Thực tiễn - kinh nghiệm
Nâng bước các em tới trường
- Được đăng: Thứ ba, 08 Tháng 9 2015 13:49
- Lượt xem: 2466
(TGAG)- Thực hiện Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh An Giang đã triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình “Nâng bước các em tới trường” bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, giúp các em học sinh có điều kiện tiếp tục đến trường, vượt khó vươn lên, viết tiếp những ước mơ của các em và gia đình.
Những cách làm hay…
Hưởng ứng Chương trình “Nâng bước các em tới trường” do Cục Chính trị BĐBP phát động (bắt đầu từ tháng 9/2014), 13 đơn vị thuộc BĐBP tỉnh An Giang trên cơ sở tiết kiệm tiền lương, phụ cấp, tăng gia sản xuất, lao động gây quỹ, huy động các nguồn tài trợ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm,… đã nhận đỡ đầu 26 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, có ý thức vươn lên trong học tập, với mức hỗ trợ mỗi em 500.000 đồng/tháng. Tính đến nay, các đơn vị đã hỗ trợ các em học sinh nghèo vượt khó số tiền gần 80 triệu đồng.
Đại tá Phạm Văn Phong, Chính ủy BĐBP tỉnh An Giang cho biết: “Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh thấy rõ giá trị, ý nghĩa nhân văn sâu sắc của chương trình nên đã tổ chức phát động đến 100% cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị ủng hộ chương trình bằng việc đóng góp quỹ hàng tháng để hỗ trợ các em. Không những thế, đơn vị còn vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài địa bàn ủng hộ các em học sinh sách, vở, bút,… Đơn vị còn cử cán bộ, chiến sĩ giúp các nhà trường sửa chữa phòng học, bàn, ghế,… với hàng ngàn ngày công lao động. Những hoạt động đó đã giúp cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác giáo dục, hạn chế tình trạng bỏ học của học sinh”. Vì vậy các em học sinh được cán bộ, chiến sĩ của đơn vị giúp đỡ đều vượt khó học giỏi, đạt nhiều thành tích cao trong năm học 2014-2015.
Ngoài ra, cán bộ, chiến sĩ BĐBP tỉnh An Giang còn thực hiện tốt việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và lời dạy của Bác Hồ đối với BĐBP” với nhiều mô hình hay như: “Ngôi nhà 100 đồng”, “Mái ấm chiến sĩ nơi biên giới”, quỹ “Heo đất tình thương”, “Hũ gạo tình thương”, “Thùng rác 100 đồng”, “Cây mùa xuân”, “Những chuyến đò ngang an toàn”,… đã quyên góp hàng chục tỷ đồng ủng hộ cán bộ, chiến sĩ có hoàn cảnh khó khăn và dân nghèo khu vực biên giới tỉnh An Giang.
…Hiệu quả tích cực
Gia đình em Nguyễn Thị Ngọc Ánh, ngụ ấp 5, xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang có hoàn cảnh khó khăn, không có đất canh tác. Cha của Ngọc Ánh, anh Nguyễn Văn Hiếu, nhập ngũ năm 1982 và bị thương năm 1985, bị mất một chân, được công nhận là Thương binh hạng 2/4. Khi trái gió trở trời toàn thân anh đau nhức, bị mất sức lao động 75% nên không lao động nặng được, chủ yếu ở nhà làm việc vặt. Mẹ của Ngọc Ánh cũng không có nghề nghiệp, chủ yếu ở nhà nội trợ và đi làm mướn. Cuộc sống gia đình vì thế trông cả vào đồng lương Thương binh của anh Hiếu nên cuộc sống gia đình rất bấp bênh.
Kể từ tháng 9/2014, được cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Sông Tiền nhận đỡ đầu với mức 500.000 đồng/tháng, thành tích học tập của Nguyễn Thị Ngọc Ánh tốt lên trông thấy. Em vừa đạt danh hiệu học sinh giỏi với kết quả tổng kết năm học là 9,0. Mỗi khi có cán bộ Biên phòng đến nhà là Ngọc Ánh lại đem vở học tập và sổ liên lạc ra khoe “chiến tích” học tập xuất sắc của mình. Em luôn ao ước sau này lớn lên sẽ trở thành cô giáo, để dạy học miễn phí cho các học trò nghèo quê mình. Ước mơ của em thật lớn lao mà cũng thật bình dị, xuất phát từ suy nghĩ rất đỗi ngây thơ là sao cho ai cũng được đến trường học tập giống như em.
Còn gia đình em Đinh Văn Tuấn, ngụ ấp Phú Yên, xã Phú Lộc, thị xã Tân Châu lại thuộc diện đặc biệt khó khăn, không có đất canh tác, nhà cửa tạm bợ, dột nát. Cha của Tuấn mất sớm vì bị tai nạn giao thông. Mẹ không có công ăn việc làm chủ yếu làm mướn, lại bị bệnh xương khớp nên không làm việc nặng được, không những vậy phải nuôi chị em Tuấn (chủ yếu còn nhỏ). Chị lớn của Tuấn nghỉ học từ năm lớp 3 và đi lao động ở Bình Dương kiếm tiền phụ mẹ nuôi các em, hiện vừa lập gia đình. Chị thứ 3 của Tuấn phải nghỉ học đi làm mướn cùng mẹ để kiếm tiền. Bản thân Tuấn và em trai dù còn nhỏ tuổi, lại bị suy dinh dưỡng nhưng ngoài giờ học ở lớp thường phụ mẹ làm việc nhà và bán vé số kiếm thêm thu nhập. Trong năm 2014, Tuấn đã có ý định bỏ học, nhưng nhờ sự động viên của cấp ủy, chính quyền xã Phú Lộc, thầy cô giáo Trường tiểu học Phú Lộc và cán bộ Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Sông Tiền mà em tiếp tục đi học, vượt khó vươn lên trong học tập. Ước mơ của Tuấn là cố gắng học tập thật giỏi để sau này trở thành Bác sĩ cứu chữa người nghèo trong xã. Mẹ em, chị Lê Thị Lá xúc động nói: “Gia đình tôi biết ơn chính quyền địa phương, nhà trường và cán bộ, chiến sĩ Biên phòng nhiều lắm. Nguyện vọng của gia đình là các cấp ủy, chính quyền, các ban ngành đoàn thể địa phương, nhất là cán bộ, chiến sĩ Biên phòng tiếp tục quan tâm đến cháu Tuấn trong cuộc sống, học tập để cháu tiếp tục được học tập đầy đủ, sau này lớn lên có công ăn việc làm ổn định, trở thành người có ích cho xã hội…”
Chúng tôi thật cảm động với tình cảm “quân dân cá nước” nơi mảnh đất biên giới còn nhiều khó khăn. Lắng đọng lại trong tâm trí chúng tôi là tình người nơi đây, là những hy sinh thầm lặng của những “Chiến sĩ mang quân hàm xanh”. Các anh vẫn ngày đêm chắc tay súng giữ vững từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, vẫn âm thầm thức cho dân ngủ, âm thầm “chắp cánh cho những ước mơ” bằng những việc làm thiết thực, cụ thể, đậm đà tính nhân văn, cao cả của anh “Bộ đội Cụ Hồ”./.
Những cách làm hay…
Hưởng ứng Chương trình “Nâng bước các em tới trường” do Cục Chính trị BĐBP phát động (bắt đầu từ tháng 9/2014), 13 đơn vị thuộc BĐBP tỉnh An Giang trên cơ sở tiết kiệm tiền lương, phụ cấp, tăng gia sản xuất, lao động gây quỹ, huy động các nguồn tài trợ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm,… đã nhận đỡ đầu 26 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, có ý thức vươn lên trong học tập, với mức hỗ trợ mỗi em 500.000 đồng/tháng. Tính đến nay, các đơn vị đã hỗ trợ các em học sinh nghèo vượt khó số tiền gần 80 triệu đồng.
Đại tá Phạm Văn Phong, Chính ủy BĐBP tỉnh An Giang cho biết: “Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh thấy rõ giá trị, ý nghĩa nhân văn sâu sắc của chương trình nên đã tổ chức phát động đến 100% cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị ủng hộ chương trình bằng việc đóng góp quỹ hàng tháng để hỗ trợ các em. Không những thế, đơn vị còn vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài địa bàn ủng hộ các em học sinh sách, vở, bút,… Đơn vị còn cử cán bộ, chiến sĩ giúp các nhà trường sửa chữa phòng học, bàn, ghế,… với hàng ngàn ngày công lao động. Những hoạt động đó đã giúp cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác giáo dục, hạn chế tình trạng bỏ học của học sinh”. Vì vậy các em học sinh được cán bộ, chiến sĩ của đơn vị giúp đỡ đều vượt khó học giỏi, đạt nhiều thành tích cao trong năm học 2014-2015.
Cán bộ BĐBP kèm cặp học sinh ngoài giờ.
Đang ngồi kèm em Ngọc Ánh làm bài tập toán lớp 3, Thiếu úy Nguyễn Quốc Việt, Đội trưởng Vận động quần chúng Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Sông Tiền tươi cười cho biết: “Để thực hiện tốt chương trình, Đồn đã phối hợp với chính quyền địa phương, nhà trường lựa chọn các cháu nhận đỡ đầu; gặp gỡ, trao đổi, thống nhất với gia đình, yêu cầu gia đình tạo mọi điều kiện để các cháu được tới trường; tổ chức ký cam kết nhận đỡ đầu giữa đại diện ban chấp hành đoàn đơn vị với đại diện cấp ủy, chính quyền địa phương, nhà trường và phụ huynh học sinh. Ban Chấp hành chi đoàn còn cử cán bộ, đoàn viên thường xuyên giữ liên hệ với nhà trường để nắm kết quả học tập, rèn luyện của các cháu; gặp gỡ, động viên các cháu vươn lên trong học tập. Đồng thời, cán bộ, đoàn viên của đơn vị thường xuyên kèm cặp, hướng dẫn các em trong suốt thời gian học tập. Mỗi khi các em có thành tích học tập tốt, ví như được điểm 10 chẳng hạn, chi đoàn lại trích một phần quỹ để mua cặp, vở, bút,… tặng các em để động viên. Vì vậy, thành tích học tập của các em ngày càng tốt hơn”. Ngoài ra, cán bộ, chiến sĩ BĐBP tỉnh An Giang còn thực hiện tốt việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và lời dạy của Bác Hồ đối với BĐBP” với nhiều mô hình hay như: “Ngôi nhà 100 đồng”, “Mái ấm chiến sĩ nơi biên giới”, quỹ “Heo đất tình thương”, “Hũ gạo tình thương”, “Thùng rác 100 đồng”, “Cây mùa xuân”, “Những chuyến đò ngang an toàn”,… đã quyên góp hàng chục tỷ đồng ủng hộ cán bộ, chiến sĩ có hoàn cảnh khó khăn và dân nghèo khu vực biên giới tỉnh An Giang.
…Hiệu quả tích cực
Gia đình em Nguyễn Thị Ngọc Ánh, ngụ ấp 5, xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang có hoàn cảnh khó khăn, không có đất canh tác. Cha của Ngọc Ánh, anh Nguyễn Văn Hiếu, nhập ngũ năm 1982 và bị thương năm 1985, bị mất một chân, được công nhận là Thương binh hạng 2/4. Khi trái gió trở trời toàn thân anh đau nhức, bị mất sức lao động 75% nên không lao động nặng được, chủ yếu ở nhà làm việc vặt. Mẹ của Ngọc Ánh cũng không có nghề nghiệp, chủ yếu ở nhà nội trợ và đi làm mướn. Cuộc sống gia đình vì thế trông cả vào đồng lương Thương binh của anh Hiếu nên cuộc sống gia đình rất bấp bênh.
Kể từ tháng 9/2014, được cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Sông Tiền nhận đỡ đầu với mức 500.000 đồng/tháng, thành tích học tập của Nguyễn Thị Ngọc Ánh tốt lên trông thấy. Em vừa đạt danh hiệu học sinh giỏi với kết quả tổng kết năm học là 9,0. Mỗi khi có cán bộ Biên phòng đến nhà là Ngọc Ánh lại đem vở học tập và sổ liên lạc ra khoe “chiến tích” học tập xuất sắc của mình. Em luôn ao ước sau này lớn lên sẽ trở thành cô giáo, để dạy học miễn phí cho các học trò nghèo quê mình. Ước mơ của em thật lớn lao mà cũng thật bình dị, xuất phát từ suy nghĩ rất đỗi ngây thơ là sao cho ai cũng được đến trường học tập giống như em.
Còn gia đình em Đinh Văn Tuấn, ngụ ấp Phú Yên, xã Phú Lộc, thị xã Tân Châu lại thuộc diện đặc biệt khó khăn, không có đất canh tác, nhà cửa tạm bợ, dột nát. Cha của Tuấn mất sớm vì bị tai nạn giao thông. Mẹ không có công ăn việc làm chủ yếu làm mướn, lại bị bệnh xương khớp nên không làm việc nặng được, không những vậy phải nuôi chị em Tuấn (chủ yếu còn nhỏ). Chị lớn của Tuấn nghỉ học từ năm lớp 3 và đi lao động ở Bình Dương kiếm tiền phụ mẹ nuôi các em, hiện vừa lập gia đình. Chị thứ 3 của Tuấn phải nghỉ học đi làm mướn cùng mẹ để kiếm tiền. Bản thân Tuấn và em trai dù còn nhỏ tuổi, lại bị suy dinh dưỡng nhưng ngoài giờ học ở lớp thường phụ mẹ làm việc nhà và bán vé số kiếm thêm thu nhập. Trong năm 2014, Tuấn đã có ý định bỏ học, nhưng nhờ sự động viên của cấp ủy, chính quyền xã Phú Lộc, thầy cô giáo Trường tiểu học Phú Lộc và cán bộ Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Sông Tiền mà em tiếp tục đi học, vượt khó vươn lên trong học tập. Ước mơ của Tuấn là cố gắng học tập thật giỏi để sau này trở thành Bác sĩ cứu chữa người nghèo trong xã. Mẹ em, chị Lê Thị Lá xúc động nói: “Gia đình tôi biết ơn chính quyền địa phương, nhà trường và cán bộ, chiến sĩ Biên phòng nhiều lắm. Nguyện vọng của gia đình là các cấp ủy, chính quyền, các ban ngành đoàn thể địa phương, nhất là cán bộ, chiến sĩ Biên phòng tiếp tục quan tâm đến cháu Tuấn trong cuộc sống, học tập để cháu tiếp tục được học tập đầy đủ, sau này lớn lên có công ăn việc làm ổn định, trở thành người có ích cho xã hội…”
Chúng tôi thật cảm động với tình cảm “quân dân cá nước” nơi mảnh đất biên giới còn nhiều khó khăn. Lắng đọng lại trong tâm trí chúng tôi là tình người nơi đây, là những hy sinh thầm lặng của những “Chiến sĩ mang quân hàm xanh”. Các anh vẫn ngày đêm chắc tay súng giữ vững từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, vẫn âm thầm thức cho dân ngủ, âm thầm “chắp cánh cho những ước mơ” bằng những việc làm thiết thực, cụ thể, đậm đà tính nhân văn, cao cả của anh “Bộ đội Cụ Hồ”./.
Bài, ảnh: CHIẾN KHU