, đặc biệt là Đại hội XI, và có những bổ sung, phát triển mới:
Thứ nhất, nhiệm vụ đối ngoại được nêu như một thành tố của Chủ đề Đại hội. Bên cạnh bốn thành tố của chủ đề Đại hội XI là: Sự lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, sức mạnh toàn dân tộc, công cuộc đổi mới và mục tiêu tổng quát, chủ đề Đại hội XII bổ sung thành tố thứ năm: “Bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định”.
Thứ hai, công tác đối ngoại trong nhiệm kỳ 2011 - 2016 được đánh giá sâu hơn. Trong văn kiện Đại hội XI và các đại hội trước, nội dung này được nêu khái quát trong phần đánh giá chung trên tất cả các mặt. Văn kiện Đại hội lần này nêu rõ thành tựu, nguyên nhân và hạn chế của quá trình triển khai đường lối đối ngoại.
Thứ ba, mục tiêu đối ngoại được đề cập rõ hơn và ở mức cao nhất. Mục tiêu đối ngoại “vì lợi ích quốc gia, dân tộc” được nêu lần đầu trong Văn kiện Đại hội XI. Văn kiện Đại hội XII làm rõ hơn và phát triển thành “Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi”.
Thứ tư, phương châm chỉ đạo các hoạt động đối ngoại được nêu rõ hơn. Trước khi nêu các nhiệm vụ đối ngoại, Văn kiện chỉ rõ phương châm thực hiện nhiệm vụ là “vừa hợp tác, vừa đấu tranh”.
Thứ năm, quan điểm chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc được nêu cụ thể hơn. Khác văn kiện Đại hội XI, Văn kiện Đại hội XII nêu rõ quan điểm: “Kiên quyết, kiên trì” khi triển khai nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Thứ sáu, các quan điểm chỉ đạo, định hướng lớn đối với quá trình hội nhập quốc tế được nêu rõ. Phát triển định hướng hội nhập quốc tế được nêu trong Văn kiện Đại hội XI, Văn kiện Đại hội XII nêu rõ những quan điểm chỉ đạo, các định hướng lớn đối với hội nhập quốc tế trong tất cả các lĩnh vực.
Thứ bảy, công tác đối ngoại đa phương được nhấn mạnh. Văn kiện chỉ rõ định hướng về công tác đối ngoại đa phương là: “Chủ động và tích cực đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương”; “Chủ động tham gia và phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là ASEAN và Liên hợp quốc”.
Thứ tám, thuật ngữ “đối ngoại Nhân dân” được dùng thay cho “ngoại giao Nhân dân”, thể hiện rõ hơn vị trí, vai trò và phạm vi của công tác này trong tổng thể các hoạt động đối ngoại của đất nước.
Văn kiện cũng đề ra những định hướng lớn cho công tác đối ngoại 5 năm tới và các năm tiếp theo bao gồm:
Một là, Nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tiếp tục đưa các mối quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu... Chủ động và tích cực đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương. Với định hướng này, việc nâng cao hiệu quả đòi hỏi mọi hoạt động đối ngoại phải được hoạch định và triển khai trên cơ sở tính kỹ kết quả phục vụ các mục tiêu đối ngoại với mức độ sử dụng ít nhất các nguồn lực. Đưa quan hệ đi vào chiều sâu tức là gia tăng mức độ đan xen lợi ích mọi mặt giữa nước ta với các đối tác; nâng cao số lượng và mức độ hiệu quả của các cơ chế hợp tác giữa ta với các đối tác; tăng cường mức độ tin cậy lẫn nhau. Trong các hoạt động đa phương, cần chủ động, tích cực để đóng góp vào những vấn đề lớn, có tầm “định hình” các thể chế khu vực, liên khu vực và toàn cầu.
Hai là, Kiên quyết đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu, hành động can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và ổn định chính trị của đất nước.
Ba là, Tiếp tục hoàn thành việc phân định biên giới trên bộ, thúc đẩy giải quyết các vấn đề trên biển trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và quy tắc ứng xử của khu vực. Trong các quy tắc ứng xử của khu vực nêu trong định hướng này, quan trọng nhất là Hiệp định Thân thiện và Hợp tác ở Đông - Nam Á (TAC) và Quy tắc về Cách ứng xử của Các bên liên quan ở Biển Đông (DOC).
Bốn là, thứ tự ưu tiên trong quan hệ với các đối tác là các nước láng giềng, các đối tác lớn, đối tác quan trọng. Định hướng này nhấn mạnh yêu cầu phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị truyền thống với Lào, Cam-pu-chia và Trung Quốc. Các đối tác lớn, đối tác quan trọng là những đối tác có tiềm lực lớn, quan hệ của nước ta với họ có ý nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển và bảo vệ an ninh của đất nước ta.
