Cô giáo trẻ học tập và làm theo Bác từ những điều giản dị
- Được đăng: Thứ tư, 08 Tháng 3 2023 15:33
- Lượt xem: 945
(TUAG)- Với bề dày truyền thống lịch sử của bao thế hệ thầy và trò trường THPT Tân Châu đã và đang ghi đậm dấu ấn trong công tác giáo dục và đào tạo với nhiều thành tích nổi bật, trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ giáo viên trẻ, đầy nhiệt huyết với nghề. Đặc biệt, khi trở về chính ngôi trường từng học tập để làm việc và cống hiến lại càng ý nghĩa hơn, đây cũng là cảm nhận của cô Hồ Thị Ngọc Nữ - Tổ trưởng bộ môn Ngữ Văn, trường THPT Tân Châu, thị xã Tân Châu.
Sinh ra và lớn lên trong gia đình làm nông, lại là chị cả trong gia đình, cô Hồ Thị Ngọc Nữ ngay từ nhỏ đã ý thức được trách nhiệm của bản thân mình và luôn là tấm gương để các em noi theo. Đến khi học cấp 2, cô Ngọc Nữ đã nhận ra bản thân có năng khiếu với bộ môn Ngữ Văn, dần dần tình yêu dành cho bộ môn này lớn hơn và hình thành suy nghĩ trong cô là sẽ trở thành giáo viên dạy Văn. Theo cô Ngọc Nữ chia sẻ vì hoàn cảnh gia đình lúc bấy giờ còn khó khăn, nên chọn ngành sư phạm là phù hợp với thời điểm khi ấy, vừa được học chuyên ngành yêu thích, vừa đỡ được phần gánh nặng cho gia đình. Đến năm 2027, cô Ngọc Nữ tốt nghiệp ngành Sư phạm Ngữ Văn trường Đại học An Giang và trở về ngôi trường THPT Tân Châu giảng dạy đến nay, cô Hồ Thị Ngọc Nữ bày tỏ: “Sau 4 năm học đại học, tôi trở về công tác ngay chính cái ngôi trường đã từng gắn bó với tôi, tôi cảm thấy rất là hạnh phúc, bởi vì ngôi trường này từ thời tôi đi học rất là nhiều thầy cô giúp đỡ, hỗ trợ cho tôi. Bây giờ, tôi về tôi phục vụ lại cho trường thì tôi cảm thấy là đây là một cái niềm vui và tôi cũng ráng cố gắng phấn đấu rất là nhiều. Tôi cảm thấy rất là hạnh phúc vì sự lựa chọn đúng đắn của mình, tôi phát huy được sở trường cũng như những năng lực mà mình vốn có. Trong sự gắn bó tình thầy trò, tình đồng nghiệp, tôi cảm nhận được rất là nhiều sự yêu thương, sự tin tưởng của đồng nghiệp, của học trò, dành cho mình, cũng là niềm tự hào, niềm hạnh phúc đối với bản thân tôi”.
Trải qua 16 năm công tác, bản thân cô Ngọc Nữ luôn học hỏi không ngừng, vừa học hỏi từ những thế hệ thầy cô đi trước, vừa tận dụng thế mạnh của một người trẻ để cô tiếp cận được với nhiều phương pháp dạy phù hợp với thực tiễn, như kết hợp hoạt động học nhóm để các em học sinh thoải mái trình bày quan điểm, rèn luyện kĩ năng thuyết trình, vận dụng phương pháp trò chơi, hệ thống câu hỏi trắc nghiệm hay phương pháp trực quan, ứng dụng công nghệ thông tin… nên hầu hết các tiết học của cô luôn để lại ấn tượng và sự yêu thích bộ môn Văn của các em học sinh. Chỉ sau 03 năm giảng dạy khối lớp 10,11, cô Ngọc Nữ đã được phân công giảng dạy khối lớp 12, ngoài ra cô Ngọc Nữ còn phụ trách công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn và mang về những thành tích nhất định như năm 2020 có em học sinh đạt giải Nhì cấp tỉnh, có học sinh tham gia thi học sinh giỏi môn Văn cấp quốc gia. Cô Hồ Thị Ngọc Nữ, Tổ trưởng bộ môn Ngữ Văn chia sẻ thêm: “Chất lượng học sinh giỏi, tiên tiến bộ môn ngày càng nâng cao, đó cũng chính là động lực, niềm vui của những giáo viên dạy Văn như chúng tôi. Đặc biệt là mảng bồi dưỡng học sinh giỏi, tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi nhiều năm nay, tôi cảm thấy rằng chất lượng học sinh giỏi của bộ môn mình ngày càng tăng, và năm nay có em học sinh tham gia vào đội tuyển để thi học sinh giỏi cấp quốc gia, đó là động lực để chúng tôi vượt qua những khó khăn, vất vả, những gánh nặng, áp lực để mà chúng tôi hoàn thành tốt được vai trò là người thầy, người lái đò tri thức của các em”.
Qua từng lời chia sẻ của cô Ngọc Nữ, chúng tôi cảm nhận được ở cô tình yêu nghề cứ lớn dần theo năm tháng, tình cảm dành cho học trò là sự yêu thương, sẻ chia và luôn cố gắng thực hiện hoàn thành thật tốt công tác giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Ngữ Văn tại nhà trường, đối với cô Ngọc Nữ đó cũng là điều cô học tập và làm theo Bác từ điều giản dị được khi “nói đi đôi với làm”, “Đối với việc học tập và làm theo Bác, tôi tâm đắc nhất đó là việc “nói phải đi đôi với làm”. Bởi vì, nói thì ai cũng nói được, thậm chí có người nói hay nói tốt lắm, nhưng làm thì chẳng được bao nhiêu, cho nên tôi nghĩ rằng, khi mình đã nói được thì mình phải làm được, thậm chí nói ít mà làm nhiều thì càng tốt hơn, bởi vì tôi nghĩ rằng có lý thuyết thì phải có thực hành thì mình mới thể hiện được bản lĩnh của mình, biến cái lời nói suông của mình thành hành động cụ thể, mình mới chứng minh được những gì mà mình đưa ra”, cô Ngọc Nữ bày tỏ.
Không chỉ thực hiện tốt công tác giảng dạy, cô Ngọc Nữ còn tích cực tham gia các phong trào, cuộc thi do ngành và các đơn vị tổ chức. Nổi bật, tham gia Cuộc thi Sáng tác tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” 02 năm liền cô Ngọc Nữ đều đạt giải Nhất và bản thân cô cũng là một trong những cá nhân điển hình được tuyên dương đã có thành tích trong “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2020.
Ý thức rõ trách nhiệm của bản thân cùng với tình yêu nghề giáo viên đã giúp cho cô Ngọc Nữ vượt qua những khó khăn và ngày càng trưởng thành hơn với nghề. Niềm vui lớn của bản thân cô Ngọc Nữ, khi từng thế hệ học trò mà cô giảng dạy đều có những thành công nhất định trong cuộc sống và những minh chứng cho sự cống hiến của cô Ngọc Nữ trong suốt những năm qua là rất nhiều giấy khen, bằng khen của các ngành, các cấp, như giải Nhì Hội thi Báo cáo viên giỏi cấp tỉnh năm 2019, Chiến sĩ thi đua cơ sở 03 năm liên và Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 03 năm liền. Đây cũng là điều luôn nhắc nhớ cô cần tiếp tục cố gắng nhiều hơn với nghề, cô Hồ Thị Ngọc Nữ chia sẻ: “Trong thời gian tới, bản thân của tôi cần phải nỗ lực hơn nữa đặc biệt là về chuyên môn, bởi vì tôi hiểu được tính chất quan trọng công việc mà mình đang gánh vác, đó là chúng ta đào tạo ra thế hệ tương lai, kế thừa, sao này sẽ phụng sự cho đất nước, cho nên là ngoài cái việc trau dồi kiến thức chuyên môn rồi còn phải nghiên cứu thêm phương pháp đổi mới, những điểm mới mà Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai, để mình thu hút học trò vào bộ môn của mình. Maksim Gorky đã từng nói văn học là nhân học, dạy chữ đồng thời cũng là dạy người, cho nên là một khi mà có một thầy giáo giỏi thì sẽ có những thế hệ giỏi và trường giang thì sóng sau xô sóng trước, cho nên sẽ có những em nó giỏi hơn mình nữa. Mình là một thầy giáo mình đào tạo được những cá nhân tiêu biểu xuất sắc vượt trội hơn mình đó là một thành công của của cái nghề nhà giáo. Ngoài ra, bản thân cũng rèn luyện và học hỏi thêm những phương pháp, những cách tổ chức lớp học sinh động, để cho các em cảm thấy học văn không đáng sợ nữa, để các em vừa học kiến thức, vừa rèn luyện cái nhân cách của mình”.
Trong bức thư cuối cùng Bác gửi cho ngành Giáo dục, ngày 15/10/1968, Bác Hồ viết: “Nhiệm vụ của cô giáo, thầy giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang”, ý thức được điều ấy, đối với bản thân mình, cô Ngọc Nữ vẫn từng ngày để ngọn lửa nhiệt huyết, tình yêu với nghề cháy sáng mãi, để tiếp tục hành trình lái đò đưa các em học sinh đến bến bờ tri thức và đây là cũng là điều cô học tập và làm theo lời Bác dạy “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, Vì lợi ích trăm năm phải trồng người”.
Huyền Thoại
Sinh ra và lớn lên trong gia đình làm nông, lại là chị cả trong gia đình, cô Hồ Thị Ngọc Nữ ngay từ nhỏ đã ý thức được trách nhiệm của bản thân mình và luôn là tấm gương để các em noi theo. Đến khi học cấp 2, cô Ngọc Nữ đã nhận ra bản thân có năng khiếu với bộ môn Ngữ Văn, dần dần tình yêu dành cho bộ môn này lớn hơn và hình thành suy nghĩ trong cô là sẽ trở thành giáo viên dạy Văn. Theo cô Ngọc Nữ chia sẻ vì hoàn cảnh gia đình lúc bấy giờ còn khó khăn, nên chọn ngành sư phạm là phù hợp với thời điểm khi ấy, vừa được học chuyên ngành yêu thích, vừa đỡ được phần gánh nặng cho gia đình. Đến năm 2027, cô Ngọc Nữ tốt nghiệp ngành Sư phạm Ngữ Văn trường Đại học An Giang và trở về ngôi trường THPT Tân Châu giảng dạy đến nay, cô Hồ Thị Ngọc Nữ bày tỏ: “Sau 4 năm học đại học, tôi trở về công tác ngay chính cái ngôi trường đã từng gắn bó với tôi, tôi cảm thấy rất là hạnh phúc, bởi vì ngôi trường này từ thời tôi đi học rất là nhiều thầy cô giúp đỡ, hỗ trợ cho tôi. Bây giờ, tôi về tôi phục vụ lại cho trường thì tôi cảm thấy là đây là một cái niềm vui và tôi cũng ráng cố gắng phấn đấu rất là nhiều. Tôi cảm thấy rất là hạnh phúc vì sự lựa chọn đúng đắn của mình, tôi phát huy được sở trường cũng như những năng lực mà mình vốn có. Trong sự gắn bó tình thầy trò, tình đồng nghiệp, tôi cảm nhận được rất là nhiều sự yêu thương, sự tin tưởng của đồng nghiệp, của học trò, dành cho mình, cũng là niềm tự hào, niềm hạnh phúc đối với bản thân tôi”.
Trải qua 16 năm công tác, bản thân cô Ngọc Nữ luôn học hỏi không ngừng, vừa học hỏi từ những thế hệ thầy cô đi trước, vừa tận dụng thế mạnh của một người trẻ để cô tiếp cận được với nhiều phương pháp dạy phù hợp với thực tiễn, như kết hợp hoạt động học nhóm để các em học sinh thoải mái trình bày quan điểm, rèn luyện kĩ năng thuyết trình, vận dụng phương pháp trò chơi, hệ thống câu hỏi trắc nghiệm hay phương pháp trực quan, ứng dụng công nghệ thông tin… nên hầu hết các tiết học của cô luôn để lại ấn tượng và sự yêu thích bộ môn Văn của các em học sinh. Chỉ sau 03 năm giảng dạy khối lớp 10,11, cô Ngọc Nữ đã được phân công giảng dạy khối lớp 12, ngoài ra cô Ngọc Nữ còn phụ trách công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn và mang về những thành tích nhất định như năm 2020 có em học sinh đạt giải Nhì cấp tỉnh, có học sinh tham gia thi học sinh giỏi môn Văn cấp quốc gia. Cô Hồ Thị Ngọc Nữ, Tổ trưởng bộ môn Ngữ Văn chia sẻ thêm: “Chất lượng học sinh giỏi, tiên tiến bộ môn ngày càng nâng cao, đó cũng chính là động lực, niềm vui của những giáo viên dạy Văn như chúng tôi. Đặc biệt là mảng bồi dưỡng học sinh giỏi, tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi nhiều năm nay, tôi cảm thấy rằng chất lượng học sinh giỏi của bộ môn mình ngày càng tăng, và năm nay có em học sinh tham gia vào đội tuyển để thi học sinh giỏi cấp quốc gia, đó là động lực để chúng tôi vượt qua những khó khăn, vất vả, những gánh nặng, áp lực để mà chúng tôi hoàn thành tốt được vai trò là người thầy, người lái đò tri thức của các em”.
