Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII - Nghị quyết của hành động, quyết tâm xây dựng, chỉnh đốn Đảng và đẩy lùi suy thoái
- Được đăng: Thứ năm, 10 Tháng 11 2016 09:43
- Lượt xem: 3635
(TGAG)- Trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh các nhiệm vụ trọng tâm, trong đó nhiệm vụ hàng đầu là: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ". Và việc ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW khẳng định quyết tâm chính trị của toàn Đảng kiên quyết, kiên trì đấu tranh, đẩy lùi suy thoái; xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là lực lượng tiên phong lãnh đạo Nhà nước và xã hội, củng cố niềm tin của Nhân dân.
Trên cơ sở đánh giá, nhận định khá đầy đủ, sắc nét về thực trạng suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, nhất quán quan điểm chỉ đạo tại Đại hội XII, Ban Chấp Trung ương Đảng khóa XII đã bổ sung một số điểm mới về quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện, nhất là đòi hỏi cán bộ cấp cao, cán bộ chủ chốt, người đứng đầu các cấp, các ngành phải nhận thức sâu sắc, đầy đủ trách nhiệm của mình trước nhân dân, trước Đảng để tự giác thực hiện, nhấn mạnh sự gương mẫu của Trung ương là cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa quyết định.
So với Nghị quyết số 12-NQ/TW (khóa XI), lần này là Trung ương đã thẳng thắn chỉ ra một cách có hệ thống những biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Theo đó, Nghị quyết số 04-NQ/TW khóa XII đã nêu lên 9 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, 9 biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống và 9 biểu hiện về “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Nghị quyết nói rõ, nguy hiểm nhất là sự phai nhạt lý tưởng cách mạng, không kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, mơ hồ, dao động, thiếu niềm tin; nói trái, làm trái quan điểm, đường lối của Đảng; thậm chí sa sút ý chí chiến đấu, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, phụ họa theo những nhận thức, quan điểm sai trái, lệch lạc; không còn ý thức hết lòng vì nước, vì dân, không làm tròn bổn phận, chức trách được giao; không thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng. Đồng thời cảnh báo, từ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
Nghị quyết yêu cầu phải nhận thức sâu sắc nguy cơ, nhận diện đúng những biểu hiện và đề ra các giải pháp phù hợp để đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Nhấn mạnh tầm quan trọng và cũng là sự tiếp nối của quan điểm xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược ngang tầm nhiệm vụ trong Văn kiện Đại hội XII, ngoài bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, trách nhiệm, năng lực thì phải xây dựng, hình thành động cơ đúng đắn có như vậy mới thực sự tiên phong, gương mẫu, đặt lợi ích của tập thể, quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích cá nhân và tận tâm phục vụ nhân dân.
Trong 4 nhóm nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TW, mỗi nhóm đều có những điểm nhấn quan trọng, đó là: Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng gắn với việc thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW; chú trọng xây dựng hệ thống chuẩn mực các mối quan hệ của cán bộ, đảng viên với tổ chức đảng và với nhân dân; nêu gương người tốt, việc tốt, ngăn ngừa, cảnh báo, phê phán những việc làm sai trái. Đấu tranh mạnh mẽ chống chủ nghĩa cá nhân, thói ích kỷ, vụ lợi, lợi ích nhóm; rà soát, hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế kiểm soát việc thực thi quyền lực của người có chức, có quyền, bảo đảm quyền hạn đến đâu thì trách nhiệm đến đó. Tăng thẩm quyền và đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác cán bộ dưới quyền để kiểm điểm khi có dấu hiệu vi phạm hoặc chậm trễ, trì trệ, kém hiệu quả trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Tăng thẩm quyền và chế tài xử lý trách nhiệm của ủy ban kiểm tra các cấp trong việc kiểm tra, giám sát, kỷ luật đối với tổ chức đảng, đảng viên; kiên quyết chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng; công tác cán bộ, công tác kiểm tra; công tác giáo dục, rèn luyện đảng viên. Phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị- xã hội, của nhân dân, của báo chí, của công luận; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát”…
Trong các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện trong Nghị quyết số 04-NQ/TW, Ban Chấp hành Trung ương xác định có những việc rất cấp bách, không thể trì hoãn mà đòi hỏi phải làm ngay, đó là: “Bộ Chính trị, Ban Bí thư và ban thường vụ cấp ủy các cấp chỉ đạo rà soát ngay đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc quyền và xử lý nghiêm những trường hợp suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, không bảo đảm về tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình bổ nhiệm, năng lực và hiệu quả công tác thấp, nhất là những trường hợp người nhà, người thân của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp có nhiều dư luận”. Hoặc: “Kiên quyết sàng lọc, miễn nhiệm, thay thế cho từ chức đối với cán bộ làm việc kém hiệu quả, không hoàn thành nhiệm vụ, yếu về năng lực, kém về phẩm chất đạo đức, tín nhiệm thấp mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu. Trước mắt rà soát, kiểm tra, xử lý dứt điểm các vụ việc vi phạm trong thực thi quyền lực, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân”. Điều này cho thấy sự quyết tâm cao, công tâm, minh bạch của Trung ương.
