Hướng dẫn tuyên truyền kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2021
- Được đăng: Thứ hai, 08 Tháng 2 2021 16:06
- Lượt xem: 2183
(TUAG)- Thực hiện Hướng dẫn số 171-HD/BTGTW, ngày 29/01/2021 của Ban Tuyên giáo Trung ương tuyên truyền kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2021, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy hướng dẫn công tác tuyên truyền cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Thông qua tuyên truyền những thành tựu đạt được của năm 2020, khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và Nhân dân triển khai thực hiện phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức từ đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ.
- Tuyên truyền những nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ, hiệu quả, các cơ chế, chính sách phù hợp để chuyển hóa cơ hội và thách thức thành các động lực tăng trưởng mới, cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao nội lực và sức cạnh tranh, tính tự chủ của nền kinh tế nước ta, của tỉnh trong năm 2021, nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, Nhân dân về sự chỉ đạo của Đảng, điều hành quyết liệt, kịp thời, hiệu quả của Chính phủ, của tỉnh, quyết tâm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của năm đầu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021 - 2025).
- Bồi đắp niềm tin, khí thế mới cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, con người Việt Nam, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, niềm tự hào dân tộc, năm đầu thực hiện chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, tiếp tục nỗ lực đổi mới, hành động quyết liệt thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh có nhiều thách thức và cơ hội đan xen và ảnh hưởng của đại dịch COVID - 19 còn tiếp tục tác động tiêu cực.
- Công tác tuyên truyền kinh tế - xã hội cần bám sát các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, nhất là các lộ trình, giai đoạn về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của tỉnh; chủ động đấu tranh chống lại các quan điểm, thông tin xuyên tạc, sai trái chống phá từ các thế lực thù địch; bảo đảm vững chắc an ninh thông tin kinh tế góp phần ổn định tình hình chính trị, xã hội.
II. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN
1. Kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, nhiệm vụ, giải pháp năm 2021
1.1. Phạm vi cả nước
- Khẳng định kết quả toàn diện và ấn tượng của Việt Nam năm 2020 trên một số lĩnh vực chủ yếu sau:
Ngay sau khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, Đảng và Nhà nước đã kịp thời đưa ra các giải pháp trọng tâm, đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả, như: Kiểm soát, ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh để phục hồi và phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội; kinh tế tăng trưởng dương (GDP đạt 2,91%), kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; an ninh lương thực giữ vững, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân tăng dưới 4%, tốc độ tăng năng suất lao động xã hội đạt 4,8%, thương mại điện tử phát triển mạnh… xã hội ổn định, đời sống Nhân dân được bảo đảm trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng âm. Việt Nam được thế giới đánh giá là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới; kịp thời cơ cấu lại nền kinh tế phù hợp với tình hình mới, chia sẻ gánh nặng và khó khăn với Nhân dân, doanh nghiệp trong đó Chính phủ ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg, ngày 4/3/2020 gồm 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; thúc đẩy tiến độ các dự án đầu tư trọng điểm quốc gia; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư xã hội. Công tác phòng, chống tham nhũng đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhất là xử lý nghiêm minh tội phạm về tham nhũng được dư luận nhân dân đánh giá cao. Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế được thực hiện tốt, Việt Nam phát huy được vai trò Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch AIPA 41, Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và tăng cường đối ngoại với các nước trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh, khẳng định vị thế, ấn tượng tốt đẹp về Việt Nam.
- Làm rõ tồn tại, hạn chế cần khắc phục và khó khăn, thách thức trong thời gian tới, đó là:
Nền kinh tế trong nước bị tác động từ dịch bệnh COVID - 19, giải ngân vốn đầu tư công còn hạn chế, một số công trình trọng điểm quốc gia còn chậm tiến độ, cơ cấu lại nền kinh tế chưa đáp ứng được tình hình thực tiễn; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn Nhà nước còn chậm, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn khó khăn. Việc sắp xếp tinh gọn, hiệu quả bộ máy của một số cơ quan, đơn vị chưa quyết liệt. Tình hình an ninh, trật tự xã hội của một số địa phương còn diễn biến phức tạp. Ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ còn bị động. Tình hình thế giới, khu vực còn diễn biến khó lường, tiềm ẩn những nguy cơ suy giảm về kinh tế, việc làm trên toàn cầu từ dịch bệnh COVID -19; xu hướng bảo hộ, cạnh tranh chiến lược giữa các quốc gia lớn, nền kinh tế lớn diễn ra phức tạp, đối mặt với những thách thức mới và bất bình đẳng.
- Tuyên truyền mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2021 thể hiện trong Kết luận 77 - KL/TW, ngày 5/6/2020 của Bộ Chính trị về “Chủ trương khắc phục tác động của đại dịch COVID -19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế đất nước”; Kết luận 91 - KL/TW, ngày 22/10/2020 của Hội nghị Trung ương lần thứ 13 khóa XII về “Tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước năm 2020, phương hướng, nhiệm vụ năm 2021”; Nghị quyết 124/2020/QH14, ngày 11/11/2020 của Quốc hội, được cụ thể hóa thành 11 nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ.
1.2. Phạm vi của tỉnh
- Khẳng định kết quả phát triển kinh tế của tỉnh trong năm 2020:
Năm 2020 qua đi trong bối cảnh hết sức khó khăn, đại dịch COVID-19 bùng phát với tốc độ lây lan nhanh trên toàn cầu và diễn biến vô cùng phức tạp, khó lường. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết bất ổn, thiên tai liên tiếp xảy ra, nhất là mưa bão và xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã tác động bất lợi đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Trước nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự quyết tâm cao của lãnh đạo tỉnh, của các sở, ban ngành, đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh được ổn định, đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực. “Mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phục hồi, phát triển kinh tế được thực hiện thành công, kết quả đạt và vượt 9/13 chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh đề ra (bao gồm 02 chỉ tiêu vượt và 07 chỉ tiêu đạt). Một số kết quả cụ thể như: Tổng sản phẩm GRDP trên địa bàn thực hiện năm 2020 (theo giá so sánh 2010) tăng 2,69% so cùng kỳ; Tổng sản lượng lúa cả năm đạt xấp xỉ 3,996 triệu tấn, gần bằng 102% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2020 đạt 130,4 ngàn tỷ đồng, tăng 5,16% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2020 đạt 930 triệu USD, tăng 4,49% so với cùng kỳ, đạt 100% so với kế hoạch năm. Có 851 doanh nghiệp thành lập mới và 557 đơn vị trực thuộc đăng ký hoạt động với tổng số vốn đăng ký là 7.288 tỷ đồng. Thu hút được 49 dự án đăng ký đầu tư mới (01 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, 48 dự án đầu tư trong nước) với tổng vốn đăng ký mới khoảng 9.876 tỷ đồng. Toàn tỉnh có 61/119 xã được công nhận đạt chuẩn “xã nông thôn mới”, đạt tỷ lệ 51,2% tổng số xã… Dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát; an sinh xã hội, đời sống nhân dân được chăm lo tốt; trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, quốc phòng, an ninh được giữ vững.
- Làm rõ tồn tại, hạn chế cần khắc phục và khó khăn, thách thức trong thời gian tới, đó là:
Năm qua bên cạnh những mặt được, tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến các hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh và đời sống của người dân. Tăng trưởng GRDP không đạt kế hoạch đề ra; các lĩnh vực thương mại, dịch vụ bị đình trệ; thu ngân sách giảm so cùng kỳ. Ngành du lịch của tỉnh giảm về số lượt khách lẫn doanh thu. Tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, hạn hán xâm nhập mặn mùa khô, mưa lũ bất thường, sạt lở bờ sông thường xuyên diễn ra làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân. Tội phạm ma túy xảy ra nhiều vụ phức tạp, tai nạn giao thông vẫn còn mức cao.
Năm 2021 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; bầu cử Quốc hội khóa XV, bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 và là năm đầu tiên thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và các kế hoạch theo các nghị quyết của Đảng. Dự báo tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; đại dịch COVID-19 chưa thể sớm kết thúc, tác động tiêu cực có thể kéo dài. Trong nước, tác động của dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn tiếp tục diễn biến phức tạp; yêu cầu cho đầu tư phát triển, phòng, chống dịch, bảo đảm an sinh xã hội rất lớn trong khi nguồn lực còn hạn chế.
Tuyên truyền mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 theo nội dung Nghị quyết số 34/NQ-HĐND, ngày 08/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang về nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2021, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh; phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn, dự báo triển vọng phát triển trên các lĩnh vực, nhất là khu vực nông – lâm – thủy sản, đầu tư phát triển hạ tầng, kết nối giao thông…
2. Tiếp tục tuyên truyền nghị quyết, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực kinh tế - xã hội
- Tuyên truyền nghị quyết, chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Năm 2020, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã bám sát tình hình thực tiễn và ban hành, chỉ đạo thông qua các kết luận, như: Kết luận số 70-KL/TW, ngày 9/3/2020 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”; Kết luận số 77-KL/TW, ngày 5/6/2020 của Bộ Chính trị về “Chủ trương khắc phục tác động của đại dịch COVID-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế đất nước”; Kết luận số 93-KL/TW, ngày 20/11/2020 của Ban Bí thư về “Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 16/4/2010 của Bộ Chính trị khóa X về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”…
- Tuyên truyền các nghị quyết, bộ luật mới của Quốc hội ban hành và các bộ luật đến thời điểm thực hiện; tuyên truyền kết quả kỳ họp lần thứ 9, lần thứ 10 của Quốc hội khóa 14, các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Nghị quyết số 120/2020/QH14, ngày 19/6/2020 về “Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”; Nghị quyết số 128/2020/QH14, ngày 12/11/2020 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2021; Nghị quyết số 129/2020/QH14, ngày 13/11/2020 về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2021; Nghị quyết số 105/2020/QH14, ngày 9/6/2020 về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2021.
- Tuyên truyền các nghị quyết, chỉ thị, chương trình hành động, chính sách mới của Chính phủ: Tuyên truyền Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021; Nghị quyết số 02/NQ-CP, ngày 01/01/2021 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021; Nghị quyết số 128/NQ-CP, ngày 11/9/2020 về các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển các vùng kinh tế trọng điểm; Nghị quyết số 161/NQ-CP, ngày 29/10/2020 về đẩy mạnh đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
- Tuyên truyền những quan điểm, chủ trương, định hướng lớn về phát triển kinh tế - xã hội của Đại hội XIII của Đảng, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhất là những quyết sách đúng đắn, mạnh mẽ của Đảng để tạo bứt phá phát triển nhanh và bền vững đất nước, của tỉnh trong những năm tới. Tuyên truyền về các chủ trương, chính sách, như: Giáo dục, y tế, văn hóa, an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội, công tác phòng chống thiên tai, phòng, chống cháy nổ, vệ sinh, an toàn thực phẩm; tập trung thông tin cảnh báo về an toàn giao thông, hàng lậu, hàng giả, kém chất lượng, nạn cờ bạc, mê tín dị đoan trong dịp gần Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021.
3. Công tác điều hành, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương trong triển khai các chủ trương, chính sách, pháp luật về kinh tế - xã hội
- Tuyên truyền công tác chỉ đạo, điều hành, phương châm hành động của Chính phủ năm 2021 “Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, khát vọng phát triển” và 8 trọng tâm chỉ đạo, điều hành để phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu năm 2021.
- Tập trung phản ánh công tác chỉ đạo tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI; các nhiệm vụ, giải pháp của Chính phủ, của tỉnh trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại…
Tuyên truyền chương trình hành động của các cấp, các ngành, địa phương thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh, sự chủ động của cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân trong đổi mới, quyết liệt hành động, phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc, thể hiện bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam để thực hiện linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu kép” vừa chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước, của tỉnh năm 2021 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025.
4. Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế
- Tuyên truyền chủ trương, đường lối, nhiệm vụ đối ngoại của Đại hội XIII của Đảng, tiếp tục tuyên truyền Chỉ thị 32-CT/TW, ngày 18/2/2019 của Bộ Chính trị về “Tăng cường và nâng cao hiệu quả quan hệ đối ngoại đảng trong tình hình mới”; Chỉ thị số 25-CT/TW, ngày 08/8/2018 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030”. Tuyên truyền kết quả đạt được trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020 và vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (2020 - 2021).
- Tập trung tuyên truyền các hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để tạo thuận lợi cho đất nước phát triển nhanh và bền vững, nhất là quảng bá hình ảnh, danh lam thắng cảnh của Việt Nam ra thế giới; tăng cường hợp tác quốc tế ứng phó đại dịch COVID-19 và thực hiện tốt công tác bảo hộ công dân.
- Tuyên truyền những thành tựu, kết quả trong hội nhập kinh tế quốc tế, chủ động thu hút nguồn lực đầu tư từ bên ngoài, tham gia hiệu quả các liên kết kinh tế quốc tế nhằm đa dạng hóa thị trường, đối tác… để phát triển kinh tế đất nước trong tình hình mới.
- Tuyên truyền thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội tỉnh trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
5. Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng; đấu tranh với tội phạm trên lĩnh vực kinh tế -xã hội; tuyên truyền công tác chỉ đạo phát hiện và xử lý tham nhũng; phòng, chống trấn áp các loại tội phạm về kinh tế, những kết quả để lại dấu ấn tốt tạo hiệu ứng tích cực trong xã hội; chủ động đấu tranh, ngăn chặn thông tin xấu độc trên mạng xã hội đi ngược lại lợi ích chung của đất nước.
6. Đẩy mạnh tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước và các sự kiện lớn của đất nước ở các cấp, các ngành và địa phương, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; coi trọng tuyên truyền, cổ vũ những cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, vượt khó để vươn lên trong học tập, lao động, sản xuất, kinh doanh, tạo sự lan tỏa tích cực, khơi dậy khát vọng, lòng yêu nước, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đề nghị Ban cán sự đảng Ủy ban nhân nhân dân tỉnh chỉ đạo
1.1. Các sở, ngành, địa phương, đơn vị trong tỉnh
- Tăng cường thông tin, tuyên truyền về nhiệm vụ, mục tiêu và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 của Trung ương, của tỉnh; các chủ trương, đường lối phát triển đất nước theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI; chủ động thực hiện các mục tiêu, nhóm giải pháp cụ thể của sở, ngành, từ đó đánh giá, dự báo để có biện pháp kịp thời, đồng bộ ứng phó đối với những khó khăn, thách thức và tận dụng thời cơ.
- Triển khai Quyết định số 238-QĐ/TW, ngày 30/9/2020 của Ban Bí thư ban hành Quy chế phối hợp giữa ban tuyên giáo các cấp với cơ quan nhà nước cùng cấp trong việc thực thi pháp luật, triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề nổi cộm, Nhân dân quan tâm.
1.2. Sở Thông tin và Truyền thông
Tăng cường quản lý nhà nước đối với các cơ quan báo chí, truyền thông trong tỉnh, chủ động thông tin tuyên truyền về kết quả của Đại hội XIII của Đảng bảo đảm đúng sự chỉ đạo, định hướng chính trị, tư tưởng, tạo không khí phấn khởi, tin tưởng vào chủ trương, đường lối Đại hội XIII của Đảng và các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; xử lý kịp thời những vi phạm của cơ quan báo chí và phóng viên trong hoạt động báo chí.
1.3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, triển lãm, cổ động trực quan về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, các sự kiện hội nhập quốc tế nổi bật và kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm 2021. Phối hợp xây dựng kế hoạch quảng bá du lịch, danh lam, thắng cảnh, bản sắc văn hóa, vùng đất, con người An Giang.
2. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh
- Tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, khát vọng phát triển đất nước trong những năm tới, hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, lập thành tích chào mừng cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.
- Thực hiện tốt công tác dân vận, quy chế dân chủ cơ sở, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và các nghị quyết của Trung ương, địa phương.
3. Các cơ báo chí, truyền thông trong tỉnh
- Bám sát nội dung hướng dẫn, định hướng của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; chủ động thông tin, tuyên truyền các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; tuyên truyền các hoạt động chào mừng thành công Đại hội XIII của Đảng, công tác tổ chức quán triệt, học tập chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI.
- Mở các chuyên mục, chuyên trang và các phóng sự, bài viết đánh giá thành công, kết quả phát triển kinh tế - xã hội của nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng, thành tựu 35 năm đổi mới của đất nước, từ đó thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động tạo sự lạc quan, tin tưởng của Nhân dân về triển vọng phát triển đất nước năm 2021.
- Tăng cường tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước, biểu dương kịp thời gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiêu biểu, tiên tiến, lan tỏa sự tích cực trong xã hội; đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta.
- Tập trung thông tin, tuyên truyền về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết của Ban Chấp hành Trưng ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và xây dựng Đảng.
- Thực hiện chỉ đạo định hướng của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về các hướng dẫn, tuyên truyền chuyên đề kinh tế - xã hội.
4. Ban tuyên giáo các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy
- Tổ chức tuyên truyền, quán triệt thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp; Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, trong đó tập trung quán triệt chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, nỗ lực phấn đấu với quyết tâm cao thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, năm đầu tiên thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025.
- Chủ động nắm bắt tâm trạng, tư tưởng và nguyện vọng chính đáng của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên lĩnh vực kinh tế - xã hội; từ đó kịp thời tham mưu, đề xuất giải pháp cho lãnh đạo cấp ủy định hướng dư luận xã hội, ngăn chặn những vấn đề phức tạp, không để xảy ra “điểm nóng”, nhất là vào thời điểm bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.
- Cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia, hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước, quyết tâm triển khai thực hiện đưa nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống.
K/T TRƯỞNG BAN
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Thông qua tuyên truyền những thành tựu đạt được của năm 2020, khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và Nhân dân triển khai thực hiện phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức từ đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ.
- Tuyên truyền những nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ, hiệu quả, các cơ chế, chính sách phù hợp để chuyển hóa cơ hội và thách thức thành các động lực tăng trưởng mới, cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao nội lực và sức cạnh tranh, tính tự chủ của nền kinh tế nước ta, của tỉnh trong năm 2021, nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, Nhân dân về sự chỉ đạo của Đảng, điều hành quyết liệt, kịp thời, hiệu quả của Chính phủ, của tỉnh, quyết tâm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của năm đầu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021 - 2025).
- Bồi đắp niềm tin, khí thế mới cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, con người Việt Nam, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, niềm tự hào dân tộc, năm đầu thực hiện chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, tiếp tục nỗ lực đổi mới, hành động quyết liệt thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh có nhiều thách thức và cơ hội đan xen và ảnh hưởng của đại dịch COVID - 19 còn tiếp tục tác động tiêu cực.
- Công tác tuyên truyền kinh tế - xã hội cần bám sát các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, nhất là các lộ trình, giai đoạn về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của tỉnh; chủ động đấu tranh chống lại các quan điểm, thông tin xuyên tạc, sai trái chống phá từ các thế lực thù địch; bảo đảm vững chắc an ninh thông tin kinh tế góp phần ổn định tình hình chính trị, xã hội.
II. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN
1. Kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, nhiệm vụ, giải pháp năm 2021
1.1. Phạm vi cả nước
- Khẳng định kết quả toàn diện và ấn tượng của Việt Nam năm 2020 trên một số lĩnh vực chủ yếu sau:
Ngay sau khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, Đảng và Nhà nước đã kịp thời đưa ra các giải pháp trọng tâm, đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả, như: Kiểm soát, ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh để phục hồi và phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội; kinh tế tăng trưởng dương (GDP đạt 2,91%), kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; an ninh lương thực giữ vững, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân tăng dưới 4%, tốc độ tăng năng suất lao động xã hội đạt 4,8%, thương mại điện tử phát triển mạnh… xã hội ổn định, đời sống Nhân dân được bảo đảm trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng âm. Việt Nam được thế giới đánh giá là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới; kịp thời cơ cấu lại nền kinh tế phù hợp với tình hình mới, chia sẻ gánh nặng và khó khăn với Nhân dân, doanh nghiệp trong đó Chính phủ ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg, ngày 4/3/2020 gồm 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; thúc đẩy tiến độ các dự án đầu tư trọng điểm quốc gia; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư xã hội. Công tác phòng, chống tham nhũng đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhất là xử lý nghiêm minh tội phạm về tham nhũng được dư luận nhân dân đánh giá cao. Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế được thực hiện tốt, Việt Nam phát huy được vai trò Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch AIPA 41, Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và tăng cường đối ngoại với các nước trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh, khẳng định vị thế, ấn tượng tốt đẹp về Việt Nam.
- Làm rõ tồn tại, hạn chế cần khắc phục và khó khăn, thách thức trong thời gian tới, đó là:
Nền kinh tế trong nước bị tác động từ dịch bệnh COVID - 19, giải ngân vốn đầu tư công còn hạn chế, một số công trình trọng điểm quốc gia còn chậm tiến độ, cơ cấu lại nền kinh tế chưa đáp ứng được tình hình thực tiễn; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn Nhà nước còn chậm, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn khó khăn. Việc sắp xếp tinh gọn, hiệu quả bộ máy của một số cơ quan, đơn vị chưa quyết liệt. Tình hình an ninh, trật tự xã hội của một số địa phương còn diễn biến phức tạp. Ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ còn bị động. Tình hình thế giới, khu vực còn diễn biến khó lường, tiềm ẩn những nguy cơ suy giảm về kinh tế, việc làm trên toàn cầu từ dịch bệnh COVID -19; xu hướng bảo hộ, cạnh tranh chiến lược giữa các quốc gia lớn, nền kinh tế lớn diễn ra phức tạp, đối mặt với những thách thức mới và bất bình đẳng.
- Tuyên truyền mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2021 thể hiện trong Kết luận 77 - KL/TW, ngày 5/6/2020 của Bộ Chính trị về “Chủ trương khắc phục tác động của đại dịch COVID -19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế đất nước”; Kết luận 91 - KL/TW, ngày 22/10/2020 của Hội nghị Trung ương lần thứ 13 khóa XII về “Tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước năm 2020, phương hướng, nhiệm vụ năm 2021”; Nghị quyết 124/2020/QH14, ngày 11/11/2020 của Quốc hội, được cụ thể hóa thành 11 nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ.
1.2. Phạm vi của tỉnh
- Khẳng định kết quả phát triển kinh tế của tỉnh trong năm 2020:
Năm 2020 qua đi trong bối cảnh hết sức khó khăn, đại dịch COVID-19 bùng phát với tốc độ lây lan nhanh trên toàn cầu và diễn biến vô cùng phức tạp, khó lường. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết bất ổn, thiên tai liên tiếp xảy ra, nhất là mưa bão và xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã tác động bất lợi đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Trước nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự quyết tâm cao của lãnh đạo tỉnh, của các sở, ban ngành, đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh được ổn định, đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực. “Mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phục hồi, phát triển kinh tế được thực hiện thành công, kết quả đạt và vượt 9/13 chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh đề ra (bao gồm 02 chỉ tiêu vượt và 07 chỉ tiêu đạt). Một số kết quả cụ thể như: Tổng sản phẩm GRDP trên địa bàn thực hiện năm 2020 (theo giá so sánh 2010) tăng 2,69% so cùng kỳ; Tổng sản lượng lúa cả năm đạt xấp xỉ 3,996 triệu tấn, gần bằng 102% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2020 đạt 130,4 ngàn tỷ đồng, tăng 5,16% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2020 đạt 930 triệu USD, tăng 4,49% so với cùng kỳ, đạt 100% so với kế hoạch năm. Có 851 doanh nghiệp thành lập mới và 557 đơn vị trực thuộc đăng ký hoạt động với tổng số vốn đăng ký là 7.288 tỷ đồng. Thu hút được 49 dự án đăng ký đầu tư mới (01 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, 48 dự án đầu tư trong nước) với tổng vốn đăng ký mới khoảng 9.876 tỷ đồng. Toàn tỉnh có 61/119 xã được công nhận đạt chuẩn “xã nông thôn mới”, đạt tỷ lệ 51,2% tổng số xã… Dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát; an sinh xã hội, đời sống nhân dân được chăm lo tốt; trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, quốc phòng, an ninh được giữ vững.
- Làm rõ tồn tại, hạn chế cần khắc phục và khó khăn, thách thức trong thời gian tới, đó là:
Năm qua bên cạnh những mặt được, tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến các hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh và đời sống của người dân. Tăng trưởng GRDP không đạt kế hoạch đề ra; các lĩnh vực thương mại, dịch vụ bị đình trệ; thu ngân sách giảm so cùng kỳ. Ngành du lịch của tỉnh giảm về số lượt khách lẫn doanh thu. Tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, hạn hán xâm nhập mặn mùa khô, mưa lũ bất thường, sạt lở bờ sông thường xuyên diễn ra làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân. Tội phạm ma túy xảy ra nhiều vụ phức tạp, tai nạn giao thông vẫn còn mức cao.
Năm 2021 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; bầu cử Quốc hội khóa XV, bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 và là năm đầu tiên thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và các kế hoạch theo các nghị quyết của Đảng. Dự báo tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; đại dịch COVID-19 chưa thể sớm kết thúc, tác động tiêu cực có thể kéo dài. Trong nước, tác động của dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn tiếp tục diễn biến phức tạp; yêu cầu cho đầu tư phát triển, phòng, chống dịch, bảo đảm an sinh xã hội rất lớn trong khi nguồn lực còn hạn chế.
Tuyên truyền mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 theo nội dung Nghị quyết số 34/NQ-HĐND, ngày 08/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang về nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2021, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh; phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn, dự báo triển vọng phát triển trên các lĩnh vực, nhất là khu vực nông – lâm – thủy sản, đầu tư phát triển hạ tầng, kết nối giao thông…
2. Tiếp tục tuyên truyền nghị quyết, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực kinh tế - xã hội
- Tuyên truyền nghị quyết, chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Năm 2020, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã bám sát tình hình thực tiễn và ban hành, chỉ đạo thông qua các kết luận, như: Kết luận số 70-KL/TW, ngày 9/3/2020 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”; Kết luận số 77-KL/TW, ngày 5/6/2020 của Bộ Chính trị về “Chủ trương khắc phục tác động của đại dịch COVID-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế đất nước”; Kết luận số 93-KL/TW, ngày 20/11/2020 của Ban Bí thư về “Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 16/4/2010 của Bộ Chính trị khóa X về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”…
- Tuyên truyền các nghị quyết, bộ luật mới của Quốc hội ban hành và các bộ luật đến thời điểm thực hiện; tuyên truyền kết quả kỳ họp lần thứ 9, lần thứ 10 của Quốc hội khóa 14, các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Nghị quyết số 120/2020/QH14, ngày 19/6/2020 về “Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”; Nghị quyết số 128/2020/QH14, ngày 12/11/2020 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2021; Nghị quyết số 129/2020/QH14, ngày 13/11/2020 về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2021; Nghị quyết số 105/2020/QH14, ngày 9/6/2020 về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2021.
- Tuyên truyền các nghị quyết, chỉ thị, chương trình hành động, chính sách mới của Chính phủ: Tuyên truyền Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021; Nghị quyết số 02/NQ-CP, ngày 01/01/2021 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021; Nghị quyết số 128/NQ-CP, ngày 11/9/2020 về các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển các vùng kinh tế trọng điểm; Nghị quyết số 161/NQ-CP, ngày 29/10/2020 về đẩy mạnh đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
- Tuyên truyền những quan điểm, chủ trương, định hướng lớn về phát triển kinh tế - xã hội của Đại hội XIII của Đảng, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhất là những quyết sách đúng đắn, mạnh mẽ của Đảng để tạo bứt phá phát triển nhanh và bền vững đất nước, của tỉnh trong những năm tới. Tuyên truyền về các chủ trương, chính sách, như: Giáo dục, y tế, văn hóa, an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội, công tác phòng chống thiên tai, phòng, chống cháy nổ, vệ sinh, an toàn thực phẩm; tập trung thông tin cảnh báo về an toàn giao thông, hàng lậu, hàng giả, kém chất lượng, nạn cờ bạc, mê tín dị đoan trong dịp gần Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021.
3. Công tác điều hành, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương trong triển khai các chủ trương, chính sách, pháp luật về kinh tế - xã hội
- Tuyên truyền công tác chỉ đạo, điều hành, phương châm hành động của Chính phủ năm 2021 “Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, khát vọng phát triển” và 8 trọng tâm chỉ đạo, điều hành để phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu năm 2021.
- Tập trung phản ánh công tác chỉ đạo tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI; các nhiệm vụ, giải pháp của Chính phủ, của tỉnh trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại…
Tuyên truyền chương trình hành động của các cấp, các ngành, địa phương thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh, sự chủ động của cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân trong đổi mới, quyết liệt hành động, phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc, thể hiện bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam để thực hiện linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu kép” vừa chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước, của tỉnh năm 2021 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025.
4. Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế
- Tuyên truyền chủ trương, đường lối, nhiệm vụ đối ngoại của Đại hội XIII của Đảng, tiếp tục tuyên truyền Chỉ thị 32-CT/TW, ngày 18/2/2019 của Bộ Chính trị về “Tăng cường và nâng cao hiệu quả quan hệ đối ngoại đảng trong tình hình mới”; Chỉ thị số 25-CT/TW, ngày 08/8/2018 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030”. Tuyên truyền kết quả đạt được trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020 và vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (2020 - 2021).
- Tập trung tuyên truyền các hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để tạo thuận lợi cho đất nước phát triển nhanh và bền vững, nhất là quảng bá hình ảnh, danh lam thắng cảnh của Việt Nam ra thế giới; tăng cường hợp tác quốc tế ứng phó đại dịch COVID-19 và thực hiện tốt công tác bảo hộ công dân.
- Tuyên truyền những thành tựu, kết quả trong hội nhập kinh tế quốc tế, chủ động thu hút nguồn lực đầu tư từ bên ngoài, tham gia hiệu quả các liên kết kinh tế quốc tế nhằm đa dạng hóa thị trường, đối tác… để phát triển kinh tế đất nước trong tình hình mới.
- Tuyên truyền thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội tỉnh trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
5. Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng; đấu tranh với tội phạm trên lĩnh vực kinh tế -xã hội; tuyên truyền công tác chỉ đạo phát hiện và xử lý tham nhũng; phòng, chống trấn áp các loại tội phạm về kinh tế, những kết quả để lại dấu ấn tốt tạo hiệu ứng tích cực trong xã hội; chủ động đấu tranh, ngăn chặn thông tin xấu độc trên mạng xã hội đi ngược lại lợi ích chung của đất nước.
6. Đẩy mạnh tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước và các sự kiện lớn của đất nước ở các cấp, các ngành và địa phương, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; coi trọng tuyên truyền, cổ vũ những cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, vượt khó để vươn lên trong học tập, lao động, sản xuất, kinh doanh, tạo sự lan tỏa tích cực, khơi dậy khát vọng, lòng yêu nước, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đề nghị Ban cán sự đảng Ủy ban nhân nhân dân tỉnh chỉ đạo
1.1. Các sở, ngành, địa phương, đơn vị trong tỉnh
- Tăng cường thông tin, tuyên truyền về nhiệm vụ, mục tiêu và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 của Trung ương, của tỉnh; các chủ trương, đường lối phát triển đất nước theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI; chủ động thực hiện các mục tiêu, nhóm giải pháp cụ thể của sở, ngành, từ đó đánh giá, dự báo để có biện pháp kịp thời, đồng bộ ứng phó đối với những khó khăn, thách thức và tận dụng thời cơ.
- Triển khai Quyết định số 238-QĐ/TW, ngày 30/9/2020 của Ban Bí thư ban hành Quy chế phối hợp giữa ban tuyên giáo các cấp với cơ quan nhà nước cùng cấp trong việc thực thi pháp luật, triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề nổi cộm, Nhân dân quan tâm.
1.2. Sở Thông tin và Truyền thông
Tăng cường quản lý nhà nước đối với các cơ quan báo chí, truyền thông trong tỉnh, chủ động thông tin tuyên truyền về kết quả của Đại hội XIII của Đảng bảo đảm đúng sự chỉ đạo, định hướng chính trị, tư tưởng, tạo không khí phấn khởi, tin tưởng vào chủ trương, đường lối Đại hội XIII của Đảng và các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; xử lý kịp thời những vi phạm của cơ quan báo chí và phóng viên trong hoạt động báo chí.
1.3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, triển lãm, cổ động trực quan về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, các sự kiện hội nhập quốc tế nổi bật và kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm 2021. Phối hợp xây dựng kế hoạch quảng bá du lịch, danh lam, thắng cảnh, bản sắc văn hóa, vùng đất, con người An Giang.
2. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh
- Tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, khát vọng phát triển đất nước trong những năm tới, hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, lập thành tích chào mừng cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.
- Thực hiện tốt công tác dân vận, quy chế dân chủ cơ sở, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và các nghị quyết của Trung ương, địa phương.
3. Các cơ báo chí, truyền thông trong tỉnh
- Bám sát nội dung hướng dẫn, định hướng của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; chủ động thông tin, tuyên truyền các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; tuyên truyền các hoạt động chào mừng thành công Đại hội XIII của Đảng, công tác tổ chức quán triệt, học tập chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI.
- Mở các chuyên mục, chuyên trang và các phóng sự, bài viết đánh giá thành công, kết quả phát triển kinh tế - xã hội của nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng, thành tựu 35 năm đổi mới của đất nước, từ đó thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động tạo sự lạc quan, tin tưởng của Nhân dân về triển vọng phát triển đất nước năm 2021.
- Tăng cường tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước, biểu dương kịp thời gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiêu biểu, tiên tiến, lan tỏa sự tích cực trong xã hội; đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta.
- Tập trung thông tin, tuyên truyền về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết của Ban Chấp hành Trưng ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và xây dựng Đảng.
- Thực hiện chỉ đạo định hướng của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về các hướng dẫn, tuyên truyền chuyên đề kinh tế - xã hội.
4. Ban tuyên giáo các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy
- Tổ chức tuyên truyền, quán triệt thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp; Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, trong đó tập trung quán triệt chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, nỗ lực phấn đấu với quyết tâm cao thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, năm đầu tiên thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025.
- Chủ động nắm bắt tâm trạng, tư tưởng và nguyện vọng chính đáng của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên lĩnh vực kinh tế - xã hội; từ đó kịp thời tham mưu, đề xuất giải pháp cho lãnh đạo cấp ủy định hướng dư luận xã hội, ngăn chặn những vấn đề phức tạp, không để xảy ra “điểm nóng”, nhất là vào thời điểm bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.
- Cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia, hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước, quyết tâm triển khai thực hiện đưa nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống.
K/T TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN THƯỜNG TRỰC
(đã ký) Trình Lam Sinh
(đã ký) Trình Lam Sinh