Vài nét về công tác nghiệp vụ sưu tầm, bảo tồn và gìn giữ hiện vật tại Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng
- Được đăng: Thứ hai, 09 Tháng 7 2018 16:01
- Lượt xem: 3840
(TGAG)- Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng là nơi bảo quản, sưu tầm, trưng bày, nghiên cứu tuyên truyền giới thiệu và phát huy giá trị khu di tích thông qua hiện vật, hình ảnh và tư liệu có liên quan đến cuộc đời, thân thế và sự nghiệp Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Hơn nữa, Khu lưu niệm Bác Tôn là một trong 2 di tích tại An Giang được Thủ tướng Chính phủ công nhận là di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2012. Năm 2014 trong quá trình chuyển giao và thành lập từ Bảo tàng An Giang, Ban quản lý Khu lưu niệm đã tiếp nhận toàn bộ hiện vật, hình ảnh và tư liệu hiện đang được trưng bày, một số hiện vật lưu kho và toàn bộ cơ sở vật chất...
Hiện vật, hình ảnh và tư liệu liên quan đến Bác Tôn và thân tộc hiện nay được chia ra làm 2 nhóm chính là: nhóm hiện vật, hình ảnh và tư liệu đang trưng bày phục vụ khách tham quan và nhóm hiện vật, hình ảnh và tư liệu đang lưu kho bảo quản.
Công tác bảo quản hiện vật là sự gìn giữ hiện vật, hình ảnh và tư liệu gốc nguyên vẹn, giữ được toàn bộ đặc điểm và tính chất của hiện vật. Cán bộ làm công tác bảo quản của đơn vị đã đề xuất ra những phương pháp, điều kiện để loại trừ nguyên nhân gây ra mất mát như lắp camera chống trộm và hư hại hiện vật do tác động của thiên nhiên và con người, hoặc ít nhất cũng ngăn chặn được sự mở rộng diện hư hại và chậm lại quá trình hư hỏng tự nhiên của hiện vật đang trưng bày. Công tác này rất được quan tâm và đặc biệt chú trọng nếu không thực hiện tốt công tác này thì toàn bộ các hoạt động khác trở nên vô ích, việc trưng bày, tuyên truyền đến khách tham quan và bài học giáo dục truyền thống sẽ không hoàn thành được chức năng của mình. Kiến thức về bảo quản là những điều kiện hàng đầu cần thiết cho một cán bộ làm công tác nghiệp vụ để thực hiện quy trình bảo quản, nếu thiếu khoa học, kiến thức lịch sử về hiện vật của Bác thì vô hình chung chúng ta cũng góp phần làm hư hại hiện vật. Vì thế, hằng năm đơn vị đều có kế hoạch cho cán bộ làm công tác bảo quản, kiểm kê và trưng bày tham gia các lớp tập huấn, kết hợp tham quan, học tập những cách làm mới tại những bảo tàng lớn.
Việc chọn sử dụng thiết bị trưng bày: tủ, bụt, bệ nhằm tạo ra một không gian thẩm mỹ cho hiện vật và đồng thời cũng bảo vệ chúng khỏi sự phá hoại, trộm cắp, mối mọt, nấm mốc và môi trường gây hại. Như vậy, thiết bị trưng bày cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo quản hiện vật, hình ảnh và tư liệu của Bác Tôn do đó khi thiết kế một thiết bị trưng bày chúng tôi những người làm công tác nghiệp vụ phải cân nhắc sao cho phù hợp không gian và môi trường trưng bày.
Việc chọn vật liệu sử dụng để đóng các thiết bị trưng bày chúng tôi đã hạn chế tối đa sử dụng loại gỗ ván ép, vì nó có sử dụng hóa chất gây ô nhiễm không khí và rất dễ bị ẩm mốc, mối mọt gây ảnh hưởng đến hiện vật. Các tủ trưng bày chúng tôi khoét một lỗ nhỏ để có thể thông gió và không khí có thể di chuyển dễ dàng. Các loại vải dùng để bọc bục trưng bày không nên chọn vải có thuốc nhuộm nhiều nên chọn các loại vải bố, dạ, sợi... Điều đó rất quan trọng để hạn chế những yếu tố gây hư hại cho hiện vật có liên quan đến Bác vì hầu như toàn bộ hiện vật đang trưng bày là hiện vật gốc.
Đối với nhóm hiện vật, hình ảnh và tư liệu đang lưu kho công tác bảo quản kho tại đơn vị được thực hiện sau khi đã tiến hành công tác kiểm kê. Hiện vật sau khi đã đánh số phân loại theo chất liệu, được sắp xếp theo nhóm riêng biệt và đặt vào tủ bảo quản chắc chắn, tránh rơi vỡ. Vị trí sắp xếp theo hệ thống chất liệu, có thứ tự và đảm bảo cho việc nhanh chóng tìm ra hiện vật, lấy ra dễ dàng, đồng thời thuận lợi cho công việc vệ sinh hằng ngày.
Mỗi hiện vật được trưng bày ở Khu lưu niệm đều mang sức sống, hơi thở của một thời anh dũng, là minh chứng cho quá trình cống hiến của Bác cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Nếu mất đi bất kỳ hiện vật nào cũng sẽ là những mất mát không thể lấy lại được. Do đó việc phòng chống cháy nổ, bảo đảm an toàn tại đơn vị cho tư liệu, hiện vật cũng là một trong những vấn đề được cơ quan hết sức lưu ý và thường xuyên tập huấn phòng cháy chữa cháy (PCCC), diễn tập và xây dựng phương án PCCC.
Ngoài ra hằng năm, công tác sưu tầm những hiện vật, hình ảnh và tư liệu liên quan đến Bác Tôn và thân tộc Bác Tôn tại các địa phương mà Bác đã từng sống và hoạt động cách mạng cũng được tiến hành song song với công tác bảo quản và gìn giữ hiện vật hiện đang có. Trong thời gian gần đây, đơn vị cũng đã thực hiện 2 chuyến sưu tầm lớn là: chuyến sưu tầm tại các tỉnh miền Bắc và Côn Đảo kết quả đã sưu tầm được trên 200 hình ảnh, tư liệu, hiện vật về bác Tôn và khai thác trên 560 đầu tài liệu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tuy nguồn kinh phí hoạt động không cho phép làm theo đúng tiêu chuẩn bảo quản nhưng với tinh thần quyết tâm bảo tồn, gìn giữ những gì Bác để lại và có liên quan đến Bác, toàn thể cán bộ, công chức, viên chức Ban quản lý Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ và kế hoạch đề ra trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích xứng đáng là một di tích danh nhân cấp quốc gia đặc biệt tiến tới chào mừng kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2018).
NGUYỄN THỊ MỸ DIỆU
Phó Giám đốc Ban Quản lý
Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng
Hiện vật, hình ảnh và tư liệu liên quan đến Bác Tôn và thân tộc hiện nay được chia ra làm 2 nhóm chính là: nhóm hiện vật, hình ảnh và tư liệu đang trưng bày phục vụ khách tham quan và nhóm hiện vật, hình ảnh và tư liệu đang lưu kho bảo quản.
Công tác bảo quản hiện vật là sự gìn giữ hiện vật, hình ảnh và tư liệu gốc nguyên vẹn, giữ được toàn bộ đặc điểm và tính chất của hiện vật. Cán bộ làm công tác bảo quản của đơn vị đã đề xuất ra những phương pháp, điều kiện để loại trừ nguyên nhân gây ra mất mát như lắp camera chống trộm và hư hại hiện vật do tác động của thiên nhiên và con người, hoặc ít nhất cũng ngăn chặn được sự mở rộng diện hư hại và chậm lại quá trình hư hỏng tự nhiên của hiện vật đang trưng bày. Công tác này rất được quan tâm và đặc biệt chú trọng nếu không thực hiện tốt công tác này thì toàn bộ các hoạt động khác trở nên vô ích, việc trưng bày, tuyên truyền đến khách tham quan và bài học giáo dục truyền thống sẽ không hoàn thành được chức năng của mình. Kiến thức về bảo quản là những điều kiện hàng đầu cần thiết cho một cán bộ làm công tác nghiệp vụ để thực hiện quy trình bảo quản, nếu thiếu khoa học, kiến thức lịch sử về hiện vật của Bác thì vô hình chung chúng ta cũng góp phần làm hư hại hiện vật. Vì thế, hằng năm đơn vị đều có kế hoạch cho cán bộ làm công tác bảo quản, kiểm kê và trưng bày tham gia các lớp tập huấn, kết hợp tham quan, học tập những cách làm mới tại những bảo tàng lớn.
