Cần nắm vững các mối quan hệ lớn!
- Được đăng: Thứ năm, 30 Tháng 7 2020 13:13
- Lượt xem: 3940
(TUAG)- Đại hội XIII có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đại hội diễn ra vào thời điểm toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta thực hiện thực hiện thắng lợi nhiều chủ trương, mục tiêu và nhiệm vụ được xác định trong Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; trải qua 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, trong đó có 10 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011), 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020. Đại hội có nhiệm vụ kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XII gắn với đánh giá tổng quát tiến trình đổi mới, quyết định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ 5, 10 năm tới và tầm nhìn đến năm 2045.
Riêng về thực hiện Cương lĩnh: Năm 2011, lần đầu tiên, trong Cương lĩnh (bổ sung, phát triển) Đảng ta đã khẳng định: “Từ nay đến giữa thế kỷ XXI, toàn Đảng, toàn dân ta phải ra sức phấn đấu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Trong toàn bộ quá trình đó phải đặc biệt chú trọng nắm vững và giải quyết tốt các mối quan hệ lớn: Quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ;... Không phiến diện, cực đoan, duy ý chí”. Đại hội XII của Đảng điều chỉnh mối quan hệ “giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa” thành mối quan hệ “giữa tuân theo các quy luật của thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa” và bổ sung mối quan hệ “giữa Nhà nước và thị trường”; Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII đã phát triển thành mối quan hệ “giữa Nhà nước, thị trường và xã hội”.
Đến nay sự nhận thức về mối quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển của Đảng ta ngày càng đầy đủ và sâu sắc hơn theo nguyên tắc: Đổi mới là động lực, là phương thức - Ổn định là điều kiện - Phát triển là mục tiêu. Phải lấy mục tiêu để định hướng đổi mới và ổn định. Vì vậy, trong quá trình thực hiện Cương lĩnh, một mặt Đảng lãnh đạo để thực hiện có hiệu quả hơn từng thành tố đổi mới, ổn định và phát triển; mặt khác, đã chú trọng hơn lãnh đạo giải quyết đồng bộ, hài hòa hơn giữa các thành tố này.
Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XIII đã nêu: Tiếp tục nắm vững và xử lý tốt các quan hệ lớn: Quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa tuân theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; giữa Nhà nước, thị trường và xã hội; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ; giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội. Dự thảo còn nhấn mạnh: Trong nhận thức và giải quyết các quan hệ lớn, cần chú trọng hơn đến bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp; phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường; bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữ vững độc lập, tự chủ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Quá trình thảo luận, đóng góp cho nội dung các văn kiện trình Đại hội XIII, mỗi đảng viên và cán bộ cần nghiên cứu sâu sắc cơ sở lý luận của từng vấn đề gắn với liên hệ thực tế tình hình của địa phương, đơn vị mình công tác và sinh hoạt nhằm có được ý kiến góp phần tổng kết thực tiễn, bổ sung, hoàn chỉnh các văn kiện để nó thật sự là trí tuệ của toàn Đảng./.
Sự thật
Riêng về thực hiện Cương lĩnh: Năm 2011, lần đầu tiên, trong Cương lĩnh (bổ sung, phát triển) Đảng ta đã khẳng định: “Từ nay đến giữa thế kỷ XXI, toàn Đảng, toàn dân ta phải ra sức phấn đấu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Trong toàn bộ quá trình đó phải đặc biệt chú trọng nắm vững và giải quyết tốt các mối quan hệ lớn: Quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ;... Không phiến diện, cực đoan, duy ý chí”. Đại hội XII của Đảng điều chỉnh mối quan hệ “giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa” thành mối quan hệ “giữa tuân theo các quy luật của thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa” và bổ sung mối quan hệ “giữa Nhà nước và thị trường”; Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII đã phát triển thành mối quan hệ “giữa Nhà nước, thị trường và xã hội”.
Đến nay sự nhận thức về mối quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển của Đảng ta ngày càng đầy đủ và sâu sắc hơn theo nguyên tắc: Đổi mới là động lực, là phương thức - Ổn định là điều kiện - Phát triển là mục tiêu. Phải lấy mục tiêu để định hướng đổi mới và ổn định. Vì vậy, trong quá trình thực hiện Cương lĩnh, một mặt Đảng lãnh đạo để thực hiện có hiệu quả hơn từng thành tố đổi mới, ổn định và phát triển; mặt khác, đã chú trọng hơn lãnh đạo giải quyết đồng bộ, hài hòa hơn giữa các thành tố này.
Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XIII đã nêu: Tiếp tục nắm vững và xử lý tốt các quan hệ lớn: Quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa tuân theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; giữa Nhà nước, thị trường và xã hội; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ; giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội. Dự thảo còn nhấn mạnh: Trong nhận thức và giải quyết các quan hệ lớn, cần chú trọng hơn đến bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp; phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường; bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữ vững độc lập, tự chủ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Quá trình thảo luận, đóng góp cho nội dung các văn kiện trình Đại hội XIII, mỗi đảng viên và cán bộ cần nghiên cứu sâu sắc cơ sở lý luận của từng vấn đề gắn với liên hệ thực tế tình hình của địa phương, đơn vị mình công tác và sinh hoạt nhằm có được ý kiến góp phần tổng kết thực tiễn, bổ sung, hoàn chỉnh các văn kiện để nó thật sự là trí tuệ của toàn Đảng./.
Sự thật