Năm là, hoạt động trong ASEAN thì “Chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước ASEAN xây dựng Cộng đồng vững mạnh”. Theo đó, phải nhận thức rõ tầm quan trọng của ASEAN trong tổng thể các hoạt động đối ngoại, coi ASEAN là vành đai an ninh trực tiếp của đất nước, là ngôi nhà chung của mình.
Sáu là, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế để giảm các tác động tiêu cực của hội nhập và hiện thực hóa các cơ hội mà hội nhập quốc tế mang lại.
Bảy là, tăng cường công tác nghiên cứu, công tác bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ đối ngoại và công tác tuyên truyền đối ngoại.
Tám là, mở rộng, làm sâu sắc hơn và nâng cao hiệu quả quan hệ đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại Nhân dân.
Chín là, bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại; tăng cường sự phối hợp giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại Nhân dân, giữa ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa; giữa đối ngoại với quốc phòng, an ninh.
Trên đây là những điểm mới và những định hướng lớn cho công tác đối ngoại 5 năm tới và các năm tiếp theo của đường lối đối ngoại trong Văn kiện Đại hội XII. Để thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại của Đảng, trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, cần phải khẩn trương quán triệt, cụ thể hóa đường lối thành chính sách, xây dựng và triển khai các kế hoạch hành động cụ thể để thúc đẩy quan hệ với từng đối tác, trong từng lĩnh vực; đồng thời, sẵn sàng các phương án đối phó với những diễn biến bất lợi của tình hình.
Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, với đường lối đối ngoại thời kỳ Đổi mới được thực tế kiểm nghiệm 30 năm qua và với nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, chúng ta tin tưởng vững chắc rằng đối ngoại sẽ tiếp tục đạt được những thành tựu mới, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
- Góp phần tiếp tục giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
- Quan hệ đối ngoại được mở rộng và đi vào chiều sâu, thiết lập các mối quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện.
- Hội nhập quốc tế được đẩy mạnh.
Bên cạnh đó, Văn kiện cũng chỉ ra những hạn chế trong công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế nhiệm kỳ vừa qua. Trong đó có 5 hạn chế cơ bản: Hiệu quả chưa cao; Chưa hạn chế được tác động tiêu cực của hội nhập quốc tế; Nhận thức và chỉ đạo chưa theo kịp tình hình; Công tác phối hợp chưa tốt; Công tác nghiên cứu còn hạn chế.
Văn kiện đại hội XII cũng đã định ra đường lối mới, kế thừa những nội dung cơ bản của đường lối đối ngoại được thông qua tại các kỳ đại hội trước, đặc biệt là Đại hội XI, và có những bổ sung, phát triển mới:
Thứ nhất, nhiệm vụ đối ngoại được nêu như một thành tố của Chủ đề Đại hội. Bên cạnh bốn thành tố của chủ đề Đại hội XI là: Sự lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, sức mạnh toàn dân tộc, công cuộc đổi mới và mục tiêu tổng quát, chủ đề Đại hội XII bổ sung thành tố thứ năm: “Bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định”.
Thứ hai, công tác đối ngoại trong nhiệm kỳ 2011 - 2016 được đánh giá sâu hơn. Trong văn kiện Đại hội XI và các đại hội trước, nội dung này được nêu khái quát trong phần đánh giá chung trên tất cả các mặt. Văn kiện Đại hội lần này nêu rõ thành tựu, nguyên nhân và hạn chế của quá trình triển khai đường lối đối ngoại.
Thứ ba, mục tiêu đối ngoại được đề cập rõ hơn và ở mức cao nhất. Mục tiêu đối ngoại “vì lợi ích quốc gia, dân tộc” được nêu lần đầu trong Văn kiện Đại hội XI. Văn kiện Đại hội XII làm rõ hơn và phát triển thành “Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi”.
Thứ tư, phương châm chỉ đạo các hoạt động đối ngoại được nêu rõ hơn. Trước khi nêu các nhiệm vụ đối ngoại, Văn kiện chỉ rõ phương châm thực hiện nhiệm vụ là “vừa hợp tác, vừa đấu tranh”.
Thứ năm, quan điểm chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc được nêu cụ thể hơn. Khác văn kiện Đại hội XI, Văn kiện Đại hội XII nêu rõ quan điểm: “Kiên quyết, kiên trì” khi triển khai nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Thứ sáu, các quan điểm chỉ đạo, định hướng lớn đối với quá trình hội nhập quốc tế được nêu rõ. Phát triển định hướng hội nhập quốc tế được nêu trong Văn kiện Đại hội XI, Văn kiện Đại hội XII nêu rõ những quan điểm chỉ đạo, các định hướng lớn đối với hội nhập quốc tế trong tất cả các lĩnh vực.
Thứ bảy, công tác đối ngoại đa phương được nhấn mạnh. Văn kiện chỉ rõ định hướng về công tác đối ngoại đa phương là: “Chủ động và tích cực đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương”; “Chủ động tham gia và phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là ASEAN và Liên hợp quốc”.
Thứ tám, thuật ngữ “đối ngoại Nhân dân” được dùng thay cho “ngoại giao Nhân dân”, thể hiện rõ hơn vị trí, vai trò và phạm vi của công tác này trong tổng thể các hoạt động đối ngoại của đất nước.
Văn kiện cũng đề ra những định hướng lớn cho công tác đối ngoại 5 năm tới và các năm tiếp theo bao gồm:
Một là, Nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tiếp tục đưa các mối quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu... Chủ động và tích cực đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương. Với định hướng này, việc nâng cao hiệu quả đòi hỏi mọi hoạt động đối ngoại phải được hoạch định và triển khai trên cơ sở tính kỹ kết quả phục vụ các mục tiêu đối ngoại với mức độ sử dụng ít nhất các nguồn lực. Đưa quan hệ đi vào chiều sâu tức là gia tăng mức độ đan xen lợi ích mọi mặt giữa nước ta với các đối tác; nâng cao số lượng và mức độ hiệu quả của các cơ chế hợp tác giữa ta với các đối tác; tăng cường mức độ tin cậy lẫn nhau. Trong các hoạt động đa phương, cần chủ động, tích cực để đóng góp vào những vấn đề lớn, có tầm “định hình” các thể chế khu vực, liên khu vực và toàn cầu.
Hai là, Kiên quyết đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu, hành động can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và ổn định chính trị của đất nước.
Ba là, Tiếp tục hoàn thành việc phân định biên giới trên bộ, thúc đẩy giải quyết các vấn đề trên biển trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và quy tắc ứng xử của khu vực. Trong các quy tắc ứng xử của khu vực nêu trong định hướng này, quan trọng nhất là Hiệp định Thân thiện và Hợp tác ở Đông - Nam Á (TAC) và Quy tắc về Cách ứng xử của Các bên liên quan ở Biển Đông (DOC).
Bốn là, thứ tự ưu tiên trong quan hệ với các đối tác là các nước láng giềng, các đối tác lớn, đối tác quan trọng. Định hướng này nhấn mạnh yêu cầu phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị truyền thống với Lào, Cam-pu-chia và Trung Quốc. Các đối tác lớn, đối tác quan trọng là những đối tác có tiềm lực lớn, quan hệ của nước ta với họ có ý nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển và bảo vệ an ninh của đất nước ta.
Năm là, hoạt động trong ASEAN thì “Chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước ASEAN xây dựng Cộng đồng vững mạnh”. Theo đó, phải nhận thức rõ tầm quan trọng của ASEAN trong tổng thể các hoạt động đối ngoại, coi ASEAN là vành đai an ninh trực tiếp của đất nước, là ngôi nhà chung của mình.
Sáu là, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế để giảm các tác động tiêu cực của hội nhập và hiện thực hóa các cơ hội mà hội nhập quốc tế mang lại.
Bảy là, tăng cường công tác nghiên cứu, công tác bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ đối ngoại và công tác tuyên truyền đối ngoại.
Tám là, mở rộng, làm sâu sắc hơn và nâng cao hiệu quả quan hệ đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại Nhân dân.
Chín là, bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại; tăng cường sự phối hợp giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại Nhân dân, giữa ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa; giữa đối ngoại với quốc phòng, an ninh.
Trên đây là những điểm mới và những định hướng lớn cho công tác đối ngoại 5 năm tới và các năm tiếp theo của đường lối đối ngoại trong Văn kiện Đại hội XII. Để thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại của Đảng, trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, cần phải khẩn trương quán triệt, cụ thể hóa đường lối thành chính sách, xây dựng và triển khai các kế hoạch hành động cụ thể để thúc đẩy quan hệ với từng đối tác, trong từng lĩnh vực; đồng thời, sẵn sàng các phương án đối phó với những diễn biến bất lợi của tình hình.
Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, với đường lối đối ngoại thời kỳ Đổi mới được thực tế kiểm nghiệm 30 năm qua và với nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, chúng ta tin tưởng vững chắc rằng đối ngoại sẽ tiếp tục đạt được những thành tựu mới, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY