Chủ tịch nước dự Hội thảo khoa học nhân kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng
- Được đăng: Chủ nhật, 19 Tháng 8 2018 16:00
- Lượt xem: 4355
(TGAG)- Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2018), chiều ngày 19-8-2018, tại UBND tỉnh An Giang, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Tỉnh ủy An Giang tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng - người cộng sản mẫu mực, nhà lãnh đạo nổi tiếng của cách mạng Việt Nam”.
Hội thảo vinh dự được đón tiếp Chủ tịch nước Trần Đại Quang; Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng cùng tham dự. Chủ trì hội thảo: Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; đồng chí Võ Thị Ánh Xuân - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang; đồng chí Lê Quốc Lý - Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Hơn 200 đại biểu là các nhà khoa học, nhà nghiên cứu ở trung ương và địa phương tham dự.
Phát biểu đề dẫn Hội thảo, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đồng chí Tôn Đức Thắng là “người con rất ưu tú của Tổ quốc”, một trong những người chiến sĩ tiên phong của cách mạng Việt Nam. Với 92 năm tuổi đời, gần 70 năm hoạt động cách mạng liên tục, được Đảng và Nhà nước phân công giữ nhiều trọng trách, đồng chí đã có những cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam, vì độc lập, tự do cho Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, vì sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế”.
Tại hội thảo, lãnh đạo tỉnh An Giang tham luận ôn lại cuộc đời, sự nghiệp và những câu chuyện cảm động về Chủ tịch Tôn Đức Thắng, qua đó khẳng định đức tính chuyên cần, siêng năng, chăm chỉ, lối sống bình dị, đạm bạc, thanh cao, chính trực, trong sáng, hết lòng vì nước, vì dân của Bác Tôn sẽ mãi là tấm gương sáng để các thế hệ hôm nay học tập và noi theo.
Tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp hoạt động của Bác Tôn trong bao nổi thăng trầm của đất nước, chúng ta thấy được Bác Tôn là một chứng nhân lịch sử theo suốt cuộc trường chinh vì độc lập, tự do và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc, bắt đầu từ thời kỳ đấu tranh giành chính quyền trong những năm 1930 cho đến cuộc kháng chiến 30 năm chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược 1945-1975 và 2 cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc của Tổ quốc...
Các đại biểu, nhà khoa học tham dự hội thảo cho rằng, đạo đức cách mạng, tinh thần đại đoàn kết dân tộc của Bác Tôn là những giá trị lịch sử, là bài học lớn về công tác công vận và xây dựng tổ chức Công đoàn Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Nói về phẩm chất của Bác Tôn, dù ở cương vị nào Bác Tôn cũng thể hiện nghiêm túc phẩm chất đạo đức của người cách mạng: Lúc nào cũng chuyên cần, siêng năng, chăm chỉ; sống bình dị, đạm bạc, thanh cao; luôn giữ lòng thanh liêm, chính trực, trong sáng; không màng cao sang, tiền tài, danh lợi; hết lòng vì nước, vì dân, luôn sẵn sàng hy sinh cái riêng cho cái chung, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích riêng.
Phát biểu tổng kết Hội thảo, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đánh giá cao các tham luận đã thể hiện sự nghiêm túc trên cơ sở nguồn tư liệu lịch sử phong phú, làm sáng tỏ hơn thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Các tham luận không chỉ có giá trị về học thuật mà còn là sự bày tỏ tình cảm kính trọng, sâu sắc, niềm tự hào và sự tri ân của thế hệ đi sau đối với nhà lãnh đạo xuất sắc, đáng kính.
Bằng lý luận thực tiễn, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng khẳng định: "Công lao to lớn, sự nghiệp vẻ vang và phẩm chất cao quý của đồng chí Tôn Đức Thắng sống mãi với cách mạng Việt Nam, với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Từ tấm gương ngời sáng của đồng chí, chúng ta càng vững tin hơn vào con đường “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” mà Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh và toàn thể dân tộc ta đã lựa chọn".
Thành công của hội thảo làm rõ hơn cuộc đời hoạt động cách mạng phong phú, những đóng góp to lớn của Chủ tịch Tôn Đức Thắng với Đảng và cách mạng Việt Nam, góp phần vào việc bồi dưỡng, giáo dục lý tưởng và truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ; đồng thời góp phần thực hiện thành công Nghị quyết XII của Đảng, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) và Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị (khóa XII).
Hội thảo vinh dự được đón tiếp Chủ tịch nước Trần Đại Quang; Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng cùng tham dự. Chủ trì hội thảo: Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; đồng chí Võ Thị Ánh Xuân - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang; đồng chí Lê Quốc Lý - Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Hơn 200 đại biểu là các nhà khoa học, nhà nghiên cứu ở trung ương và địa phương tham dự.
Phát biểu đề dẫn Hội thảo, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đồng chí Tôn Đức Thắng là “người con rất ưu tú của Tổ quốc”, một trong những người chiến sĩ tiên phong của cách mạng Việt Nam. Với 92 năm tuổi đời, gần 70 năm hoạt động cách mạng liên tục, được Đảng và Nhà nước phân công giữ nhiều trọng trách, đồng chí đã có những cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam, vì độc lập, tự do cho Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, vì sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế”.
Tại hội thảo, lãnh đạo tỉnh An Giang tham luận ôn lại cuộc đời, sự nghiệp và những câu chuyện cảm động về Chủ tịch Tôn Đức Thắng, qua đó khẳng định đức tính chuyên cần, siêng năng, chăm chỉ, lối sống bình dị, đạm bạc, thanh cao, chính trực, trong sáng, hết lòng vì nước, vì dân của Bác Tôn sẽ mãi là tấm gương sáng để các thế hệ hôm nay học tập và noi theo.
Tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp hoạt động của Bác Tôn trong bao nổi thăng trầm của đất nước, chúng ta thấy được Bác Tôn là một chứng nhân lịch sử theo suốt cuộc trường chinh vì độc lập, tự do và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc, bắt đầu từ thời kỳ đấu tranh giành chính quyền trong những năm 1930 cho đến cuộc kháng chiến 30 năm chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược 1945-1975 và 2 cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc của Tổ quốc...
Các đại biểu, nhà khoa học tham dự hội thảo cho rằng, đạo đức cách mạng, tinh thần đại đoàn kết dân tộc của Bác Tôn là những giá trị lịch sử, là bài học lớn về công tác công vận và xây dựng tổ chức Công đoàn Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Nói về phẩm chất của Bác Tôn, dù ở cương vị nào Bác Tôn cũng thể hiện nghiêm túc phẩm chất đạo đức của người cách mạng: Lúc nào cũng chuyên cần, siêng năng, chăm chỉ; sống bình dị, đạm bạc, thanh cao; luôn giữ lòng thanh liêm, chính trực, trong sáng; không màng cao sang, tiền tài, danh lợi; hết lòng vì nước, vì dân, luôn sẵn sàng hy sinh cái riêng cho cái chung, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích riêng.
Phát biểu tổng kết Hội thảo, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đánh giá cao các tham luận đã thể hiện sự nghiêm túc trên cơ sở nguồn tư liệu lịch sử phong phú, làm sáng tỏ hơn thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Các tham luận không chỉ có giá trị về học thuật mà còn là sự bày tỏ tình cảm kính trọng, sâu sắc, niềm tự hào và sự tri ân của thế hệ đi sau đối với nhà lãnh đạo xuất sắc, đáng kính.
Bằng lý luận thực tiễn, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng khẳng định: "Công lao to lớn, sự nghiệp vẻ vang và phẩm chất cao quý của đồng chí Tôn Đức Thắng sống mãi với cách mạng Việt Nam, với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Từ tấm gương ngời sáng của đồng chí, chúng ta càng vững tin hơn vào con đường “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” mà Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh và toàn thể dân tộc ta đã lựa chọn".
Thành công của hội thảo làm rõ hơn cuộc đời hoạt động cách mạng phong phú, những đóng góp to lớn của Chủ tịch Tôn Đức Thắng với Đảng và cách mạng Việt Nam, góp phần vào việc bồi dưỡng, giáo dục lý tưởng và truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ; đồng thời góp phần thực hiện thành công Nghị quyết XII của Đảng, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) và Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị (khóa XII).
Trúc Quỳnh