Ấm lòng với mô hình “Kho gạo tình thương”
- Được đăng: Thứ sáu, 19 Tháng 4 2019 09:58
- Lượt xem: 1965
(TGAG)- Xuất phát từ việc phải đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để tập hợp chị em phụ nữ phát triển tổ chức Hội vững mạnh gắn với thực hiện Nghị quyết Đảng bộ về xây dựng mô hình thiết thực, hiệu quả nhắm đẩy mạnh việc “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Cái Dầu (Châu Phú) đã vận động xây dựng mô hình “Kho gạo tình thương” đặt tại văn phòng ấp Bình Nghĩa nhằm đoàn kết chị em phụ nữ cùng tương thân, tương ái hỗ trợ giúp nhau vươn lên xóa đói giảm nghèo. “Kho gạo tình thương” chính thức ra mắt nhân dịp kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20/10/2018.
Để kho gạo đi vào hoạt động có nề nếp, Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Cái Dầu quyết định thành lập Ban quản lý kho gạo với 5 thành viên có nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản gạo tránh hư hỏng ẩm mốc đồng thời cấp phát gạo theo quy chế quản lý của mô hình, bà Huỳnh Thanh Hiền- Trưởng ấp Bình Nghĩa được giao nhiệm vụ Trưởng ban quản lý kho gạo.
Đến tháng 4 năm 2019, sau 6 tháng đi vào hoạt động, kho gạo tình thương đã tiếp nhận gần 02 tấn gạo do người dân trong và ngoài địa phương đóng góp qua đó đã cấp phát cho 160 trường hợp chị em phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn và các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn, bà Bùi Thị Hoàng Oanh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Cái Dầu cho biết: “Hiện nay, chỉ tính riêng ở ấp Bình Nghĩa thôi thì trong tổng số 2.555 hội viên trên địa bàn đã có gần 200 hội viên nghèo và cận nghèo rất cần được san sẻ để vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống, tại kho gạo tình thương, hàng tháng đều xét cấp cho khoảng 20 lượt người với số gạo bình quân là 200 ký/tháng”.
Chị Nguyễn Thị Liễu, ở tổ 26 ấp Bình Nghĩa là một trong những hội viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn thường xuyên được Chi hội phụ nữ ấp xét hỗ trợ từ kho gạo tình thương, từ sự chia sẻ này mà gia đình đã trang trải được phần nào khó khăn trước mắt. Chị Liễu tâm sự: “Gia đình rất khó khăn, được hội Phụ nữ giúp đỡ được một ít gạo nên cũng bớt lo toan hàng ngày, gia đình cũng cố gắng chăm lo làm ăn, mua bán nhỏ để thoát nghèo”. Còn anh Trần Văn Diễn ở tổ 9 ấp Bình Nghĩa là hộ cận nghèo trong ấp cũng chia sẻ: “Gia đình tôi rất cảm ơn chính quyền, Hội phụ nữ và Ban ấp đã thường xuyên giúp đỡ gạo từ “Kho gạo tình thương” này giúp cho gia đình giảm bớt khó khăn trong cuộc sống hàng ngày”.
Bà Huỳnh Thanh Hiền - Trưởng ấp Bình Nghĩa, người phụ trách quản lý “Kho gạo tình tương” cho biết: Sau khi ra mắt mô hình, nhiều chị em có điều kiện kinh tế và người dân trong và ngoài địa phương đến đóng góp rất nhiều, hàng ngày luôn có người đến đóng góp vào “kho gạo tình thương”, có thể kể như chị Nguyễn Thị Thanh Thủy ở ấp Bình Nghĩa hàng tháng chị đều ủng hộ cho “Kho gạo tình thương” khi thì 20 ký, lúc 100 ký nhiều nhất là 210 ký, chị nói: “tương thân tương ái là đạo lý của dân tộc mình, chia sẻ cùng người khó khăn, hoạn nạn để lòng hướng thiện”, hay ông Trần Văn Quang cùng ngụ ấp Bình Nghĩa cũng thường xuyên đóng góp cho “kho gạo”. Bà Huỳnh Thanh Hiền cho biết thêm: “Lúc đầu chỉ giúp cho hội viên phụ nữ nghèo nhưng hiện nay do số lượng đóng góp ngày càng nhiều nên đã mở rộng đối tượng, lúc nào kho gạo cũng luôn sẵn sàng để chia sẻ cho người nghèo, cận nghèo, những hoàn cảnh khó khăn đột xuất, những mảnh đời cơ nhỡ” những tháng vừa qua kho gạo đã cấp đột xuất gần 200 ký gạo cho các chị bán vé số gặp khó khăn, hoặc người nghèo ở xã Bình Long, Bình Mỹ, Vĩnh Thạnh Trung khi đến đây cũng đều được giúp đỡ.
Như vậy chỉ trong thời gian ngắn, “kho gạo tình thương” do Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Cái Dầu thành lập đã trở thành nơi kết nối những tấm lòng thiện nguyện và là nơi chia sẻ khó khăn của những người nghèo khó. Bà Bùi Thị Hoàng Oanh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Cái Dầu cho biết: “Lúc đầu khi tiến hành mô hình chỉ chú trong vận động một số hộ khá đóng góp gạo hỗ trợ hộ nghèo. Nhưng sau một thời gian vận động, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền để hội viên và người dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của mô hình nên thu hút đông đảo chị em, bà con nhân dân tham gia đây là điều kiện giúp cho Hội tiếp tục duy trì và nhân rộng mô hình này trong thời gian tới”.
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Cái Dầu, bà Bùi Thị Hoàng Oanh nói rằng: Tâm niệm lời dạy của Bác Hồ “Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm” và cũng để học theo tấm gương thực hành tiết kiệm của Bác, mô hình “Kho gạo tình thương” ra đời xuất phát từ việc “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” tô điểm thêm truyền thống tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc Việt Nam.
Bây giờ thì “Kho gạo tình thương” của Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Cái Dầu đã trở thành địa chỉ thân quen kết nối những tấm lòng vàng vì cộng động và “kho gạo” cũng làm ấm lòng những mảnh đời còn quá nhiều khó khăn trong cuộc sống./.
Để kho gạo đi vào hoạt động có nề nếp, Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Cái Dầu quyết định thành lập Ban quản lý kho gạo với 5 thành viên có nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản gạo tránh hư hỏng ẩm mốc đồng thời cấp phát gạo theo quy chế quản lý của mô hình, bà Huỳnh Thanh Hiền- Trưởng ấp Bình Nghĩa được giao nhiệm vụ Trưởng ban quản lý kho gạo.
Đến tháng 4 năm 2019, sau 6 tháng đi vào hoạt động, kho gạo tình thương đã tiếp nhận gần 02 tấn gạo do người dân trong và ngoài địa phương đóng góp qua đó đã cấp phát cho 160 trường hợp chị em phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn và các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn, bà Bùi Thị Hoàng Oanh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Cái Dầu cho biết: “Hiện nay, chỉ tính riêng ở ấp Bình Nghĩa thôi thì trong tổng số 2.555 hội viên trên địa bàn đã có gần 200 hội viên nghèo và cận nghèo rất cần được san sẻ để vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống, tại kho gạo tình thương, hàng tháng đều xét cấp cho khoảng 20 lượt người với số gạo bình quân là 200 ký/tháng”.
Chị Nguyễn Thị Liễu, ở tổ 26 ấp Bình Nghĩa là một trong những hội viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn thường xuyên được Chi hội phụ nữ ấp xét hỗ trợ từ kho gạo tình thương, từ sự chia sẻ này mà gia đình đã trang trải được phần nào khó khăn trước mắt. Chị Liễu tâm sự: “Gia đình rất khó khăn, được hội Phụ nữ giúp đỡ được một ít gạo nên cũng bớt lo toan hàng ngày, gia đình cũng cố gắng chăm lo làm ăn, mua bán nhỏ để thoát nghèo”. Còn anh Trần Văn Diễn ở tổ 9 ấp Bình Nghĩa là hộ cận nghèo trong ấp cũng chia sẻ: “Gia đình tôi rất cảm ơn chính quyền, Hội phụ nữ và Ban ấp đã thường xuyên giúp đỡ gạo từ “Kho gạo tình thương” này giúp cho gia đình giảm bớt khó khăn trong cuộc sống hàng ngày”.
Bà Huỳnh Thanh Hiền - Trưởng ấp Bình Nghĩa, người phụ trách quản lý “Kho gạo tình tương” cho biết: Sau khi ra mắt mô hình, nhiều chị em có điều kiện kinh tế và người dân trong và ngoài địa phương đến đóng góp rất nhiều, hàng ngày luôn có người đến đóng góp vào “kho gạo tình thương”, có thể kể như chị Nguyễn Thị Thanh Thủy ở ấp Bình Nghĩa hàng tháng chị đều ủng hộ cho “Kho gạo tình thương” khi thì 20 ký, lúc 100 ký nhiều nhất là 210 ký, chị nói: “tương thân tương ái là đạo lý của dân tộc mình, chia sẻ cùng người khó khăn, hoạn nạn để lòng hướng thiện”, hay ông Trần Văn Quang cùng ngụ ấp Bình Nghĩa cũng thường xuyên đóng góp cho “kho gạo”. Bà Huỳnh Thanh Hiền cho biết thêm: “Lúc đầu chỉ giúp cho hội viên phụ nữ nghèo nhưng hiện nay do số lượng đóng góp ngày càng nhiều nên đã mở rộng đối tượng, lúc nào kho gạo cũng luôn sẵn sàng để chia sẻ cho người nghèo, cận nghèo, những hoàn cảnh khó khăn đột xuất, những mảnh đời cơ nhỡ” những tháng vừa qua kho gạo đã cấp đột xuất gần 200 ký gạo cho các chị bán vé số gặp khó khăn, hoặc người nghèo ở xã Bình Long, Bình Mỹ, Vĩnh Thạnh Trung khi đến đây cũng đều được giúp đỡ.
Như vậy chỉ trong thời gian ngắn, “kho gạo tình thương” do Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Cái Dầu thành lập đã trở thành nơi kết nối những tấm lòng thiện nguyện và là nơi chia sẻ khó khăn của những người nghèo khó. Bà Bùi Thị Hoàng Oanh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Cái Dầu cho biết: “Lúc đầu khi tiến hành mô hình chỉ chú trong vận động một số hộ khá đóng góp gạo hỗ trợ hộ nghèo. Nhưng sau một thời gian vận động, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền để hội viên và người dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của mô hình nên thu hút đông đảo chị em, bà con nhân dân tham gia đây là điều kiện giúp cho Hội tiếp tục duy trì và nhân rộng mô hình này trong thời gian tới”.
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Cái Dầu, bà Bùi Thị Hoàng Oanh nói rằng: Tâm niệm lời dạy của Bác Hồ “Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm” và cũng để học theo tấm gương thực hành tiết kiệm của Bác, mô hình “Kho gạo tình thương” ra đời xuất phát từ việc “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” tô điểm thêm truyền thống tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc Việt Nam.
Bây giờ thì “Kho gạo tình thương” của Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Cái Dầu đã trở thành địa chỉ thân quen kết nối những tấm lòng vàng vì cộng động và “kho gạo” cũng làm ấm lòng những mảnh đời còn quá nhiều khó khăn trong cuộc sống./.
Lan Thanh