Việc chọn sử dụng thiết bị trưng bày: tủ, bụt, bệ nhằm tạo ra một không gian thẩm mỹ cho hiện vật và đồng thời cũng bảo vệ chúng khỏi sự phá hoại, trộm cắp, mối mọt, nấm mốc và môi trường gây hại. Như vậy, thiết bị trưng bày cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo quản hiện vật, hình ảnh và tư liệu của Bác Tôn do đó khi thiết kế một thiết bị trưng bày chúng tôi những người làm công tác nghiệp vụ phải cân nhắc sao cho phù hợp không gian và môi trường trưng bày.
Việc chọn vật liệu sử dụng để đóng các thiết bị trưng bày chúng tôi đã hạn chế tối đa sử dụng loại gỗ ván ép, vì nó có sử dụng hóa chất gây ô nhiễm không khí và rất dễ bị ẩm mốc, mối mọt gây ảnh hưởng đến hiện vật. Các tủ trưng bày chúng tôi khoét một lỗ nhỏ để có thể thông gió và không khí có thể di chuyển dễ dàng. Các loại vải dùng để bọc bục trưng bày không nên chọn vải có thuốc nhuộm nhiều nên chọn các loại vải bố, dạ, sợi... Điều đó rất quan trọng để hạn chế những yếu tố gây hư hại cho hiện vật có liên quan đến Bác vì hầu như toàn bộ hiện vật đang trưng bày là hiện vật gốc.
Đối với nhóm hiện vật, hình ảnh và tư liệu đang lưu kho công tác bảo quản kho tại đơn vị được thực hiện sau khi đã tiến hành công tác kiểm kê. Hiện vật sau khi đã đánh số phân loại theo chất liệu, được sắp xếp theo nhóm riêng biệt và đặt vào tủ bảo quản chắc chắn, tránh rơi vỡ. Vị trí sắp xếp theo hệ thống chất liệu, có thứ tự và đảm bảo cho việc nhanh chóng tìm ra hiện vật, lấy ra dễ dàng, đồng thời thuận lợi cho công việc vệ sinh hằng ngày.
Mỗi hiện vật được trưng bày ở Khu lưu niệm đều mang sức sống, hơi thở của một thời anh dũng, là minh chứng cho quá trình cống hiến của Bác cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Nếu mất đi bất kỳ hiện vật nào cũng sẽ là những mất mát không thể lấy lại được. Do đó việc phòng chống cháy nổ, bảo đảm an toàn tại đơn vị cho tư liệu, hiện vật cũng là một trong những vấn đề được cơ quan hết sức lưu ý và thường xuyên tập huấn phòng cháy chữa cháy (PCCC), diễn tập và xây dựng phương án PCCC.
Ngoài ra hằng năm, công tác sưu tầm những hiện vật, hình ảnh và tư liệu liên quan đến Bác Tôn và thân tộc Bác Tôn tại các địa phương mà Bác đã từng sống và hoạt động cách mạng cũng được tiến hành song song với công tác bảo quản và gìn giữ hiện vật hiện đang có. Trong thời gian gần đây, đơn vị cũng đã thực hiện 2 chuyến sưu tầm lớn là: chuyến sưu tầm tại các tỉnh miền Bắc và Côn Đảo kết quả đã sưu tầm được trên 200 hình ảnh, tư liệu, hiện vật về bác Tôn và khai thác trên 560 đầu tài liệu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tuy nguồn kinh phí hoạt động không cho phép làm theo đúng tiêu chuẩn bảo quản nhưng với tinh thần quyết tâm bảo tồn, gìn giữ những gì Bác để lại và có liên quan đến Bác, toàn thể cán bộ, công chức, viên chức Ban quản lý Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ và kế hoạch đề ra trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích xứng đáng là một di tích danh nhân cấp quốc gia đặc biệt tiến tới chào mừng kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2018).
NGUYỄN THỊ MỸ DIỆU
Phó Giám đốc Ban Quản lý
Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng