Những sự kiện diễn ra trên địa bàn tỉnh trong năm 2022 thu hút nhiều sự quan tâm chú ý của dư luận
- Được đăng: Thứ tư, 01 Tháng 2 2023 14:45
- Lượt xem: 1121
(TUAG)- Năm 2022 đã đi qua, tỉnh An Giang có nhiều sự kiện, dấu ấn nổi bật trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhằm khảo sát dư luận xã hội về những sự kiện, kết quả được xã hội quan tâm, diễn ra trên địa bàn tỉnh trong năm 2022, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang tổ chức đợt khảo sát nhanh bằng phiếu điện tử.
Cuộc khảo sát được thực hiện từ 10h00 ngày 10/01/2023 đến 9h00 ngày 16/01/2023, trên 04 nhóm vấn đề, bao gồm: Những vấn đề được dư luận quan tâm; những kết quả mà tỉnh nhà đã nỗ lực đạt được trong năm 2022; tình hình thu nhập thực tế của người dân trong năm 2022 so với năm 2021; sự hài lòng với cuộc sống hiện tại của người dân, với tổng số ý kiến tham gia khảo sát là 10.286 ý kiến.
Thông qua kết quả khảo sát cho thấy: Nhiều sự kiện quan trọng được tổ chức thành công trên địa bàn tỉnh, được dư luận quan tâm, đánh giá cao, điển hình như: Chuỗi hoạt động chào mừng 190 năm thành lập tỉnh, mở đầu bằng sự kiện Hội thảo Khoa học, chủ đề “An Giang - 190 năm hình thành và phát triển”, qua đó có đủ cơ sở khoa học trình Thủ tướng Chính phủ quyết định ngày 22/11 hàng năm là “Ngày truyền thống tỉnh An Giang” và việc Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 190 Ngày truyền thống thành lập tỉnh An Giang (với hơn 50% trong tổng số các ý kiến tham gia khảo sát đồng ý).
Kế đến là các sự kiện: Khởi công nhiều dự án công trình giao thông trọng điểm: Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1; Dự án tuyến nối quốc lộ 91 và tuyến tránh TP Long Xuyên; Dự án xây dựng cầu Châu Đốc (với hơn 38% trong tổng số các ý kiến tham gia khảo sát đồng ý); Hội nghị quốc tế xây dựng đường biên giới Việt Nam - Campuchia hòa bình hữu nghị, hợp tác cùng phát triển lần thứ 6 (21% trong tổng số các ý kiến tham gia khảo sát); Ngày hội mắm Châu Đốc, An Giang - Đặc sản các vùng miền năm 2022 (19% trong tổng số các ý kiến tham gia khảo sát); tổ chức sáng tác ca khúc về An Giang năm 2022 và đã chọn 15 ca khúc hay nhất để trao giải (16% trong tổng số các ý kiến tham gia khảo sát).
Đối với những kết quả nổi bật mà tỉnh nỗ lực đạt được trong năm 2022, nhiều người tham gia khảo sát thống nhất bình chọn là: Đạt và vượt 100% các chỉ tiêu mà Nghị quyết HĐND tỉnh đã đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 6,87% (kế hoạch đề ra 5,2%); Tổng thu ngân sách nhà nước từ kinh tế địa bàn ước đạt 6.830 tỷ đồng (đạt 110,46% kế hoạch) (với 51% trong tổng số các ý kiến tham gia khảo sát đồng ý); GRDP bình quân đầu người đạt 53,179 triệu đồng vượt kế hoạch đề ra (45% trong tổng số các ý kiến tham gia khảo sát đồng ý); Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm bình quân 1-1,2%/năm, đạt 100% kế hoạch (41% trong tổng số các ý kiến tham gia khảo sát); có thêm 14 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 9 xã đạt nông thôn mới nâng cao, vượt kế hoạch (39% trong tổng số các ý kiến tham gia khảo sát); trên 7 triệu lượt khách đến tham quan, du lịch, tăng 212% so cùng kỳ (38% trong tổng số các ý kiến tham gia khảo sát).