Qua từng lời chia sẻ của cô Ngọc Nữ, chúng tôi cảm nhận được ở cô tình yêu nghề cứ lớn dần theo năm tháng, tình cảm dành cho học trò là sự yêu thương, sẻ chia và luôn cố gắng thực hiện hoàn thành thật tốt công tác giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Ngữ Văn tại nhà trường, đối với cô Ngọc Nữ đó cũng là điều cô học tập và làm theo Bác từ điều giản dị được khi “nói đi đôi với làm”, “Đối với việc học tập và làm theo Bác, tôi tâm đắc nhất đó là việc “nói phải đi đôi với làm”. Bởi vì, nói thì ai cũng nói được, thậm chí có người nói hay nói tốt lắm, nhưng làm thì chẳng được bao nhiêu, cho nên tôi nghĩ rằng, khi mình đã nói được thì mình phải làm được, thậm chí nói ít mà làm nhiều thì càng tốt hơn, bởi vì tôi nghĩ rằng có lý thuyết thì phải có thực hành thì mình mới thể hiện được bản lĩnh của mình, biến cái lời nói suông của mình thành hành động cụ thể, mình mới chứng minh được những gì mà mình đưa ra”, cô Ngọc Nữ bày tỏ.
Không chỉ thực hiện tốt công tác giảng dạy, cô Ngọc Nữ còn tích cực tham gia các phong trào, cuộc thi do ngành và các đơn vị tổ chức. Nổi bật, tham gia Cuộc thi Sáng tác tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” 02 năm liền cô Ngọc Nữ đều đạt giải Nhất và bản thân cô cũng là một trong những cá nhân điển hình được tuyên dương đã có thành tích trong “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2020.
Ý thức rõ trách nhiệm của bản thân cùng với tình yêu nghề giáo viên đã giúp cho cô Ngọc Nữ vượt qua những khó khăn và ngày càng trưởng thành hơn với nghề. Niềm vui lớn của bản thân cô Ngọc Nữ, khi từng thế hệ học trò mà cô giảng dạy đều có những thành công nhất định trong cuộc sống và những minh chứng cho sự cống hiến của cô Ngọc Nữ trong suốt những năm qua là rất nhiều giấy khen, bằng khen của các ngành, các cấp, như giải Nhì Hội thi Báo cáo viên giỏi cấp tỉnh năm 2019, Chiến sĩ thi đua cơ sở 03 năm liên và Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 03 năm liền. Đây cũng là điều luôn nhắc nhớ cô cần tiếp tục cố gắng nhiều hơn với nghề, cô Hồ Thị Ngọc Nữ chia sẻ: “Trong thời gian tới, bản thân của tôi cần phải nỗ lực hơn nữa đặc biệt là về chuyên môn, bởi vì tôi hiểu được tính chất quan trọng công việc mà mình đang gánh vác, đó là chúng ta đào tạo ra thế hệ tương lai, kế thừa, sao này sẽ phụng sự cho đất nước, cho nên là ngoài cái việc trau dồi kiến thức chuyên môn rồi còn phải nghiên cứu thêm phương pháp đổi mới, những điểm mới mà Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai, để mình thu hút học trò vào bộ môn của mình. Maksim Gorky đã từng nói văn học là nhân học, dạy chữ đồng thời cũng là dạy người, cho nên là một khi mà có một thầy giáo giỏi thì sẽ có những thế hệ giỏi và trường giang thì sóng sau xô sóng trước, cho nên sẽ có những em nó giỏi hơn mình nữa. Mình là một thầy giáo mình đào tạo được những cá nhân tiêu biểu xuất sắc vượt trội hơn mình đó là một thành công của của cái nghề nhà giáo. Ngoài ra, bản thân cũng rèn luyện và học hỏi thêm những phương pháp, những cách tổ chức lớp học sinh động, để cho các em cảm thấy học văn không đáng sợ nữa, để các em vừa học kiến thức, vừa rèn luyện cái nhân cách của mình”.
Trong bức thư cuối cùng Bác gửi cho ngành Giáo dục, ngày 15/10/1968, Bác Hồ viết: “Nhiệm vụ của cô giáo, thầy giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang”, ý thức được điều ấy, đối với bản thân mình, cô Ngọc Nữ vẫn từng ngày để ngọn lửa nhiệt huyết, tình yêu với nghề cháy sáng mãi, để tiếp tục hành trình lái đò đưa các em học sinh đến bến bờ tri thức và đây là cũng là điều cô học tập và làm theo lời Bác dạy “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, Vì lợi ích trăm năm phải trồng người”.
Huyền Thoại