Tin rằng, với truyền thống cách mạng vẻ vang và bản chất tốt đẹp của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự gương mẫu, quyết tâm, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, ý thức tự giác của từng cán bộ, đảng viên, nhất định Đảng sẽ thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết, xây dựng Đảng ta thật sự vững vàng về chính trị và tư tưởng, thống nhất cao về ý chí và hành động, trong sạch về đạo đức và lối sống, chặt chẽ về tổ chức, đủ sức lãnh đạo đưa đất nước ngày càng phát triển, xứng đáng với lòng tin yêu của Nhân dân./.
Trên cơ sở đánh giá, nhận định khá đầy đủ, sắc nét về thực trạng suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, nhất quán quan điểm chỉ đạo tại Đại hội XII, Ban Chấp Trung ương Đảng khóa XII đã bổ sung một số điểm mới về quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện, nhất là đòi hỏi cán bộ cấp cao, cán bộ chủ chốt, người đứng đầu các cấp, các ngành phải nhận thức sâu sắc, đầy đủ trách nhiệm của mình trước nhân dân, trước Đảng để tự giác thực hiện, nhấn mạnh sự gương mẫu của Trung ương là cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa quyết định.
So với Nghị quyết số 12-NQ/TW (khóa XI), lần này là Trung ương đã thẳng thắn chỉ ra một cách có hệ thống những biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Theo đó, Nghị quyết số 04-NQ/TW khóa XII đã nêu lên 9 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, 9 biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống và 9 biểu hiện về “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Nghị quyết nói rõ, nguy hiểm nhất là sự phai nhạt lý tưởng cách mạng, không kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, mơ hồ, dao động, thiếu niềm tin; nói trái, làm trái quan điểm, đường lối của Đảng; thậm chí sa sút ý chí chiến đấu, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, phụ họa theo những nhận thức, quan điểm sai trái, lệch lạc; không còn ý thức hết lòng vì nước, vì dân, không làm tròn bổn phận, chức trách được giao; không thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng. Đồng thời cảnh báo, từ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
Nghị quyết yêu cầu phải nhận thức sâu sắc nguy cơ, nhận diện đúng những biểu hiện và đề ra các giải pháp phù hợp để đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Nhấn mạnh tầm quan trọng và cũng là sự tiếp nối của quan điểm xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược ngang tầm nhiệm vụ trong Văn kiện Đại hội XII, ngoài bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, trách nhiệm, năng lực thì phải xây dựng, hình thành động cơ đúng đắn có như vậy mới thực sự tiên phong, gương mẫu, đặt lợi ích của tập thể, quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích cá nhân và tận tâm phục vụ nhân dân.
Trong 4 nhóm nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TW, mỗi nhóm đều có những điểm nhấn quan trọng, đó là: Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng gắn với việc thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW; chú trọng xây dựng hệ thống chuẩn mực các mối quan hệ của cán bộ, đảng viên với tổ chức đảng và với nhân dân; nêu gương người tốt, việc tốt, ngăn ngừa, cảnh báo, phê phán những việc làm sai trái. Đấu tranh mạnh mẽ chống chủ nghĩa cá nhân, thói ích kỷ, vụ lợi, lợi ích nhóm; rà soát, hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế kiểm soát việc thực thi quyền lực của người có chức, có quyền, bảo đảm quyền hạn đến đâu thì trách nhiệm đến đó. Tăng thẩm quyền và đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác cán bộ dưới quyền để kiểm điểm khi có dấu hiệu vi phạm hoặc chậm trễ, trì trệ, kém hiệu quả trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Tăng thẩm quyền và chế tài xử lý trách nhiệm của ủy ban kiểm tra các cấp trong việc kiểm tra, giám sát, kỷ luật đối với tổ chức đảng, đảng viên; kiên quyết chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng; công tác cán bộ, công tác kiểm tra; công tác giáo dục, rèn luyện đảng viên. Phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị- xã hội, của nhân dân, của báo chí, của công luận; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát”…
Trong các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện trong Nghị quyết số 04-NQ/TW, Ban Chấp hành Trung ương xác định có những việc rất cấp bách, không thể trì hoãn mà đòi hỏi phải làm ngay, đó là: “Bộ Chính trị, Ban Bí thư và ban thường vụ cấp ủy các cấp chỉ đạo rà soát ngay đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc quyền và xử lý nghiêm những trường hợp suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, không bảo đảm về tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình bổ nhiệm, năng lực và hiệu quả công tác thấp, nhất là những trường hợp người nhà, người thân của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp có nhiều dư luận”. Hoặc: “Kiên quyết sàng lọc, miễn nhiệm, thay thế cho từ chức đối với cán bộ làm việc kém hiệu quả, không hoàn thành nhiệm vụ, yếu về năng lực, kém về phẩm chất đạo đức, tín nhiệm thấp mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu. Trước mắt rà soát, kiểm tra, xử lý dứt điểm các vụ việc vi phạm trong thực thi quyền lực, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân”. Điều này cho thấy sự quyết tâm cao, công tâm, minh bạch của Trung ương.
Tin rằng, với truyền thống cách mạng vẻ vang và bản chất tốt đẹp của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự gương mẫu, quyết tâm, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, ý thức tự giác của từng cán bộ, đảng viên, nhất định Đảng sẽ thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết, xây dựng Đảng ta thật sự vững vàng về chính trị và tư tưởng, thống nhất cao về ý chí và hành động, trong sạch về đạo đức và lối sống, chặt chẽ về tổ chức, đủ sức lãnh đạo đưa đất nước ngày càng phát triển, xứng đáng với lòng tin yêu của Nhân dân./.
Trúc Hồ