Chủ tịch Tôn Đức Thắng - người cộng sản mẫu mực, nhà lãnh đạo nổi tiếng của cách mạng Việt Nam
- Được đăng: Thứ bảy, 18 Tháng 8 2018 15:06
- Lượt xem: 3406
(TG)-Đồng chí Tôn Đức Thắng là “người con rất ưu tú của Tổ quốc” (1), một trong những người chiến sĩ tiên phong của cách mạng Việt Nam. Với 92 năm tuổi đời, gần 70 năm hoạt động cách mạng liên tục, được Đảng và Nhà nước phân công giữ nhiều trọng trách, đồng chí đã có những cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam, vì độc lập, tự do cho Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, vì sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
1. Đồng chí Tôn Đức Thắng là người sáng lập ra tổ chức công hội đầu tiên ở Việt Nam, người chiến sĩ tiên phong và vị lãnh tụ của giai cấp công nhân Việt Nam
Sinh ra trong một gia đình nông dân tại Cù lao Ông Hổ, xã Mỹ Hòa Hưng, tổng Định Thành, tỉnh Long Xuyên, nay thuộc TP Long Xuyên, tỉnh An Giang, tiếp thu truyền thống văn hóa - lịch sử của dân tộc, quê hương và gia đình, với tấm lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, người thanh niên Tôn Đức Thắng đã sớm gắn bó với giai cấp công nhân Việt Nam, cùng lao động và cùng tham gia phong trào đấu tranh của những người thợ. Ngay từ khi 24 tuổi, Tôn Đức Thắng đã tham gia lãnh đạo cuộc bãi công của công nhân Xưởng Ba Son và bãi khóa của học sinh trường Bá Nghệ Sài Gòn.
Qua những năm trực tiếp hoạt động trong phong trào công nhân, lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh bãi công, bãi khóa, Tôn Đức Thắng đã nhận thức được vai trò lãnh đạo của tổ chức công đoàn đối với giai cấp công nhân. Theo đó, đồng chí cho rằng: phải thông qua tổ chức và bằng con đường tổ chức, công nhân mới ý thức được sứ mệnh và sức mạnh của mình trong cuộc đấu tranh với kẻ thù của giai cấp, đem lại lợi quyền thiết thực cho giai cấp mình.
Từ những cuộc vận động công nhân tham gia vào các hội tương tế, ái hữu, khoảng cuối năm 1920, cùng với một số anh em công nhân, Tôn Đức Thắng đã lập ra Công hội bí mật ở Sài Gòn - tổ chức công hội đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của đồng chí, Công hội bí mật đã tổ chức nhiều cuộc đấu tranh, tiêu biểu nhất là cuộc bãi công vào tháng 8-1925 của hơn 1.000 công nhân Xưởng Ba Son ủng hộ giai cấp công nhân Trung Quốc, phản đối sự câu kết giữa thực dân Pháp với chính quyền Tưởng Giới Thạch đàn áp công nhân ở TP Quảng Châu. Cuộc bãi công Ba Son là một mốc son đánh dấu bước trưởng thành, trình độ tự giác của giai cấp công nhân Việt Nam; thể hiện năng lực tổ chức, ý thức giác ngộ, đoàn kết giai cấp, đoàn kết quốc tế; kết hợp chặt chẽ giữa khẩu hiệu đấu tranh kinh tế với mục tiêu đấu tranh chính trị. Đặc biệt, cuộc bãi công của công nhân Ba Son đã có tiếng vang lớn, vượt khỏi phạm vi trong nước và sự kiện này được đề cập trên diễn đàn Đại hội VI Quốc tế Cộng sản năm 1928. Thành công của cuộc đấu tranh cho thấy sức mạnh của Công hội và vai trò, uy tín của người đứng đầu Tôn Đức Thắng. Thắng lợi này cũng khẳng định sự chuyển biến mạnh mẽ của phong trào công nhân Việt Nam từ “tự phát” lên “tự giác”; khẳng định vai trò, chức năng của Công hội trong việc vận động, tổ chức đông đảo quần chúng vào cuộc đấu tranh yêu nước vì nền độc lập dân tộc, vì quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của người lao động.
2. Đồng chí Tôn Đức Thắng là người cộng sản mẫu mực, cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân
Chọn hướng đi cùng với giai cấp công nhân, từ những cuộc đấu tranh của phong trào công nhân trong nước, Tôn Đức Thắng đã đến với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đến với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam.
