Hướng dẫn thông tin, tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình hiện nay
- Được đăng: Thứ hai, 26 Tháng 7 2021 14:54
- Lượt xem: 3098
(TUAG)- Ngày 26/7/2021, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy ban hành Hướng dẫn số 18-HD/BTGTU về hướng dẫn thông tin, tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình hiện nay. TGAG xin đăng toàn văn.
Trong thời gian qua, công tác thông tin, tuyên truyền đã phát huy vai trò quan trọng, góp phần không nhỏ vào việc tăng cường đồng thuận xã hội, huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, trong công cuộc phòng, chống đại dịch COVID-19 ở tỉnh. Tuy nhiên trước tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh đang diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều ca nhiễm, nghi nhiễm trong cộng đồng. Cộng với diễn biến phức tạp của dịch bệnh ở Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương lân cận; không loại trừ dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn.
Nhằm phát huy và nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền trong việc thống nhất nhận thức, tư tưởng và hành động của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân về công tác phòng, chống dịch COVID-19; tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong phối hợp chỉ đạo, định hướng, cung cấp thông tin, tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19. Thực hiện Kế hoạch số 48-KH/BTGTW, ngày 21/7/2021 của Ban Tuyên giáo Trung ương; chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy hướng dẫn thông tin, tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình hiện nay, với những nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tạo được sự thống nhất trong nhận thức, tư tưởng và hành động của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, trong đó có nhận thức đúng đắn về diễn biến, tình hình, tính chất nguy hiểm và tác hại của đại dịch COVID-19 cũng như những biến chủng mới do virus SARS-CoV2 gây ra; tin tưởng, đồng lòng thực hiện chủ trương, quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật, giải pháp chỉ đạo của Nhà nước, Chính phủ về công tác phòng, chống dịch bệnh, trong đó có dịch COVID-19; khẳng định nỗ lực, quyết tâm của các cấp, các ngành trong công tác phòng, chống dịch, qua đó, nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi người dân, chủ động, tích cực phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Đồng thời, nỗ lực duy trì lao động, sản xuất nhằm bảo đảm “mục tiêu kép”; quyết tâm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2021, tạo đà cho việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025.
- Tận dụng cơ hội tăng cường nhận thức xã hội về lối sống tôn trọng pháp luật, kỷ luật, kỷ cương; góp phần xây dựng hệ giá trị con người Việt Nam đoàn kết, trách nhiệm, tử tế, nhân văn và nhân ái.
- Tăng cường dòng dư luận tích cực về đất nước, về tỉnh. Qua đó, nâng cao uy tín và vị thế của tỉnh, quảng bá tiềm năng phát triển, chuẩn bị cho giai đoạn phát triển “hậu đại dịch”.
- Đấu tranh, phản bác kịp thời làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch, phản động lợi dụng tình hình dịch bệnh phức tạp để xuyên tạc, kích động, chia rẽ nội bộ, phá hoại khối đoàn kết toàn dân tộc, lôi kéo quần chúng gây rối an ninh, trật tự xã hội.
2. Yêu cầu
- Tập trung tuyên truyền tạo sự đồng thuận, hưởng ứng trong Nhân dân, góp phần củng cố, tăng cường niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, với chế độ. Thông tin về dịch bệnh cần cân bằng với các dòng thông tin khác, phản ánh đầy đủ mọi mặt của đời sống xã hội. Tăng cường các thông tin tích cực, thúc đẩy và lan tỏa tinh thần nhân văn, nhân ái, sẻ chia, đoàn kết của dân tộc; tránh gây tâm lý hoang mang, bi quan, lo lắng, nhưng cũng không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.
- Nội dung, phương thức thông tin, tuyên truyền phù hợp với từng nhóm đối tượng, bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng phát huy ưu thế của nền tảng Internet, mạng xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tạo sự chuyển biến, có sức lan tỏa, thuyết phục trong toàn xã hội.
- Chỉ đạo, định hướng thông tin, tuyên truyền cần có tính dự báo và kịp thời, cụ thể; phân công trách nhiệm công việc rõ ràng; có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan, đơn vị chức năng để tổ chức thực hiện đạt kết quả.
- Thực hiện nghiêm túc, giữ vững kỷ cương, kỷ luật trong việc chấp hành chỉ đạo, định hướng thông tin, tuyên truyền.
II. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN
- Thông tin, tuyên truyền các chủ trương, quan điểm, giải pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của Trung ương, của tỉnh, về phòng, chống dịch bệnh, trong đó nhấn mạnh 03 mục tiêu: Ngăn chặn, kiềm chế, đẩy lùi nhanh dịch bệnh, sớm ổn định tình hình, đưa đất nước trở lại trạng thái bình thường; bảo đảm mục tiêu kép; phòng, chống dịch bệnh để bảo vệ sức khỏe, tính mạng Nhân dân và bảo đảm điều kiện cho phục vụ sản xuất, kinh doanh; tập trung hỗ trợ các địa phương có số ca nhiễm, tình hình, diễn biến dịch phức tạp.
- Thông tin, tuyên truyền toàn diện, kịp thời, chính xác nhưng có chọn lọc, đúng mức, đúng thời điểm về diễn biến tình hình dịch bệnh, các yếu tố và nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, các hoạt động phòng, chống dịch bệnh của cơ quan chuyên môn đối với đại dịch COVID-19; truyền thông giáo dục sức khỏe để cộng đồng nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi có lợi cho sức khỏe và chủ động phòng ngừa dịch bệnh, trong đó, chú trọng thông điệp “5K + vaccine” và ứng dụng công nghệ trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
- Chú trọng tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19; phản ánh những nỗ lực của Chính phủ, Bộ Y tế, của các cấp ủy đảng, chính quyền trong phòng, chống dịch. Truyền thông kêu gọi người dân yên tâm, tin tưởng, tích cực hưởng ứng công tác tiêm chủng theo tinh thần “Tiêm vaccine phòng COVID-19 là quyền lợi đối với cá nhân, là trách nhiệm đối với cộng đồng”; vận động người dân, các tổ chức, doanh nghiệp đóng góp, đồng hành ủng hộ Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19.
- Tuyên truyền về các giá trị nhân văn tốt đẹp chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau; tinh thần cộng đồng, tập thể, các hành vi ứng xử nhân ái, nghĩa tình, phù hợp; những gương người tốt, việc tốt trong tham gia phòng, chống đại dịch COVID-19; qua đó, tạo tinh thần lạc quan, đoàn kết, ngăn ngừa và phê phán các hành vi cá nhân ích kỷ, trục lợi, phát ngôn sai sự thật, xuyên tạc, phá hoại công tác phòng, chống dịch.
- Tuyên truyền những nhận xét, đánh giá thiện chí, tích cực của các tổ chức quốc tế, dư luận, báo chí quốc tế ủng hộ quan điểm, chủ trương phòng, chống dịch COVID-19 của Việt Nam; những bài học hay, kinh nghiệm tốt; triển vọng đạt được các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và các năm tiếp theo, thực hiện thành công các nhiệm vụ, mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đã đề ra.
- Truyền tải thông điệp về tỉnh An Giang đang nỗ lực phòng, chống dịch COVID-19 với phương cách phù hợp, có chính trị - xã hội ổn định, kinh tế giàu tiềm năng phát triển, xã hội đoàn kết, nhân văn cùng phòng, chống đại dịch. Phản ánh tình hình phòng, chống dịch của tỉnh, cả nước, trên thế giới khách quan, cân bằng, phù hợp; qua đó giúp cán bộ, Nhân dân nhận thức rõ ràng về vị thế tích cực của An Giang trong bức tranh chung của cả nước, tăng cường lòng tự hào dân tộc, niềm tin vào Đảng.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đề nghị Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo
1.1. Sở Thông tin và Truyền thông
- Xây dựng cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin kịp thời, đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị chức năng; bảo đảm thông tin thống nhất, xuyên suốt, minh bạch, rõ ràng, nhanh chóng nhằm cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận trong xã hội; đồng thời, phản bác các quan điểm sai trái, âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Chỉ đạo, huy động đồng bộ sự tham gia của các cơ quan, lực lượng tuyên truyền, chú trọng các kênh tuyên truyền hiện đại với phát huy vai trò hệ thống thông tin tuyên truyền tuyến cơ sở.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong thông tin báo chí, truyền thông; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh đối với các cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử tổng hợp đăng, phát những thông tin không đúng sự thật, đưa lại các tin đồn thất thiệt trên mạng xã hội gây ảnh hưởng tiêu cực đến công tác phòng, chống dịch; kịp thời ghi nhận, biểu dương các cơ quan báo chí, truyền thông thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19. Rà soát, chặn, lọc, xử lý các tài khoản mạng xã hội đăng tải các thông tin xuyên tạc, phản động gây hoang mang, kích động dư luận xã hội.
- Tham mưu Ban Chỉ đạo Thông tin đối ngoại tỉnh đẩy mạnh công tác thông tin đối với các địa bàn khu vực biên giới; người nước ngoài công tác, làm việc trên địa bàn, đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài; không ngừng tăng cường quảng bá tiềm năng phát triển, du lịch của địa phương.
1.2. Sở Y tế
Chủ động, cung cấp thông tin kịp thời về các vấn đề liên quan công tác phòng, chống dịch COVID-19; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng định hướng, quản lý và cung cấp thông tin báo chí; thường xuyên có đánh giá chính xác, điều chỉnh kịp thời việc định hướng thông tin, cung cấp nội dung và liều lượng thông tin phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo từng giai đoạn, tình hình cụ thể.
1.3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng các hoạt động thông tin, cổ động trực quan phù hợp trong điều kiện tình hình dịch bệnh, có trọng tâm, trọng điểm nhằm tạo không khí lạc quan, tin tưởng trong Nhân dân, đồng thời lan tỏa các thông điệp phòng, chống dịch COVID-19 nhanh chóng, rộng khắp.
1.4. Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật tỉnh
Phát huy vai trò tiên phong của các văn nghệ sĩ trong việc góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội, chủ động sáng tác các tác phẩm văn hóa, nghệ thuật có giá trị, mang tính cổ động, đại chúng, góp phần giải tỏa áp lực, nâng cao tinh thần lạc quan, tin tưởng, phấn khởi vào công cuộc phòng, chống dịch COVID-19 của Đảng và Nhà nước.
2. Đề xuất Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh chỉ đạo
- Thống nhất một đầu mối cung cấp nội dung thông tin về tình hình phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của tỉnh và của các địa phương; yêu cầu các địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong việc phát ngôn và cung cấp thông tin, không công bố, cung cấp thông tin về các phương án, kịch bản phòng, chống dịch, số liệu ca tử vong chưa rõ nguyên nhân (như tử vong sau tiêm chủng, tử vong bất thường khi nghi mắc COVID-19...), những vấn đề nhạy cảm, được dư luận quan tâm... khi chưa có ý kiến chính thức từ Ban Chỉ đạo và cơ quan chuyên môn.
- Quan tâm, ưu tiên để các phóng viên tác nghiệp trong vùng dịch được tiêm đầy đủ vaccine phòng COVID-19; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan báo chí tác nghiệp, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ tuyên truyền.
- Chỉ đạo các cơ sở y tế, đặc biệt là nhân viên y tế, phát huy, nêu cao tinh thần trách nhiệm để làm tốt vai trò của người thầy thuốc, đồng thời, là những tuyên truyền viên, hướng dẫn người bệnh và gia đình người bệnh chủ động phòng ngừa, giữ gìn, nâng cao sức khỏe bản thân và gia đình. Lưu ý tránh những thông tin trái chiều, có thể tác động tiêu cực đến công tác phòng, chống dịch.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh
- Tuyên truyền, quán triệt nghiêm túc sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia, Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 tỉnh trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong các cấp mặt trận và các tổ chức thành viên, nhất là trong các tổ chức của Liên đoàn Lao động, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi...
- Bám sát cơ sở, nắm chắc tình hình tư tưởng, dư luận, những khó khăn, vướng mắc trong đời sống sinh hoạt của đoàn viên, hội viên, Nhân dân, đặc biệt là người dân ở những địa phương, khu vực chịu tác động trực tiếp của các biện pháp phòng, chống dịch một cách kịp thời, có chiều sâu; tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền những giải pháp thiết thực, hiệu quả. Phát huy vai trò của đoàn viên, hội viên, nhất là đoàn viên, thanh niên trong công tác tuyên truyền, lan tỏa thông tin chính xác, tích cực trên mạng xã hội và Internet.
- Tăng cường tuyên truyền, vận động, khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái; phối hợp, kết hợp với các cơ quan chức năng kịp thời tổ chức các hoạt động, chương trình từ thiện, hỗ trợ, giúp đỡ về vật chất và tinh thần cho những đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh, những người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn; cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân phấn đấu vượt qua thách thức, giữ vững niềm tin của Nhân dân với Đảng.
4. Kiến nghị Ban Chỉ đạo 35 các cấp trong tỉnh
- Kiến nghị Ban Chỉ đạo 35 tỉnh tăng cường chỉ đạo nắm tình hình hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị, chỉ đạo Nhóm chuyên gia có tin, bài đấu tranh, phản bác kịp thời và ngăn chặn thông tin, luận điệu sai trái, thù địch trên các trang mạng xã hội; chia sẻ và có các bài viết giải thích, làm rõ những vấn đề dư luận còn băn khoăn, bức xúc, chưa hiểu rõ để người dân có thông tin chính xác, từ đó hiểu, tin tưởng, đồng thuận xã hội.
- Tăng cường, chủ động rà soát, phát hiện sớm, kịp thời những “điểm nóng”, những đối tượng cơ hội, thù địch lợi dụng không gian mạng để kêu gọi kích động, chống phá; có giải pháp xử lý, triệt hạ ngay những mầm mống, dấu hiệu có nguy cơ tạo bất ổn, bạo động chính trị.
- Theo dõi dư luận báo chí, đặc biệt liên quan các vấn đề “phức tạp, nhạy cảm” để kịp thời đấu tranh, kiến nghị biện pháp xử lý các tin, bài không thuận; theo dõi, phối hợp ngăn chặn việc các tổ chức phản động lưu vong lợi dụng tình hình dịch bệnh để tuyên truyền kích động, chống phá Đảng, Nhà nước ta.
- Ban Chỉ đạo 35 cấp huyện và tương đương đẩy mạnh công tác phối hợp, kết hợp với các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường tuyên truyền thông tin chính thống qua các trang cá nhân, trang người hâm mộ (fanpage) của đoàn viên, hội viên, sinh viên, cán bộ, công chức, đảng viên trong toàn hệ thống chính trị; chủ động phối hợp với các ngành chức năng nắm chắc tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đặc biệt tại các khu vực, địa phương tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp; kịp thời cung cấp thông tin và định hướng dư luận xã hội theo các nội dung định hướng của tỉnh và cấp ủy các địa phương.
5. Ban Tuyên giáo các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy
- Tham mưu cấp ủy xây dựng kế hoạch thông tin, tuyên truyền phù hợp với diễn biến tình hình, yêu cầu của công tác phòng, chống dịch của địa phương; tăng cường công tác theo dõi, định hướng và quản lý tốt việc đăng tải thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội để chỉ đạo, tổ chức các biện pháp thông tin, tuyên truyền kịp thời và hiệu quả.
- Chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng xây dựng kế hoạch, chương trình, phương án cụ thể nhằm thực hiện có hiệu quả các giải pháp tuyên truyền phục vụ công tác phòng, chống dịch
- Nắm chắc tình hình tư tưởng, tâm trạng xã hội của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là người dân các khu vực có dịch bệnh diễn biến phức tạp, phải thực hiện các biện pháp phong tỏa... để dự báo tình hình, xây dựng phương án, kịch bản thông tin, tuyên truyền linh hoạt, phù hợp, bảo đảm ổn định tình hình, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
6. Các cơ quan báo chí, truyền thông trong tỉnh
- Các cơ quan báo chí, truyền thông quán triệt lực lượng phóng viên, biên tập viên, người làm báo nhận thức sâu sắc vai trò, sứ mệnh của người làm báo trong bối cảnh đất nước, của tỉnh, Nhân dân đang phải đối mặt với khó khăn, thách thức. Chấp hành nghiêm kỷ luật thông tin, các quy định của pháp luật về báo chí; thông tin đúng tôn chỉ, mục đích.
- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền cụ thể, linh hoạt, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh; có nhóm phóng viên chuyên trách, am hiểu lĩnh vực y tế phụ trách về công tác thông tin, tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19.
- Cân đối dung lượng, thời lượng thông tin về tình hình phòng, chống dịch bệnh và các thông tin khác phù hợp diễn biến tình hình và theo chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh; tăng cường những thông tin tích cực, có phân tích, đánh giá, tạo sự yên tâm, tin tưởng trong Nhân dân, như: Kết quả trong điều trị, cách ly, trong nghiên cứu vaccine, thuốc trị bệnh; các mô hình, cách làm mới vừa phòng, chống dịch hiệu quả... Hạn chế tối đa các thông tin mang màu sắc u ám, thiếu tính phản biện, thiếu tính xây dựng, có thể gây hoang mang, lo lắng, tạo tâm lý bất an trong dư luận xã hội.
- Quán triệt cán bộ, phóng viên, biên tập viên, người làm báo thực hiện nghiêm Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam, Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam và Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội về việc không đưa các thông tin chưa được kiểm chứng, thông tin có xu hướng kích động, thông tin có yếu tố nhạy cảm có thể gây hoang mang dư luận xã hội; xử lý nghiêm các cán bộ, phóng viên, biên tập viên vi phạm quy định trong tác nghiệp, chuyên môn, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam, cụ thể thời gian tới, đề nghị các cơ quan báo chí, truyền thông tập trung tuyên truyền về những nội dung trọng tâm, trọng điểm sau:
+ Văn bản liên quan đến công tác phòng, chống dịch của Trung ương, của tỉnh mới ban hành.
+ Phản ánh, phỏng vấn cán bộ, đảng viên, người dân, đại diện các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội, chức sắc tôn giáo, người có uy tín... nhất trí, đồng lòng, ủng hộ, sẵn sàng vượt khó khăn, thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch; tạo khí thế quyết tâm, tinh thần lạc quan, tin tưởng trong Nhân dân để vượt qua giai đoạn khó khăn này.
+ Tuyên truyền đậm nét những thông tin, số liệu tích cực, tươi sáng như số ca khỏi bệnh, tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng, gương người tốt, việc tốt, điểm sáng trong sản xuất, kinh doanh, giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn...
+ Không đưa các phát ngôn, tin, bài giật tít gây hoang mang, lo lắng, hoảng sợ, phân tâm; nếu không thật sự cần thiết, hạn chế tối đa thông tin người chết, tai biến sau tiêm, những sơ xuất trong thời điểm dịch bệnh; cân bằng thông tin giữa chuyên môn chống dịch và bảo đảm đời sống, tâm lý của Nhân dân vùng có dịch; không so sánh chiến lược, phương pháp phòng, chống dịch giữa các nước gây những hoang mang, phân tâm về phòng, chống dịch; không tổ chức khảo sát, thăm dò, lấy ý kiến bạn đọc để bình luận, định hướng theo chủ ý của báo hoặc tạo ra những bình luận, nhận xét không có lợi cho công tác chỉ đạo phòng, chống dịch; không thông tin, bình luận, phân tích về những vấn đề Chính phủ còn đang thảo luận, cho ý kiến (như chiến lược phòng, chống dịch; kế hoạch phong tỏa địa phương...).
+ Phản bác, lên án kịp thời các thông tin xuyên tạc, kích động, chống phá trên không gian mạng.
Trong thời gian qua, công tác thông tin, tuyên truyền đã phát huy vai trò quan trọng, góp phần không nhỏ vào việc tăng cường đồng thuận xã hội, huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, trong công cuộc phòng, chống đại dịch COVID-19 ở tỉnh. Tuy nhiên trước tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh đang diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều ca nhiễm, nghi nhiễm trong cộng đồng. Cộng với diễn biến phức tạp của dịch bệnh ở Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương lân cận; không loại trừ dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn.
Nhằm phát huy và nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền trong việc thống nhất nhận thức, tư tưởng và hành động của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân về công tác phòng, chống dịch COVID-19; tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong phối hợp chỉ đạo, định hướng, cung cấp thông tin, tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19. Thực hiện Kế hoạch số 48-KH/BTGTW, ngày 21/7/2021 của Ban Tuyên giáo Trung ương; chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy hướng dẫn thông tin, tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình hiện nay, với những nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tạo được sự thống nhất trong nhận thức, tư tưởng và hành động của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, trong đó có nhận thức đúng đắn về diễn biến, tình hình, tính chất nguy hiểm và tác hại của đại dịch COVID-19 cũng như những biến chủng mới do virus SARS-CoV2 gây ra; tin tưởng, đồng lòng thực hiện chủ trương, quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật, giải pháp chỉ đạo của Nhà nước, Chính phủ về công tác phòng, chống dịch bệnh, trong đó có dịch COVID-19; khẳng định nỗ lực, quyết tâm của các cấp, các ngành trong công tác phòng, chống dịch, qua đó, nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi người dân, chủ động, tích cực phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Đồng thời, nỗ lực duy trì lao động, sản xuất nhằm bảo đảm “mục tiêu kép”; quyết tâm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2021, tạo đà cho việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025.
- Tận dụng cơ hội tăng cường nhận thức xã hội về lối sống tôn trọng pháp luật, kỷ luật, kỷ cương; góp phần xây dựng hệ giá trị con người Việt Nam đoàn kết, trách nhiệm, tử tế, nhân văn và nhân ái.
- Tăng cường dòng dư luận tích cực về đất nước, về tỉnh. Qua đó, nâng cao uy tín và vị thế của tỉnh, quảng bá tiềm năng phát triển, chuẩn bị cho giai đoạn phát triển “hậu đại dịch”.
- Đấu tranh, phản bác kịp thời làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch, phản động lợi dụng tình hình dịch bệnh phức tạp để xuyên tạc, kích động, chia rẽ nội bộ, phá hoại khối đoàn kết toàn dân tộc, lôi kéo quần chúng gây rối an ninh, trật tự xã hội.
2. Yêu cầu
- Tập trung tuyên truyền tạo sự đồng thuận, hưởng ứng trong Nhân dân, góp phần củng cố, tăng cường niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, với chế độ. Thông tin về dịch bệnh cần cân bằng với các dòng thông tin khác, phản ánh đầy đủ mọi mặt của đời sống xã hội. Tăng cường các thông tin tích cực, thúc đẩy và lan tỏa tinh thần nhân văn, nhân ái, sẻ chia, đoàn kết của dân tộc; tránh gây tâm lý hoang mang, bi quan, lo lắng, nhưng cũng không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.
- Nội dung, phương thức thông tin, tuyên truyền phù hợp với từng nhóm đối tượng, bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng phát huy ưu thế của nền tảng Internet, mạng xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tạo sự chuyển biến, có sức lan tỏa, thuyết phục trong toàn xã hội.
- Chỉ đạo, định hướng thông tin, tuyên truyền cần có tính dự báo và kịp thời, cụ thể; phân công trách nhiệm công việc rõ ràng; có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan, đơn vị chức năng để tổ chức thực hiện đạt kết quả.
- Thực hiện nghiêm túc, giữ vững kỷ cương, kỷ luật trong việc chấp hành chỉ đạo, định hướng thông tin, tuyên truyền.
II. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN
- Thông tin, tuyên truyền các chủ trương, quan điểm, giải pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của Trung ương, của tỉnh, về phòng, chống dịch bệnh, trong đó nhấn mạnh 03 mục tiêu: Ngăn chặn, kiềm chế, đẩy lùi nhanh dịch bệnh, sớm ổn định tình hình, đưa đất nước trở lại trạng thái bình thường; bảo đảm mục tiêu kép; phòng, chống dịch bệnh để bảo vệ sức khỏe, tính mạng Nhân dân và bảo đảm điều kiện cho phục vụ sản xuất, kinh doanh; tập trung hỗ trợ các địa phương có số ca nhiễm, tình hình, diễn biến dịch phức tạp.
- Thông tin, tuyên truyền toàn diện, kịp thời, chính xác nhưng có chọn lọc, đúng mức, đúng thời điểm về diễn biến tình hình dịch bệnh, các yếu tố và nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, các hoạt động phòng, chống dịch bệnh của cơ quan chuyên môn đối với đại dịch COVID-19; truyền thông giáo dục sức khỏe để cộng đồng nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi có lợi cho sức khỏe và chủ động phòng ngừa dịch bệnh, trong đó, chú trọng thông điệp “5K + vaccine” và ứng dụng công nghệ trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
- Chú trọng tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19; phản ánh những nỗ lực của Chính phủ, Bộ Y tế, của các cấp ủy đảng, chính quyền trong phòng, chống dịch. Truyền thông kêu gọi người dân yên tâm, tin tưởng, tích cực hưởng ứng công tác tiêm chủng theo tinh thần “Tiêm vaccine phòng COVID-19 là quyền lợi đối với cá nhân, là trách nhiệm đối với cộng đồng”; vận động người dân, các tổ chức, doanh nghiệp đóng góp, đồng hành ủng hộ Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19.
- Tuyên truyền về các giá trị nhân văn tốt đẹp chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau; tinh thần cộng đồng, tập thể, các hành vi ứng xử nhân ái, nghĩa tình, phù hợp; những gương người tốt, việc tốt trong tham gia phòng, chống đại dịch COVID-19; qua đó, tạo tinh thần lạc quan, đoàn kết, ngăn ngừa và phê phán các hành vi cá nhân ích kỷ, trục lợi, phát ngôn sai sự thật, xuyên tạc, phá hoại công tác phòng, chống dịch.
- Tuyên truyền những nhận xét, đánh giá thiện chí, tích cực của các tổ chức quốc tế, dư luận, báo chí quốc tế ủng hộ quan điểm, chủ trương phòng, chống dịch COVID-19 của Việt Nam; những bài học hay, kinh nghiệm tốt; triển vọng đạt được các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và các năm tiếp theo, thực hiện thành công các nhiệm vụ, mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đã đề ra.
- Truyền tải thông điệp về tỉnh An Giang đang nỗ lực phòng, chống dịch COVID-19 với phương cách phù hợp, có chính trị - xã hội ổn định, kinh tế giàu tiềm năng phát triển, xã hội đoàn kết, nhân văn cùng phòng, chống đại dịch. Phản ánh tình hình phòng, chống dịch của tỉnh, cả nước, trên thế giới khách quan, cân bằng, phù hợp; qua đó giúp cán bộ, Nhân dân nhận thức rõ ràng về vị thế tích cực của An Giang trong bức tranh chung của cả nước, tăng cường lòng tự hào dân tộc, niềm tin vào Đảng.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đề nghị Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo
1.1. Sở Thông tin và Truyền thông
- Xây dựng cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin kịp thời, đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị chức năng; bảo đảm thông tin thống nhất, xuyên suốt, minh bạch, rõ ràng, nhanh chóng nhằm cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận trong xã hội; đồng thời, phản bác các quan điểm sai trái, âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Chỉ đạo, huy động đồng bộ sự tham gia của các cơ quan, lực lượng tuyên truyền, chú trọng các kênh tuyên truyền hiện đại với phát huy vai trò hệ thống thông tin tuyên truyền tuyến cơ sở.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong thông tin báo chí, truyền thông; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh đối với các cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử tổng hợp đăng, phát những thông tin không đúng sự thật, đưa lại các tin đồn thất thiệt trên mạng xã hội gây ảnh hưởng tiêu cực đến công tác phòng, chống dịch; kịp thời ghi nhận, biểu dương các cơ quan báo chí, truyền thông thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19. Rà soát, chặn, lọc, xử lý các tài khoản mạng xã hội đăng tải các thông tin xuyên tạc, phản động gây hoang mang, kích động dư luận xã hội.
- Tham mưu Ban Chỉ đạo Thông tin đối ngoại tỉnh đẩy mạnh công tác thông tin đối với các địa bàn khu vực biên giới; người nước ngoài công tác, làm việc trên địa bàn, đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài; không ngừng tăng cường quảng bá tiềm năng phát triển, du lịch của địa phương.
1.2. Sở Y tế
Chủ động, cung cấp thông tin kịp thời về các vấn đề liên quan công tác phòng, chống dịch COVID-19; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng định hướng, quản lý và cung cấp thông tin báo chí; thường xuyên có đánh giá chính xác, điều chỉnh kịp thời việc định hướng thông tin, cung cấp nội dung và liều lượng thông tin phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo từng giai đoạn, tình hình cụ thể.
1.3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng các hoạt động thông tin, cổ động trực quan phù hợp trong điều kiện tình hình dịch bệnh, có trọng tâm, trọng điểm nhằm tạo không khí lạc quan, tin tưởng trong Nhân dân, đồng thời lan tỏa các thông điệp phòng, chống dịch COVID-19 nhanh chóng, rộng khắp.
1.4. Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật tỉnh
Phát huy vai trò tiên phong của các văn nghệ sĩ trong việc góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội, chủ động sáng tác các tác phẩm văn hóa, nghệ thuật có giá trị, mang tính cổ động, đại chúng, góp phần giải tỏa áp lực, nâng cao tinh thần lạc quan, tin tưởng, phấn khởi vào công cuộc phòng, chống dịch COVID-19 của Đảng và Nhà nước.
2. Đề xuất Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh chỉ đạo
- Thống nhất một đầu mối cung cấp nội dung thông tin về tình hình phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của tỉnh và của các địa phương; yêu cầu các địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong việc phát ngôn và cung cấp thông tin, không công bố, cung cấp thông tin về các phương án, kịch bản phòng, chống dịch, số liệu ca tử vong chưa rõ nguyên nhân (như tử vong sau tiêm chủng, tử vong bất thường khi nghi mắc COVID-19...), những vấn đề nhạy cảm, được dư luận quan tâm... khi chưa có ý kiến chính thức từ Ban Chỉ đạo và cơ quan chuyên môn.
- Quan tâm, ưu tiên để các phóng viên tác nghiệp trong vùng dịch được tiêm đầy đủ vaccine phòng COVID-19; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan báo chí tác nghiệp, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ tuyên truyền.
- Chỉ đạo các cơ sở y tế, đặc biệt là nhân viên y tế, phát huy, nêu cao tinh thần trách nhiệm để làm tốt vai trò của người thầy thuốc, đồng thời, là những tuyên truyền viên, hướng dẫn người bệnh và gia đình người bệnh chủ động phòng ngừa, giữ gìn, nâng cao sức khỏe bản thân và gia đình. Lưu ý tránh những thông tin trái chiều, có thể tác động tiêu cực đến công tác phòng, chống dịch.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh
- Tuyên truyền, quán triệt nghiêm túc sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia, Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 tỉnh trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong các cấp mặt trận và các tổ chức thành viên, nhất là trong các tổ chức của Liên đoàn Lao động, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi...
- Bám sát cơ sở, nắm chắc tình hình tư tưởng, dư luận, những khó khăn, vướng mắc trong đời sống sinh hoạt của đoàn viên, hội viên, Nhân dân, đặc biệt là người dân ở những địa phương, khu vực chịu tác động trực tiếp của các biện pháp phòng, chống dịch một cách kịp thời, có chiều sâu; tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền những giải pháp thiết thực, hiệu quả. Phát huy vai trò của đoàn viên, hội viên, nhất là đoàn viên, thanh niên trong công tác tuyên truyền, lan tỏa thông tin chính xác, tích cực trên mạng xã hội và Internet.
- Tăng cường tuyên truyền, vận động, khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái; phối hợp, kết hợp với các cơ quan chức năng kịp thời tổ chức các hoạt động, chương trình từ thiện, hỗ trợ, giúp đỡ về vật chất và tinh thần cho những đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh, những người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn; cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân phấn đấu vượt qua thách thức, giữ vững niềm tin của Nhân dân với Đảng.
4. Kiến nghị Ban Chỉ đạo 35 các cấp trong tỉnh
- Kiến nghị Ban Chỉ đạo 35 tỉnh tăng cường chỉ đạo nắm tình hình hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị, chỉ đạo Nhóm chuyên gia có tin, bài đấu tranh, phản bác kịp thời và ngăn chặn thông tin, luận điệu sai trái, thù địch trên các trang mạng xã hội; chia sẻ và có các bài viết giải thích, làm rõ những vấn đề dư luận còn băn khoăn, bức xúc, chưa hiểu rõ để người dân có thông tin chính xác, từ đó hiểu, tin tưởng, đồng thuận xã hội.
- Tăng cường, chủ động rà soát, phát hiện sớm, kịp thời những “điểm nóng”, những đối tượng cơ hội, thù địch lợi dụng không gian mạng để kêu gọi kích động, chống phá; có giải pháp xử lý, triệt hạ ngay những mầm mống, dấu hiệu có nguy cơ tạo bất ổn, bạo động chính trị.
- Theo dõi dư luận báo chí, đặc biệt liên quan các vấn đề “phức tạp, nhạy cảm” để kịp thời đấu tranh, kiến nghị biện pháp xử lý các tin, bài không thuận; theo dõi, phối hợp ngăn chặn việc các tổ chức phản động lưu vong lợi dụng tình hình dịch bệnh để tuyên truyền kích động, chống phá Đảng, Nhà nước ta.
- Ban Chỉ đạo 35 cấp huyện và tương đương đẩy mạnh công tác phối hợp, kết hợp với các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường tuyên truyền thông tin chính thống qua các trang cá nhân, trang người hâm mộ (fanpage) của đoàn viên, hội viên, sinh viên, cán bộ, công chức, đảng viên trong toàn hệ thống chính trị; chủ động phối hợp với các ngành chức năng nắm chắc tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đặc biệt tại các khu vực, địa phương tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp; kịp thời cung cấp thông tin và định hướng dư luận xã hội theo các nội dung định hướng của tỉnh và cấp ủy các địa phương.
5. Ban Tuyên giáo các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy
- Tham mưu cấp ủy xây dựng kế hoạch thông tin, tuyên truyền phù hợp với diễn biến tình hình, yêu cầu của công tác phòng, chống dịch của địa phương; tăng cường công tác theo dõi, định hướng và quản lý tốt việc đăng tải thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội để chỉ đạo, tổ chức các biện pháp thông tin, tuyên truyền kịp thời và hiệu quả.
- Chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng xây dựng kế hoạch, chương trình, phương án cụ thể nhằm thực hiện có hiệu quả các giải pháp tuyên truyền phục vụ công tác phòng, chống dịch
- Nắm chắc tình hình tư tưởng, tâm trạng xã hội của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là người dân các khu vực có dịch bệnh diễn biến phức tạp, phải thực hiện các biện pháp phong tỏa... để dự báo tình hình, xây dựng phương án, kịch bản thông tin, tuyên truyền linh hoạt, phù hợp, bảo đảm ổn định tình hình, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
6. Các cơ quan báo chí, truyền thông trong tỉnh
- Các cơ quan báo chí, truyền thông quán triệt lực lượng phóng viên, biên tập viên, người làm báo nhận thức sâu sắc vai trò, sứ mệnh của người làm báo trong bối cảnh đất nước, của tỉnh, Nhân dân đang phải đối mặt với khó khăn, thách thức. Chấp hành nghiêm kỷ luật thông tin, các quy định của pháp luật về báo chí; thông tin đúng tôn chỉ, mục đích.
- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền cụ thể, linh hoạt, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh; có nhóm phóng viên chuyên trách, am hiểu lĩnh vực y tế phụ trách về công tác thông tin, tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19.
- Cân đối dung lượng, thời lượng thông tin về tình hình phòng, chống dịch bệnh và các thông tin khác phù hợp diễn biến tình hình và theo chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh; tăng cường những thông tin tích cực, có phân tích, đánh giá, tạo sự yên tâm, tin tưởng trong Nhân dân, như: Kết quả trong điều trị, cách ly, trong nghiên cứu vaccine, thuốc trị bệnh; các mô hình, cách làm mới vừa phòng, chống dịch hiệu quả... Hạn chế tối đa các thông tin mang màu sắc u ám, thiếu tính phản biện, thiếu tính xây dựng, có thể gây hoang mang, lo lắng, tạo tâm lý bất an trong dư luận xã hội.
- Quán triệt cán bộ, phóng viên, biên tập viên, người làm báo thực hiện nghiêm Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam, Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam và Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội về việc không đưa các thông tin chưa được kiểm chứng, thông tin có xu hướng kích động, thông tin có yếu tố nhạy cảm có thể gây hoang mang dư luận xã hội; xử lý nghiêm các cán bộ, phóng viên, biên tập viên vi phạm quy định trong tác nghiệp, chuyên môn, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam, cụ thể thời gian tới, đề nghị các cơ quan báo chí, truyền thông tập trung tuyên truyền về những nội dung trọng tâm, trọng điểm sau:
+ Văn bản liên quan đến công tác phòng, chống dịch của Trung ương, của tỉnh mới ban hành.
+ Phản ánh, phỏng vấn cán bộ, đảng viên, người dân, đại diện các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội, chức sắc tôn giáo, người có uy tín... nhất trí, đồng lòng, ủng hộ, sẵn sàng vượt khó khăn, thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch; tạo khí thế quyết tâm, tinh thần lạc quan, tin tưởng trong Nhân dân để vượt qua giai đoạn khó khăn này.
+ Tuyên truyền đậm nét những thông tin, số liệu tích cực, tươi sáng như số ca khỏi bệnh, tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng, gương người tốt, việc tốt, điểm sáng trong sản xuất, kinh doanh, giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn...
+ Không đưa các phát ngôn, tin, bài giật tít gây hoang mang, lo lắng, hoảng sợ, phân tâm; nếu không thật sự cần thiết, hạn chế tối đa thông tin người chết, tai biến sau tiêm, những sơ xuất trong thời điểm dịch bệnh; cân bằng thông tin giữa chuyên môn chống dịch và bảo đảm đời sống, tâm lý của Nhân dân vùng có dịch; không so sánh chiến lược, phương pháp phòng, chống dịch giữa các nước gây những hoang mang, phân tâm về phòng, chống dịch; không tổ chức khảo sát, thăm dò, lấy ý kiến bạn đọc để bình luận, định hướng theo chủ ý của báo hoặc tạo ra những bình luận, nhận xét không có lợi cho công tác chỉ đạo phòng, chống dịch; không thông tin, bình luận, phân tích về những vấn đề Chính phủ còn đang thảo luận, cho ý kiến (như chiến lược phòng, chống dịch; kế hoạch phong tỏa địa phương...).
+ Phản bác, lên án kịp thời các thông tin xuyên tạc, kích động, chống phá trên không gian mạng.
K/T TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN
(đã ký) Thái Thúy Xuân