Khảo sát về thu nhập của người dân năm 2022: Có 28,8% số người được hỏi trả lời rằng thu nhập của bản thân và gia đình “Có tăng nhưng không nhiều”; 37,6% cho rằng “Vẫn như năm trước”. Khi so sánh kết quả cuộc khảo sát được thực hiện đầu năm 2021 cho thấy, nhìn chung, đánh giá về “Tăng” thu nhập của người dân trong năm 2022 so với năm 2020 có giảm do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan, đặc biệt là đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, khi được hỏi về “sự hài lòng với cuộc sống hiện tại của bản thân và gia đình”, cho thấy, đa số người tham gia khảo sát bày tỏ “Hài lòng” đối với cuộc sống hiện tại, chiếm tỷ lệ hơn 60% trong tổng số người được hỏi.
Từ kết quả khảo sát nhanh cho thấy: Năm 2022 khép lại với rất nhiều gam màu tươi sáng. Đa số các ý kiến đánh giá cao đối với các kết quả mà tỉnh nhà đã nỗ lực vượt qua khó khăn, đạt được trong năm 2022. Mặc dù điều kiện phát triển kinh tế - xã hội thời gian vừa qua đã và đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức từ ảnh hưởng của suy thoái kinh tế chung toàn cầu, khu vực; của biến đổi khí hậu; đặc biệt là ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19... nhưng với sự đoàn kết, quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân đã nỗ lực phấn đấu đạt và vượt 100% các chỉ tiêu mà Nghị quyết HĐND tỉnh đã đề ra. Mặc dù cuộc sống còn khó khăn nhưng người dân trên địa bàn vẫn cố gắng thích nghi với điều kiện thực tế và thể hiện sự hài lòng cao đối với cuộc sống hiện tại (với hơn 60% trong tổng số người được hỏi). Bên cạnh mặt tích cực, qua khảo sát, vấn đề nâng cao thu nhập của người dân cũng là vấn đề đặt ra đòi hỏi các cấp các ngành cần quan tâm tháo gỡ trong năm 2023 và những năm tiếp theo. Có tới gần 25% trong tổng số người được hỏi cho rằng thu nhập của bản thân giảm so với năm 2021 (khi gộp chung 2 tiêu chí giảm một phần + giảm nhiều).
Cuộc khảo sát là hoạt động có ý nghĩa quan trọng nhằm giúp cho cấp ủy, chính quyền các cấp nắm dư luận xã hội về những sự kiện, kết quả của tỉnh được dư luận quan tâm trong năm qua. Hướng đến việc nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ xây dựng Đảng, phát triển triển kinh tế - xã hội, nhất là tổ chức các sự kiện trọng đại trong năm 2023 đáp ứng sự quan tâm và kỳ vọng của người dân./.
Cuộc khảo sát được thực hiện từ 10h00 ngày 10/01/2023 đến 9h00 ngày 16/01/2023, trên 04 nhóm vấn đề, bao gồm: Những vấn đề được dư luận quan tâm; những kết quả mà tỉnh nhà đã nỗ lực đạt được trong năm 2022; tình hình thu nhập thực tế của người dân trong năm 2022 so với năm 2021; sự hài lòng với cuộc sống hiện tại của người dân, với tổng số ý kiến tham gia khảo sát là 10.286 ý kiến.
Thông qua kết quả khảo sát cho thấy: Nhiều sự kiện quan trọng được tổ chức thành công trên địa bàn tỉnh, được dư luận quan tâm, đánh giá cao, điển hình như: Chuỗi hoạt động chào mừng 190 năm thành lập tỉnh, mở đầu bằng sự kiện Hội thảo Khoa học, chủ đề “An Giang - 190 năm hình thành và phát triển”, qua đó có đủ cơ sở khoa học trình Thủ tướng Chính phủ quyết định ngày 22/11 hàng năm là “Ngày truyền thống tỉnh An Giang” và việc Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 190 Ngày truyền thống thành lập tỉnh An Giang (với hơn 50% trong tổng số các ý kiến tham gia khảo sát đồng ý).
Kế đến là các sự kiện: Khởi công nhiều dự án công trình giao thông trọng điểm: Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1; Dự án tuyến nối quốc lộ 91 và tuyến tránh TP Long Xuyên; Dự án xây dựng cầu Châu Đốc (với hơn 38% trong tổng số các ý kiến tham gia khảo sát đồng ý); Hội nghị quốc tế xây dựng đường biên giới Việt Nam - Campuchia hòa bình hữu nghị, hợp tác cùng phát triển lần thứ 6 (21% trong tổng số các ý kiến tham gia khảo sát); Ngày hội mắm Châu Đốc, An Giang - Đặc sản các vùng miền năm 2022 (19% trong tổng số các ý kiến tham gia khảo sát); tổ chức sáng tác ca khúc về An Giang năm 2022 và đã chọn 15 ca khúc hay nhất để trao giải (16% trong tổng số các ý kiến tham gia khảo sát).
Đối với những kết quả nổi bật mà tỉnh nỗ lực đạt được trong năm 2022, nhiều người tham gia khảo sát thống nhất bình chọn là: Đạt và vượt 100% các chỉ tiêu mà Nghị quyết HĐND tỉnh đã đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 6,87% (kế hoạch đề ra 5,2%); Tổng thu ngân sách nhà nước từ kinh tế địa bàn ước đạt 6.830 tỷ đồng (đạt 110,46% kế hoạch) (với 51% trong tổng số các ý kiến tham gia khảo sát đồng ý); GRDP bình quân đầu người đạt 53,179 triệu đồng vượt kế hoạch đề ra (45% trong tổng số các ý kiến tham gia khảo sát đồng ý); Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm bình quân 1-1,2%/năm, đạt 100% kế hoạch (41% trong tổng số các ý kiến tham gia khảo sát); có thêm 14 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 9 xã đạt nông thôn mới nâng cao, vượt kế hoạch (39% trong tổng số các ý kiến tham gia khảo sát); trên 7 triệu lượt khách đến tham quan, du lịch, tăng 212% so cùng kỳ (38% trong tổng số các ý kiến tham gia khảo sát).
Khảo sát về thu nhập của người dân năm 2022: Có 28,8% số người được hỏi trả lời rằng thu nhập của bản thân và gia đình “Có tăng nhưng không nhiều”; 37,6% cho rằng “Vẫn như năm trước”. Khi so sánh kết quả cuộc khảo sát được thực hiện đầu năm 2021 cho thấy, nhìn chung, đánh giá về “Tăng” thu nhập của người dân trong năm 2022 so với năm 2020 có giảm do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan, đặc biệt là đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, khi được hỏi về “sự hài lòng với cuộc sống hiện tại của bản thân và gia đình”, cho thấy, đa số người tham gia khảo sát bày tỏ “Hài lòng” đối với cuộc sống hiện tại, chiếm tỷ lệ hơn 60% trong tổng số người được hỏi.
Từ kết quả khảo sát nhanh cho thấy: Năm 2022 khép lại với rất nhiều gam màu tươi sáng. Đa số các ý kiến đánh giá cao đối với các kết quả mà tỉnh nhà đã nỗ lực vượt qua khó khăn, đạt được trong năm 2022. Mặc dù điều kiện phát triển kinh tế - xã hội thời gian vừa qua đã và đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức từ ảnh hưởng của suy thoái kinh tế chung toàn cầu, khu vực; của biến đổi khí hậu; đặc biệt là ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19... nhưng với sự đoàn kết, quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân đã nỗ lực phấn đấu đạt và vượt 100% các chỉ tiêu mà Nghị quyết HĐND tỉnh đã đề ra. Mặc dù cuộc sống còn khó khăn nhưng người dân trên địa bàn vẫn cố gắng thích nghi với điều kiện thực tế và thể hiện sự hài lòng cao đối với cuộc sống hiện tại (với hơn 60% trong tổng số người được hỏi). Bên cạnh mặt tích cực, qua khảo sát, vấn đề nâng cao thu nhập của người dân cũng là vấn đề đặt ra đòi hỏi các cấp các ngành cần quan tâm tháo gỡ trong năm 2023 và những năm tiếp theo. Có tới gần 25% trong tổng số người được hỏi cho rằng thu nhập của bản thân giảm so với năm 2021 (khi gộp chung 2 tiêu chí giảm một phần + giảm nhiều).
Cuộc khảo sát là hoạt động có ý nghĩa quan trọng nhằm giúp cho cấp ủy, chính quyền các cấp nắm dư luận xã hội về những sự kiện, kết quả của tỉnh được dư luận quan tâm trong năm qua. Hướng đến việc nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ xây dựng Đảng, phát triển triển kinh tế - xã hội, nhất là tổ chức các sự kiện trọng đại trong năm 2023 đáp ứng sự quan tâm và kỳ vọng của người dân./.
PHƯỚC HÙNG