Công hội bí mật là cơ sở thực tiễn để Tôn Đức Thắng sớm đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin và con đường cách mạng của Nguyễn Ái Quốc. Đầu năm 1927, Tôn Đức Thắng gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên và đóng vai trò tích cực trong việc lập ra Kỳ bộ Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên Nam Kỳ. Từ giữa năm 1927, trên cương vị Ủy viên Ban Chấp hành Kỳ bộ, đồng chí đã tham gia vận động thành lập chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam. Tháng 7-1929, đồng chí bị thực dân Pháp bắt, kết án 20 năm khổ sai và bị đày ra Côn Đảo. Trong những năm tháng bị giam cầm nơi “địa ngục trần gian”, đồng chí luôn nêu cao tinh thần cách mạng, ý chí đấu tranh và vững tin vào thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp giải phóng dân tộc. Hình ảnh người “cặp rằng” (người cai tù) trong hầm xay lúa - nơi “địa ngục của địa ngục trần gian”, hiên ngang và không khuất phục trước cai ngục Pháp song tràn đầy tình thương và lòng cảm hóa sâu sắc những người tù đã thể hiện phẩm chất cách mạng cao quý của người cộng sản Tôn Đức Thắng.
Trở về đất liền sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, đồng chí đã tham gia ngay vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Trên nhiều cương vị khác nhau, đồng chí đã góp phần tích cực vào thắng lợi của cuộc kháng chiến, kiến quốc. Đồng chí là biểu tượng sinh động cho chính sách đại đoàn kết của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt trong giai đoạn đất nước thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, đồng chí Tôn Đức Thắng được bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Với cương vị là người lãnh đạo cao nhất của Nhà nước, đồng chí đã cùng Trung ương Đảng, Nhà nước lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi, giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất Tổ quốc và đưa cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tại Kỳ họp đầu tiên của Quốc hội thống nhất vào tháng 7-1976, đồng chí được bầu là Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trên những trọng trách công tác được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, đồng chí Tôn Đức Thắng luôn thể hiện nổi bật lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng, một người cộng sản kiên cường, mẫu mực, người lãnh đạo uy tín của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam, “một trong những người bạn chiến đấu thân thiết lâu năm của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, (2) người kế tục xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người chiến sĩ trung thành của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
3. Đồng chí Tôn Đức Thắng là người tiêu biểu nhất cho chính sách đại đoàn kết của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Nhận thức rõ truyền thống đoàn kết của dân tộc, đồng chí đã tham gia lãnh đạo Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam từ những ngày đầu mới thành lập, đồng thời tích cực ủng hộ chủ trương thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh với phương châm: đoàn kết với bất cứ ai có thể đoàn kết, tranh thủ bất cứ ai có thể tranh thủ, trung lập bất cứ ai có thể trung lập được, phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù, đồng thời tranh thủ cao nhất sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, mở rộng khối đại đoàn kết.
Đồng chí Tôn Đức Thắng đã chỉ đạo triển khai thành công chính sách đại đoàn kết của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh, làm cho Mặt trận dân tộc thống nhất ngày càng mở rộng và củng cố; khẳng định trên thực tế sức mạnh đoàn kết toàn dân là sức mạnh vô địch, là sức mạnh làm nên chiến thắng. Dưới sự lãnh đạo của đồng chí, Mặt trận Liên Việt (sau này là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) đã giương cao cờ đại đoàn kết toàn dân tộc, hoàn thành sứ mệnh lịch sử giao phó, đánh thắng các đế quốc xâm lược và mọi thế lực phản động, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới. Tư tưởng của đồng chí về phương cách thực hiện đại đoàn kết vì mục tiêu chung: “ích nước, lợi dân”, vì độc lập, thống nhất, dân chủ; thực hiện chính sách liên minh giai cấp trên nền tảng thống nhất quyền lợi giữa các giai cấp; chú trọng tới quyền lợi của đông đảo quần chúng cần lao… đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Trên bình diện quốc tế, là đại diện cho giai cấp công nhân Việt Nam hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, đồng chí Tôn Đức Thắng “đã biết lựa chọn một chỗ đứng chính trị làm vinh dự cho giai cấp công nhân Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam… đó là ủng hộ Cách mạng Tháng Mười, bảo vệ chính quyền Xô-viết Nga bằng hành động phản chiến - kéo cờ đỏ trên một chiến hạm Pháp trong số các chiến hạm đang tiến đánh nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên” (3). Đây là “một hành động mà lúc bấy giờ được xem là hiếm có, hơn thế nữa, là một hành động xuất chúng” (4).
