“Lệch chuẩn văn hóa”
- Được đăng: Thứ sáu, 07 Tháng 2 2020 19:51
- Lượt xem: 2835
(TUAG)- Nói tục, chửi thề (chửi tục) hiện nay trong xã hội không chỉ cá biệt mà xảy ra ở nhiều người, trong mọi lúc, mọi nơi, mọi trạng thái; bậc cha mẹ chửi tục trước con cái, giới nữ cũng chửi tục, nghệ sỹ diễn trên sân khấu chửi tục, đáng chú ý là số đông giới trẻ, học sinh chửi tục… một trào lưu đáng báo động!
Ai cũng biết chửi tục là sử dụng những ngôn từ xấu, lời lẽ thiếu tế nhị, thô lỗ chẳng hay ho gì trong giao tiếp làm xấu chính bản thân mình, gây khó chịu cho những người xung quanh, có khi còn xúc phạm đến người khác, nhiều trường hợp dẫn đến xung đột, xảy ra án mạng từ chửi tục.
Chửi tục có từ đâu, tại sao lại thốt ra đầu câu chuyện? Có người cho rằng chửi tục là do sự ức chế của cá nhân mà ra, chửi vu vơ chẳng mục đích gì, chửi để xả stress dần thành ngôn từ quen thuộc của bản thân, lan ra cộng đồng; đối với giới trẻ là để thể hiện sự “mạnh mẽ”, “cá tính”, “phong cách” dẫn đến mất kiểm soát, xâm tay xâm chân mà không chửi tục thì không phải là “anh chị”; do nghe nhiều,quen tai rồi nhiễm tục lúc nào chẳng hay, một câu, hai câu đều chửi;do sự tò mò, hiếu kỳ từ phim ảnh, trang mạng xã hội xấu; hài mà không xen nói tục, chửi thề thì không “cười” được; điều đáng lưu ý hiện nay sự giáo dưỡng của gia đình “thuần phong mỹ tục”, sự “nắn nót” từng chữ, từng lời của thầy cô trong nhà trường, sự gương mẫu của người lớn ngoài xã hội…bị phai nhạt.
Điều muốn nói trong nhiều năm qua việc “xây dựng đời sống văn hóa mới trong dân cư” được đánh giá kết quả với nhiều gia đình, khóm - ấp và xã- phường“đạt chuẩn văn hóa” nhưng sao lại có nhiều người “lệch chuẩn văn hóa”tăng nhanh như vậy? Phải chăng do chỉ quan tâm, đề cao những vấn đề vĩ mô, chú trọng rèn luyện lý tưởng, lẽ sống mà không thấy rằng, lẽ ra, trước tiên, cần phải bắt đầu từ việc uốn nắn hành vi nhỏ nhặt như lời ăn tiếng nói, thói quen ứng xử của từng cá nhân?
Có nhà nghiên cứu văn hóa đã lên tiếng: “Hiện tượng nói tục, chửi bậy tràn lan khiến xã hội thêm ngổn ngang, nó như rác rưởi làm cho cộng đồng kém phần văn minh, là tiền đề dẫn đến một xã hội ưa chuộng bạo lực. Nguy hiểm hơn, khi người lớn có thói quen ứng xử tục tĩu, không theo khuôn thước thì sẽ tạo ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Lối nói tục của người lớn sẽ hằn trong trí não của con trẻ, đeo đuổi chúng cho đến khi trưởng thành và có khả năng chi phối mạnh mẽ đến cách ứng xử trong tương lai, ảnh hưởng xấu tới quá trình hình thành nhân cách”.
Vấn đề đáng báo động, đòi hỏi phải có ngay những biện pháp căn cơ để hạn chế, đẩy lùi với sự chung tay của toàn xã hội. Mọi tổ chức và cá nhân đều trong cuộc,phải là nội dung chính trong xây dựng đời sống văn hóa gia đình và xã hội hiện nay. Trường học và gia đình phải tăng cường giáo dục, quản lý con cái, người lớn phải là tấm gương để giới trẻ noi theo. Tập trung xây dựng để mỗi người tự ý thức được tác hại của chửi tục để điều chỉnh lại cách giao tiếp, ứng xử của bản thân. Phải biết học cách giao tiếp hòa nhã, lịch thiệp, hiếu thảo, kính trên nhường dưới mà Tổ tiên đã dạy và phải biết giữ gìn sự trong sáng của Tiếng việt./.
Lê Hồng Khâm
Ai cũng biết chửi tục là sử dụng những ngôn từ xấu, lời lẽ thiếu tế nhị, thô lỗ chẳng hay ho gì trong giao tiếp làm xấu chính bản thân mình, gây khó chịu cho những người xung quanh, có khi còn xúc phạm đến người khác, nhiều trường hợp dẫn đến xung đột, xảy ra án mạng từ chửi tục.
Chửi tục có từ đâu, tại sao lại thốt ra đầu câu chuyện? Có người cho rằng chửi tục là do sự ức chế của cá nhân mà ra, chửi vu vơ chẳng mục đích gì, chửi để xả stress dần thành ngôn từ quen thuộc của bản thân, lan ra cộng đồng; đối với giới trẻ là để thể hiện sự “mạnh mẽ”, “cá tính”, “phong cách” dẫn đến mất kiểm soát, xâm tay xâm chân mà không chửi tục thì không phải là “anh chị”; do nghe nhiều,quen tai rồi nhiễm tục lúc nào chẳng hay, một câu, hai câu đều chửi;do sự tò mò, hiếu kỳ từ phim ảnh, trang mạng xã hội xấu; hài mà không xen nói tục, chửi thề thì không “cười” được; điều đáng lưu ý hiện nay sự giáo dưỡng của gia đình “thuần phong mỹ tục”, sự “nắn nót” từng chữ, từng lời của thầy cô trong nhà trường, sự gương mẫu của người lớn ngoài xã hội…bị phai nhạt.
Điều muốn nói trong nhiều năm qua việc “xây dựng đời sống văn hóa mới trong dân cư” được đánh giá kết quả với nhiều gia đình, khóm - ấp và xã- phường“đạt chuẩn văn hóa” nhưng sao lại có nhiều người “lệch chuẩn văn hóa”tăng nhanh như vậy? Phải chăng do chỉ quan tâm, đề cao những vấn đề vĩ mô, chú trọng rèn luyện lý tưởng, lẽ sống mà không thấy rằng, lẽ ra, trước tiên, cần phải bắt đầu từ việc uốn nắn hành vi nhỏ nhặt như lời ăn tiếng nói, thói quen ứng xử của từng cá nhân?
Có nhà nghiên cứu văn hóa đã lên tiếng: “Hiện tượng nói tục, chửi bậy tràn lan khiến xã hội thêm ngổn ngang, nó như rác rưởi làm cho cộng đồng kém phần văn minh, là tiền đề dẫn đến một xã hội ưa chuộng bạo lực. Nguy hiểm hơn, khi người lớn có thói quen ứng xử tục tĩu, không theo khuôn thước thì sẽ tạo ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Lối nói tục của người lớn sẽ hằn trong trí não của con trẻ, đeo đuổi chúng cho đến khi trưởng thành và có khả năng chi phối mạnh mẽ đến cách ứng xử trong tương lai, ảnh hưởng xấu tới quá trình hình thành nhân cách”.
Vấn đề đáng báo động, đòi hỏi phải có ngay những biện pháp căn cơ để hạn chế, đẩy lùi với sự chung tay của toàn xã hội. Mọi tổ chức và cá nhân đều trong cuộc,phải là nội dung chính trong xây dựng đời sống văn hóa gia đình và xã hội hiện nay. Trường học và gia đình phải tăng cường giáo dục, quản lý con cái, người lớn phải là tấm gương để giới trẻ noi theo. Tập trung xây dựng để mỗi người tự ý thức được tác hại của chửi tục để điều chỉnh lại cách giao tiếp, ứng xử của bản thân. Phải biết học cách giao tiếp hòa nhã, lịch thiệp, hiếu thảo, kính trên nhường dưới mà Tổ tiên đã dạy và phải biết giữ gìn sự trong sáng của Tiếng việt./.
Lê Hồng Khâm