Là người chiến sĩ cách mạng suốt đời phấn đấu cho sự phát triển tình hữu nghị với tất cả các dân tộc trên thế giới vì độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội, trên cương vị Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ hòa bình thế giới của Việt Nam, đồng chí Tôn Đức Thắng có nhiều cống hiến đối với phong trào hòa bình thế giới. Năm 1955, đồng chí vinh dự được Ủy ban Giải thưởng hòa bình quốc tế Lê-nin tặng Giải thưởng Lê-nin Vì hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc.
4. Đồng chí Tôn Đức Thắng là tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng
Bác Tôn, như nhiều người vẫn gọi, là người sống chân thành mà chí khí cao cả, làm nhiều nhưng nói ít, luôn nỗ lực phấn đấu hoàn toàn không vì ham muốn địa vị, vật chất mà là vì nước, vì dân; là vị lãnh tụ của nhân dân, tràn đầy tình yêu thương đồng chí, đồng bào. Cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác là một tấm gương sáng ngời để chúng ta học tập.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận xét: “Đồng chí Tôn Đức Thắng là một gương mẫu đạo đức cách mạng: suốt đời cần kiệm liêm chính; suốt đời hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân” (5).
Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khẳng định: “... chất người Tôn Đức Thắng, sản phẩm tổng hợp của chất hào hiệp Nam Bộ, chất kiên cường và tài năng sáng tạo Việt Nam, chất tiên phong của giai cấp công nhân, chất cách mạng của người yêu nước, người cộng sản, chất nhân đạo của con người. Tinh túy của chất ấy là lòng thương nước, yêu dân, niềm ưu ái với đồng bào, đồng chí; niềm tin sắt đá vào thắng lợi của cách mạng mặc dù mọi khó khăn, gian khổ, tinh thần một lòng, một dạ phục vụ nhân dân, đức chí công vô tư quên mình, sự khiêm tốn, giản dị hồn nhiên, trong sáng” (6).
Anh hùng Lao động, GS Trần Văn Giàu cũng viết về đồng chí Tôn Đức Thắng: “... tác phẩm hay nhất của Cụ chính là cuộc đời của Cụ. Cụ Tôn là một người hành động, một người có lẽ không có ý gì muốn để lại cho đời sau bằng các tác phẩm của mình. Nhưng thực tế Người đã để lại cho đời sau chúng ta rất nhiều “tác phẩm” bằng hành động, bằng việc làm và những lời nói. Đó là những tác phẩm hay hơn nhiều những bài viết!”(7).
Công lao to lớn, sự nghiệp vẻ vang và phẩm chất cao quý của đồng chí Tôn Đức Thắng sống mãi với cách mạng Việt Nam, với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Từ tấm gương ngời sáng của đồng chí, chúng ta càng vững tin hơn vào con đường “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” mà Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh và toàn thể dân tộc ta đã lựa chọn. Vững vàng với niềm tin đó, chúng ta càng có ý chí quyết tâm, nỗ lực hơn nữa để hoàn thành tốt các nhiệm vụ trên cương vị công tác của mình, đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, góp phần xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” như Bác Hồ, Bác Tôn lúc sinh thời hằng mong muốn.
__________
(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 11, tr.519.
(2) Điếu văn do Đồng chí Trường Chinh, Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy Ban Thường vụ Quốc hội đọc trong Lễ truy điệu đồng chí Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Trong: Tôn Đức Thắng, người cộng sản mẫu mực, biểu tượng của đại đoàn kết (Hồi ký), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.
(3) Trần Văn Giàu: “Bảy ngọn núi An Giang trong cuộc đời gần trăm năm của Cụ Tôn Đức Thắng”, trong: Bác Tôn và chúng ta, Ban Khoa học xã hội Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, 1988, tr.93.
(4) Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Chúng ta luôn nhớ mãi Bác Tôn”, trong Tôn Đức Thắng, người cộng sản mẫu mực, biểu tượng của đại đoàn kết, Sđd, tr.32.
(5) Hồ Chí Minh: Toàn tập Sđd, tập 11, tr.520.
(6) Phạm Văn Đồng: “Bác Tôn - nhà cách mạng bất tử”, trong Tôn Đức Thắng, người cộng sản mẫu mực, biểu tượng của đại đoàn kết, Sđd, tr.24.
(7) Trần Văn Giàu: “Cụ Tôn đã để lại cho chúng ta tác phẩm cuộc đời”, trong Tôn Đức Thắng, người cộng sản mẫu mực, biểu tượng của đại đoàn kết, Sđd, tr.181.
Nguyễn Xuân Thắng
Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
1. Đồng chí Tôn Đức Thắng là người sáng lập ra tổ chức công hội đầu tiên ở Việt Nam, người chiến sĩ tiên phong và vị lãnh tụ của giai cấp công nhân Việt Nam
Sinh ra trong một gia đình nông dân tại Cù lao Ông Hổ, xã Mỹ Hòa Hưng, tổng Định Thành, tỉnh Long Xuyên, nay thuộc TP Long Xuyên, tỉnh An Giang, tiếp thu truyền thống văn hóa - lịch sử của dân tộc, quê hương và gia đình, với tấm lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, người thanh niên Tôn Đức Thắng đã sớm gắn bó với giai cấp công nhân Việt Nam, cùng lao động và cùng tham gia phong trào đấu tranh của những người thợ. Ngay từ khi 24 tuổi, Tôn Đức Thắng đã tham gia lãnh đạo cuộc bãi công của công nhân Xưởng Ba Son và bãi khóa của học sinh trường Bá Nghệ Sài Gòn.
Qua những năm trực tiếp hoạt động trong phong trào công nhân, lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh bãi công, bãi khóa, Tôn Đức Thắng đã nhận thức được vai trò lãnh đạo của tổ chức công đoàn đối với giai cấp công nhân. Theo đó, đồng chí cho rằng: phải thông qua tổ chức và bằng con đường tổ chức, công nhân mới ý thức được sứ mệnh và sức mạnh của mình trong cuộc đấu tranh với kẻ thù của giai cấp, đem lại lợi quyền thiết thực cho giai cấp mình.
Từ những cuộc vận động công nhân tham gia vào các hội tương tế, ái hữu, khoảng cuối năm 1920, cùng với một số anh em công nhân, Tôn Đức Thắng đã lập ra Công hội bí mật ở Sài Gòn - tổ chức công hội đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của đồng chí, Công hội bí mật đã tổ chức nhiều cuộc đấu tranh, tiêu biểu nhất là cuộc bãi công vào tháng 8-1925 của hơn 1.000 công nhân Xưởng Ba Son ủng hộ giai cấp công nhân Trung Quốc, phản đối sự câu kết giữa thực dân Pháp với chính quyền Tưởng Giới Thạch đàn áp công nhân ở TP Quảng Châu. Cuộc bãi công Ba Son là một mốc son đánh dấu bước trưởng thành, trình độ tự giác của giai cấp công nhân Việt Nam; thể hiện năng lực tổ chức, ý thức giác ngộ, đoàn kết giai cấp, đoàn kết quốc tế; kết hợp chặt chẽ giữa khẩu hiệu đấu tranh kinh tế với mục tiêu đấu tranh chính trị. Đặc biệt, cuộc bãi công của công nhân Ba Son đã có tiếng vang lớn, vượt khỏi phạm vi trong nước và sự kiện này được đề cập trên diễn đàn Đại hội VI Quốc tế Cộng sản năm 1928. Thành công của cuộc đấu tranh cho thấy sức mạnh của Công hội và vai trò, uy tín của người đứng đầu Tôn Đức Thắng. Thắng lợi này cũng khẳng định sự chuyển biến mạnh mẽ của phong trào công nhân Việt Nam từ “tự phát” lên “tự giác”; khẳng định vai trò, chức năng của Công hội trong việc vận động, tổ chức đông đảo quần chúng vào cuộc đấu tranh yêu nước vì nền độc lập dân tộc, vì quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của người lao động.
2. Đồng chí Tôn Đức Thắng là người cộng sản mẫu mực, cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân
Chọn hướng đi cùng với giai cấp công nhân, từ những cuộc đấu tranh của phong trào công nhân trong nước, Tôn Đức Thắng đã đến với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đến với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam.
Công hội bí mật là cơ sở thực tiễn để Tôn Đức Thắng sớm đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin và con đường cách mạng của Nguyễn Ái Quốc. Đầu năm 1927, Tôn Đức Thắng gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên và đóng vai trò tích cực trong việc lập ra Kỳ bộ Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên Nam Kỳ. Từ giữa năm 1927, trên cương vị Ủy viên Ban Chấp hành Kỳ bộ, đồng chí đã tham gia vận động thành lập chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam. Tháng 7-1929, đồng chí bị thực dân Pháp bắt, kết án 20 năm khổ sai và bị đày ra Côn Đảo. Trong những năm tháng bị giam cầm nơi “địa ngục trần gian”, đồng chí luôn nêu cao tinh thần cách mạng, ý chí đấu tranh và vững tin vào thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp giải phóng dân tộc. Hình ảnh người “cặp rằng” (người cai tù) trong hầm xay lúa - nơi “địa ngục của địa ngục trần gian”, hiên ngang và không khuất phục trước cai ngục Pháp song tràn đầy tình thương và lòng cảm hóa sâu sắc những người tù đã thể hiện phẩm chất cách mạng cao quý của người cộng sản Tôn Đức Thắng.
Trở về đất liền sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, đồng chí đã tham gia ngay vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Trên nhiều cương vị khác nhau, đồng chí đã góp phần tích cực vào thắng lợi của cuộc kháng chiến, kiến quốc. Đồng chí là biểu tượng sinh động cho chính sách đại đoàn kết của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt trong giai đoạn đất nước thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, đồng chí Tôn Đức Thắng được bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Với cương vị là người lãnh đạo cao nhất của Nhà nước, đồng chí đã cùng Trung ương Đảng, Nhà nước lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi, giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất Tổ quốc và đưa cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tại Kỳ họp đầu tiên của Quốc hội thống nhất vào tháng 7-1976, đồng chí được bầu là Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trên những trọng trách công tác được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, đồng chí Tôn Đức Thắng luôn thể hiện nổi bật lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng, một người cộng sản kiên cường, mẫu mực, người lãnh đạo uy tín của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam, “một trong những người bạn chiến đấu thân thiết lâu năm của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, (2) người kế tục xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người chiến sĩ trung thành của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
3. Đồng chí Tôn Đức Thắng là người tiêu biểu nhất cho chính sách đại đoàn kết của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Nhận thức rõ truyền thống đoàn kết của dân tộc, đồng chí đã tham gia lãnh đạo Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam từ những ngày đầu mới thành lập, đồng thời tích cực ủng hộ chủ trương thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh với phương châm: đoàn kết với bất cứ ai có thể đoàn kết, tranh thủ bất cứ ai có thể tranh thủ, trung lập bất cứ ai có thể trung lập được, phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù, đồng thời tranh thủ cao nhất sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, mở rộng khối đại đoàn kết.
Đồng chí Tôn Đức Thắng đã chỉ đạo triển khai thành công chính sách đại đoàn kết của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh, làm cho Mặt trận dân tộc thống nhất ngày càng mở rộng và củng cố; khẳng định trên thực tế sức mạnh đoàn kết toàn dân là sức mạnh vô địch, là sức mạnh làm nên chiến thắng. Dưới sự lãnh đạo của đồng chí, Mặt trận Liên Việt (sau này là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) đã giương cao cờ đại đoàn kết toàn dân tộc, hoàn thành sứ mệnh lịch sử giao phó, đánh thắng các đế quốc xâm lược và mọi thế lực phản động, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới. Tư tưởng của đồng chí về phương cách thực hiện đại đoàn kết vì mục tiêu chung: “ích nước, lợi dân”, vì độc lập, thống nhất, dân chủ; thực hiện chính sách liên minh giai cấp trên nền tảng thống nhất quyền lợi giữa các giai cấp; chú trọng tới quyền lợi của đông đảo quần chúng cần lao… đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Trên bình diện quốc tế, là đại diện cho giai cấp công nhân Việt Nam hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, đồng chí Tôn Đức Thắng “đã biết lựa chọn một chỗ đứng chính trị làm vinh dự cho giai cấp công nhân Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam… đó là ủng hộ Cách mạng Tháng Mười, bảo vệ chính quyền Xô-viết Nga bằng hành động phản chiến - kéo cờ đỏ trên một chiến hạm Pháp trong số các chiến hạm đang tiến đánh nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên” (3). Đây là “một hành động mà lúc bấy giờ được xem là hiếm có, hơn thế nữa, là một hành động xuất chúng” (4).
Là người chiến sĩ cách mạng suốt đời phấn đấu cho sự phát triển tình hữu nghị với tất cả các dân tộc trên thế giới vì độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội, trên cương vị Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ hòa bình thế giới của Việt Nam, đồng chí Tôn Đức Thắng có nhiều cống hiến đối với phong trào hòa bình thế giới. Năm 1955, đồng chí vinh dự được Ủy ban Giải thưởng hòa bình quốc tế Lê-nin tặng Giải thưởng Lê-nin Vì hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc.
4. Đồng chí Tôn Đức Thắng là tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng
Bác Tôn, như nhiều người vẫn gọi, là người sống chân thành mà chí khí cao cả, làm nhiều nhưng nói ít, luôn nỗ lực phấn đấu hoàn toàn không vì ham muốn địa vị, vật chất mà là vì nước, vì dân; là vị lãnh tụ của nhân dân, tràn đầy tình yêu thương đồng chí, đồng bào. Cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác là một tấm gương sáng ngời để chúng ta học tập.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận xét: “Đồng chí Tôn Đức Thắng là một gương mẫu đạo đức cách mạng: suốt đời cần kiệm liêm chính; suốt đời hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân” (5).
Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khẳng định: “... chất người Tôn Đức Thắng, sản phẩm tổng hợp của chất hào hiệp Nam Bộ, chất kiên cường và tài năng sáng tạo Việt Nam, chất tiên phong của giai cấp công nhân, chất cách mạng của người yêu nước, người cộng sản, chất nhân đạo của con người. Tinh túy của chất ấy là lòng thương nước, yêu dân, niềm ưu ái với đồng bào, đồng chí; niềm tin sắt đá vào thắng lợi của cách mạng mặc dù mọi khó khăn, gian khổ, tinh thần một lòng, một dạ phục vụ nhân dân, đức chí công vô tư quên mình, sự khiêm tốn, giản dị hồn nhiên, trong sáng” (6).
Anh hùng Lao động, GS Trần Văn Giàu cũng viết về đồng chí Tôn Đức Thắng: “... tác phẩm hay nhất của Cụ chính là cuộc đời của Cụ. Cụ Tôn là một người hành động, một người có lẽ không có ý gì muốn để lại cho đời sau bằng các tác phẩm của mình. Nhưng thực tế Người đã để lại cho đời sau chúng ta rất nhiều “tác phẩm” bằng hành động, bằng việc làm và những lời nói. Đó là những tác phẩm hay hơn nhiều những bài viết!”(7).
Công lao to lớn, sự nghiệp vẻ vang và phẩm chất cao quý của đồng chí Tôn Đức Thắng sống mãi với cách mạng Việt Nam, với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Từ tấm gương ngời sáng của đồng chí, chúng ta càng vững tin hơn vào con đường “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” mà Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh và toàn thể dân tộc ta đã lựa chọn. Vững vàng với niềm tin đó, chúng ta càng có ý chí quyết tâm, nỗ lực hơn nữa để hoàn thành tốt các nhiệm vụ trên cương vị công tác của mình, đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, góp phần xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” như Bác Hồ, Bác Tôn lúc sinh thời hằng mong muốn.
__________
(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 11, tr.519.
(2) Điếu văn do Đồng chí Trường Chinh, Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy Ban Thường vụ Quốc hội đọc trong Lễ truy điệu đồng chí Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Trong: Tôn Đức Thắng, người cộng sản mẫu mực, biểu tượng của đại đoàn kết (Hồi ký), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.
(3) Trần Văn Giàu: “Bảy ngọn núi An Giang trong cuộc đời gần trăm năm của Cụ Tôn Đức Thắng”, trong: Bác Tôn và chúng ta, Ban Khoa học xã hội Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, 1988, tr.93.
(4) Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Chúng ta luôn nhớ mãi Bác Tôn”, trong Tôn Đức Thắng, người cộng sản mẫu mực, biểu tượng của đại đoàn kết, Sđd, tr.32.
(5) Hồ Chí Minh: Toàn tập Sđd, tập 11, tr.520.
(6) Phạm Văn Đồng: “Bác Tôn - nhà cách mạng bất tử”, trong Tôn Đức Thắng, người cộng sản mẫu mực, biểu tượng của đại đoàn kết, Sđd, tr.24.
(7) Trần Văn Giàu: “Cụ Tôn đã để lại cho chúng ta tác phẩm cuộc đời”, trong Tôn Đức Thắng, người cộng sản mẫu mực, biểu tượng của đại đoàn kết, Sđd, tr.181.
Nguyễn Xuân Thắng
Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh