Thấy gì qua bài phát biểu của Tổng thống Donald Trump trước Lưỡng viện Quốc hội Mỹ?
- Được đăng: Chủ nhật, 09 Tháng 3 2025 15:56
- Lượt xem: 49
(TUAG)- Ngày 04/3/2025 vừa qua, ông Donald Trump, Tổng thống thứ 47 của Mỹ, đã có bài phát biểu lần thứ năm trước Lưỡng viện Quốc hội Mỹ. Bài phát biểu lần thứ năm này của ông Trump là bài phát biểu dài nhất trong lịch sử nước Mỹ mà một tổng thống trình bày trước Quốc hội. Tuy nhiên, độ dài của bài phát biểu không đồng nghĩa với việc có những thông báo hay sáng kiến mới, vì nhiều nội dung đã xuất hiện trong bài phát biểu nhậm chức của ông vào ngày 20/01/2025.

Thay vì đưa ra một kế hoạch lập pháp chi tiết cho năm 2025, ông Trump đã có một bài phát biểu khá mơ hồ, liệt kê những hành động đã thực hiện trong những ngày đầu tiên của nhiệm kỳ, nhắc lại tầm nhìn của ông về vị thế của Mỹ trên thế giới, nhấn mạnh các vấn đề xã hội trong nước và chỉ trích phe đối lập đảng Dân chủ. Bài phát biểu này mang tính phân cực cao, chủ yếu nhắm vào những người ủng hộ ông và không cố gắng xây dựng một liên minh chính trị lưỡng đảng có thể giúp ông thực hiện chương trình nghị sự khi làm tổng thống.
Một Donald Trump hiếu chiến hơn bao giờ hết
Bài phát biểu của Donald Trump thể hiện rằng ông đã không cố gắng tìm kiếm sự đoàn kết hay xây dựng một nền tảng chung giữa đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ, như những gì ông từng làm trong các lần kêu gọi đoàn kết trước đây. Thay vào đó, ông Trump đã chọn cách tấn công trực diện vào đảng Dân chủ và đặc biệt là vào ông Joe Biden, người tiền nhiệm của mình, làm cho cuộc đối đầu giữa 02 đảng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Cụ thể, ông Trump gọi ông Biden là "tổng thống tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ" và đổ lỗi cho ông Biden về tất cả các vấn đề lớn mà xã hội Mỹ đang phải đối mặt, như làn sóng nhập cư bất hợp pháp, giá cả cao, sự yếu kém trong chính sách đối ngoại…
Những lời hứa trong lễ nhậm chức được xác nhận
Bài phát biểu ngày 04/3/2025 là dịp để ông Donald Trump ca ngợi những định hướng ban đầu của chính quyền ông, trong đó có những định hướng gây tranh cãi nhất, như Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE) của Elon Musk, với phương thức làm việc được hơn 1/3 người Mỹ ủng hộ; tuyên bố "tình trạng khẩn cấp về năng lượng quốc gia" và "tình trạng khẩn cấp về di cư quốc gia" ở biên giới phía Nam; quyết định đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ chính thức của Mỹ; chấm dứt các sáng kiến DEI (đa dạng, bình đẳng và hòa nhập); và công nhận duy nhất 0 giới tính nam và nữ...
Donald Trump đã so sánh những sắc lệnh này, như ông đã làm vào ngày 20/01/2025, với một cuộc cách mạng "mang tính lý trí" trong xã hội Mỹ. Mặc dù ông không cung cấp nhiều chi tiết cụ thể để chứng minh những kết quả rõ ràng của những sáng kiến này, chẳng hạn không có số liệu về việc giảm số lượng người vượt biên trái phép, cũng như không có con số chính xác về số tiền lãng phí của chính phủ mà Elon Musk và đội ngũ của ông đã phát hiện, Trump vẫn tự tin tuyên bố một chiến thắng sớm trên những mặt trận này.
Thuế quan: Những cuộc thảo luận kéo dài
Cùng lúc với bài phát biểu liên bang của ông Trump, các mức thuế quan quy mô lớn được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ Canada, Trung Quốc và Mexico. Donald Trump đã nhấn mạnh lại ý định sử dụng thuế quan như một công cụ để khẳng định lại vị thế tối cao của nước Mỹ. Trong khi cáo buộc các quốc gia khác, trong đó có các đồng minh, về hành vi áp dụng chính sách thuế quan không công bằng đối với Mỹ, ông Trump đã công bố kế hoạch áp đặt các thuế quan đối ứng, và thông báo sẽ đưa ra những biện pháp thuế quan mới từ ngày 02/4/2025 tới.
Việc ông Donald Trump đưa ra quan điểm và chính sách về thuế quan không chỉ là một quyết định về vấn đề thuế, mà nó còn phản ánh sự thay đổi lớn hơn trong cách ông nhìn nhận vị trí của Mỹ trên thế giới. Thay vì tiếp tục theo đuổi triết lý thương mại tự do vốn là đặc trưng của chính sách Mỹ trong nhiều thập kỷ, ông Trump cho rằng Mỹ đang phải chịu đựng những thực tiễn bất công và không công bằng. Theo ông, sự tham gia của Mỹ vào các vấn đề quốc tế và các tổ chức toàn cầu thường không mang lại lợi ích cho nước Mỹ, mà ngược lại, đôi khi lại gây tổn hại cho lợi ích quốc gia của họ. Quan điểm này không chỉ ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế mà còn thể hiện rõ trong các quyết định chính trị lớn của ông. Cụ thể, ông Trump đã tán thành việc rút Mỹ khỏi các thỏa thuận quốc tế như Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, Tổ chức y tế thế giới (WHO) và Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc.
Donald Trump chỉ trích và chế giễu các chương trình mà Mỹ đã tài trợ cho các quốc gia đang phát triển. Ông nhấn mạnh rằng các quốc gia nhận trợ giúp từ Mỹ không có sự đóng góp tương xứng, và sự đóng góp của Mỹ vào các tổ chức quốc tế (như Liên hợp quốc hay các tổ chức quốc tế khác) không mang lại lợi ích xứng đáng với những gì Mỹ đã bỏ ra. Qua bài phát biểu dài 01 giờ 40 phút này, ông Trump bày tỏ sự hoài nghi đối với các liên minh quốc tế, và truyền tải góc nhìn về thế giới như một "trò chơi được mất ngang nhau" - ông tin rằng trong mỗi thỏa thuận quốc tế, nếu quốc gia này giành được lợi ích, thì quốc gia khác phải chịu thiệt hại tương ứng, không có sự hợp tác đôi bên cùng có lợi mà chỉ có thắng và thua. Theo Trump, Mỹ đang thu về ít hơn những gì họ bỏ ra trong một thế giới toàn cầu hóa mà nước này phải gánh vác, và đã đến lúc phải sửa chữa điều này. Đối với những người hy vọng vào những thông báo có ý nghĩa về việc chấm dứt chiến tranh ở Ukraine hoặc Gaza, Trump không đưa ra nhiều hứa hẹn. Ông tái khẳng định mục tiêu chấm dứt chiến sự ở cả 02 khu vực, nhưng không đưa ra bất kỳ chỉ dẫn cụ thể nào về các biện pháp mà chính quyền của ông sẽ thực hiện để đạt được mục tiêu này. Và ngoài việc đề cập đến mong muốn mua lại Greenland hoặc lấy lại Kênh đào Panama, Donald Trump vẫn giữ im lặng một cách khó hiểu về những chủ đề quan trọng như chiến tranh, xung đột quốc tế hay các liên minh chiến lược.
Ngay cả khi nhắc đến Trung Quốc, được xem là đối thủ chiến lược lớn nhất của Mỹ, trong bài phát biểu của ông cũng chỉ xuất hiện một vài chỉ trích liên quan đến thuế quan của nước này. Một dấu hiệu đáng chú ý: Bài phát biểu này của Trump có tới 14 lần nhắc đến thuật ngữ "thuế quan", trong khi chỉ có 08 lần nhắc đến Ukraine, 06 lần nhắc đến Trung Quốc và 03 lần nhắc đến Châu Âu. Điều này cho thấy Trump dành rất nhiều sự chú ý vào vấn đề thuế quan, đặc biệt là trong mối quan hệ thương mại giữa Mỹ và các quốc gia khác, hơn là các vấn đề địa chính trị lớn như chiến tranh ở Ukraine, quan hệ với Trung Quốc hay các vấn đề liên quan đến Châu Âu.
Đảng Dân chủ, thiếu chiến lược, chọn cách gây rối
Nghị sĩ đảng Dân chủ Al Green của bang Texas đã bị đuổi khỏi hội trường Quốc hội sau khi hét lớn và chỉ gậy thẳng vào Tổng thống Trump trong lúc nhà lãnh đạo Mỹ đang phát biểu. Và ở những thời điểm khác, các đảng viên Dân chủ huýt sáo và la hét để phản đối tổng thống, giơ cao biểu ngữ để đáp trả những phát biểu của ông ("Musk, kẻ ăn cắp", "dối trá"). Tổng cộng, hơn 10 nghị sĩ đảng Dân chủ đã phải rời khỏi hội trường Quốc hội, điều chưa từng xảy ra trong lịch sử chính trị Mỹ.
Một số nghị sĩ đảng Dân chủ còn mặc đồ màu hồng để thể hiện mối lo ngại về quyền phụ nữ. Những hành động như vậy, mang tính biểu tượng, chắc chắn có ý nghĩa đối với những người ủng hộ, nhưng chúng cũng làm lộ ra một vấn đề căn bản của đảng Dân chủ: thiếu tầm nhìn chiến lược để xây dựng một sự phản đối hiệu quả đối với ông Trump. Khác với năm 2017, các đảng viên Dân chủ không thể tìm ra một không gian chính trị hay một góc độ tấn công hiệu quả trước làn sóng các sắc lệnh của ông Trump.
Đảng Dân chủ không có một chiến lược rõ ràng hoặc thống nhất để thu hút cử tri, đặc biệt là những người mong muốn xây dựng một nước Mỹ hậu Trump trước thềm cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào năm 2026. Đối mặt với những trở ngại lớn, đảng Dân chủ chỉ dựa vào việc hy vọng rằng Trump sẽ tự làm mất thiện cảm với cử tri, khiến họ không muốn bỏ phiếu cho ông. Cho đến nay, đảng Dân chủ chưa đưa ra được giải pháp thay thế thuyết phục cho chủ nghĩa Trump. Điều này khiến những hành động mang tính biểu tượng vừa qua của đảng Dân chủ dường như khá lố bịch và vô nghĩa, không đủ mạnh để đối phó với tình hình chính trị hiện nay.
Lãnh đạo đảng Dân chủ, liệu có sự kế thừa?
Phản ứng chính thức của đảng Dân chủ đối với bài phát biểu của ông Trump là bài phát biểu của thượng nghị sĩ Elissa Slotkin đến từ bang Michigan. Bài phát biểu của bà đã đưa ra một kế hoạch có thể lôi kéo được cử tri và truyền cảm hứng cho đảng Dân chủ, đặc biệt là trong việc xây dựng lại đảng sau thất bại trong cuộc bầu cử tháng 11/2024.
Elissa Slotkin có một xuất thân khá đặc biệt khi cha là đảng viên Cộng hòa và mẹ là đảng viên Dân chủ, cùng với việc bà có kinh nghiệm làm sĩ quan Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) và là thượng nghị sĩ của một bang dao động mà Trump đã giành chiến thắng. Bà đã thể hiện phong cách chính trị ôn hòa và trung dung hơn so với các thành viên khác của đảng Dân chủ. Trong bài phát biểu của mình, bà Slotkin đã đề cập đến việc tái thiết tầng lớp trung lưu ở Mỹ, cảnh báo về những chính sách thuế của Trump có lợi cho các tỷ phú, và nhấn mạnh rằng thay đổi không nhất thiết phải dẫn đến hỗn loạn. Bà cũng chỉ trích cách ông Trump gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy tại Phòng Bầu dục. Những chủ đề và lập trường mà Slotkin lựa chọn nhắm vào một bộ phận cử tri nằm ở trung tâm chính trị Mỹ, những người không nghiêng về cực tả hay cực hữu. Quả thực, để giành lại sự ủng hộ của cử tri, đặc biệt là những người mệt mỏi với sự phân cực và căng thẳng chính trị, đảng Dân chủ cần một chiến lược ôn hòa hơn và những gương mặt mới. Điều này sẽ giúp đảng Dân chủ xây dựng lại một tầm nhìn chính trị đủ hấp dẫn để thu hút cả những người đã bỏ phiếu chống lại họ trong cuộc bầu cử năm 2024.

Thay vì đưa ra một kế hoạch lập pháp chi tiết cho năm 2025, ông Trump đã có một bài phát biểu khá mơ hồ, liệt kê những hành động đã thực hiện trong những ngày đầu tiên của nhiệm kỳ, nhắc lại tầm nhìn của ông về vị thế của Mỹ trên thế giới, nhấn mạnh các vấn đề xã hội trong nước và chỉ trích phe đối lập đảng Dân chủ. Bài phát biểu này mang tính phân cực cao, chủ yếu nhắm vào những người ủng hộ ông và không cố gắng xây dựng một liên minh chính trị lưỡng đảng có thể giúp ông thực hiện chương trình nghị sự khi làm tổng thống.
Một Donald Trump hiếu chiến hơn bao giờ hết
Bài phát biểu của Donald Trump thể hiện rằng ông đã không cố gắng tìm kiếm sự đoàn kết hay xây dựng một nền tảng chung giữa đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ, như những gì ông từng làm trong các lần kêu gọi đoàn kết trước đây. Thay vào đó, ông Trump đã chọn cách tấn công trực diện vào đảng Dân chủ và đặc biệt là vào ông Joe Biden, người tiền nhiệm của mình, làm cho cuộc đối đầu giữa 02 đảng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Cụ thể, ông Trump gọi ông Biden là "tổng thống tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ" và đổ lỗi cho ông Biden về tất cả các vấn đề lớn mà xã hội Mỹ đang phải đối mặt, như làn sóng nhập cư bất hợp pháp, giá cả cao, sự yếu kém trong chính sách đối ngoại…
Những lời hứa trong lễ nhậm chức được xác nhận
Bài phát biểu ngày 04/3/2025 là dịp để ông Donald Trump ca ngợi những định hướng ban đầu của chính quyền ông, trong đó có những định hướng gây tranh cãi nhất, như Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE) của Elon Musk, với phương thức làm việc được hơn 1/3 người Mỹ ủng hộ; tuyên bố "tình trạng khẩn cấp về năng lượng quốc gia" và "tình trạng khẩn cấp về di cư quốc gia" ở biên giới phía Nam; quyết định đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ chính thức của Mỹ; chấm dứt các sáng kiến DEI (đa dạng, bình đẳng và hòa nhập); và công nhận duy nhất 0 giới tính nam và nữ...
Donald Trump đã so sánh những sắc lệnh này, như ông đã làm vào ngày 20/01/2025, với một cuộc cách mạng "mang tính lý trí" trong xã hội Mỹ. Mặc dù ông không cung cấp nhiều chi tiết cụ thể để chứng minh những kết quả rõ ràng của những sáng kiến này, chẳng hạn không có số liệu về việc giảm số lượng người vượt biên trái phép, cũng như không có con số chính xác về số tiền lãng phí của chính phủ mà Elon Musk và đội ngũ của ông đã phát hiện, Trump vẫn tự tin tuyên bố một chiến thắng sớm trên những mặt trận này.
Thuế quan: Những cuộc thảo luận kéo dài
Cùng lúc với bài phát biểu liên bang của ông Trump, các mức thuế quan quy mô lớn được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ Canada, Trung Quốc và Mexico. Donald Trump đã nhấn mạnh lại ý định sử dụng thuế quan như một công cụ để khẳng định lại vị thế tối cao của nước Mỹ. Trong khi cáo buộc các quốc gia khác, trong đó có các đồng minh, về hành vi áp dụng chính sách thuế quan không công bằng đối với Mỹ, ông Trump đã công bố kế hoạch áp đặt các thuế quan đối ứng, và thông báo sẽ đưa ra những biện pháp thuế quan mới từ ngày 02/4/2025 tới.
Việc ông Donald Trump đưa ra quan điểm và chính sách về thuế quan không chỉ là một quyết định về vấn đề thuế, mà nó còn phản ánh sự thay đổi lớn hơn trong cách ông nhìn nhận vị trí của Mỹ trên thế giới. Thay vì tiếp tục theo đuổi triết lý thương mại tự do vốn là đặc trưng của chính sách Mỹ trong nhiều thập kỷ, ông Trump cho rằng Mỹ đang phải chịu đựng những thực tiễn bất công và không công bằng. Theo ông, sự tham gia của Mỹ vào các vấn đề quốc tế và các tổ chức toàn cầu thường không mang lại lợi ích cho nước Mỹ, mà ngược lại, đôi khi lại gây tổn hại cho lợi ích quốc gia của họ. Quan điểm này không chỉ ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế mà còn thể hiện rõ trong các quyết định chính trị lớn của ông. Cụ thể, ông Trump đã tán thành việc rút Mỹ khỏi các thỏa thuận quốc tế như Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, Tổ chức y tế thế giới (WHO) và Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc.
Donald Trump chỉ trích và chế giễu các chương trình mà Mỹ đã tài trợ cho các quốc gia đang phát triển. Ông nhấn mạnh rằng các quốc gia nhận trợ giúp từ Mỹ không có sự đóng góp tương xứng, và sự đóng góp của Mỹ vào các tổ chức quốc tế (như Liên hợp quốc hay các tổ chức quốc tế khác) không mang lại lợi ích xứng đáng với những gì Mỹ đã bỏ ra. Qua bài phát biểu dài 01 giờ 40 phút này, ông Trump bày tỏ sự hoài nghi đối với các liên minh quốc tế, và truyền tải góc nhìn về thế giới như một "trò chơi được mất ngang nhau" - ông tin rằng trong mỗi thỏa thuận quốc tế, nếu quốc gia này giành được lợi ích, thì quốc gia khác phải chịu thiệt hại tương ứng, không có sự hợp tác đôi bên cùng có lợi mà chỉ có thắng và thua. Theo Trump, Mỹ đang thu về ít hơn những gì họ bỏ ra trong một thế giới toàn cầu hóa mà nước này phải gánh vác, và đã đến lúc phải sửa chữa điều này. Đối với những người hy vọng vào những thông báo có ý nghĩa về việc chấm dứt chiến tranh ở Ukraine hoặc Gaza, Trump không đưa ra nhiều hứa hẹn. Ông tái khẳng định mục tiêu chấm dứt chiến sự ở cả 02 khu vực, nhưng không đưa ra bất kỳ chỉ dẫn cụ thể nào về các biện pháp mà chính quyền của ông sẽ thực hiện để đạt được mục tiêu này. Và ngoài việc đề cập đến mong muốn mua lại Greenland hoặc lấy lại Kênh đào Panama, Donald Trump vẫn giữ im lặng một cách khó hiểu về những chủ đề quan trọng như chiến tranh, xung đột quốc tế hay các liên minh chiến lược.
Ngay cả khi nhắc đến Trung Quốc, được xem là đối thủ chiến lược lớn nhất của Mỹ, trong bài phát biểu của ông cũng chỉ xuất hiện một vài chỉ trích liên quan đến thuế quan của nước này. Một dấu hiệu đáng chú ý: Bài phát biểu này của Trump có tới 14 lần nhắc đến thuật ngữ "thuế quan", trong khi chỉ có 08 lần nhắc đến Ukraine, 06 lần nhắc đến Trung Quốc và 03 lần nhắc đến Châu Âu. Điều này cho thấy Trump dành rất nhiều sự chú ý vào vấn đề thuế quan, đặc biệt là trong mối quan hệ thương mại giữa Mỹ và các quốc gia khác, hơn là các vấn đề địa chính trị lớn như chiến tranh ở Ukraine, quan hệ với Trung Quốc hay các vấn đề liên quan đến Châu Âu.
Đảng Dân chủ, thiếu chiến lược, chọn cách gây rối
Nghị sĩ đảng Dân chủ Al Green của bang Texas đã bị đuổi khỏi hội trường Quốc hội sau khi hét lớn và chỉ gậy thẳng vào Tổng thống Trump trong lúc nhà lãnh đạo Mỹ đang phát biểu. Và ở những thời điểm khác, các đảng viên Dân chủ huýt sáo và la hét để phản đối tổng thống, giơ cao biểu ngữ để đáp trả những phát biểu của ông ("Musk, kẻ ăn cắp", "dối trá"). Tổng cộng, hơn 10 nghị sĩ đảng Dân chủ đã phải rời khỏi hội trường Quốc hội, điều chưa từng xảy ra trong lịch sử chính trị Mỹ.
Một số nghị sĩ đảng Dân chủ còn mặc đồ màu hồng để thể hiện mối lo ngại về quyền phụ nữ. Những hành động như vậy, mang tính biểu tượng, chắc chắn có ý nghĩa đối với những người ủng hộ, nhưng chúng cũng làm lộ ra một vấn đề căn bản của đảng Dân chủ: thiếu tầm nhìn chiến lược để xây dựng một sự phản đối hiệu quả đối với ông Trump. Khác với năm 2017, các đảng viên Dân chủ không thể tìm ra một không gian chính trị hay một góc độ tấn công hiệu quả trước làn sóng các sắc lệnh của ông Trump.
Đảng Dân chủ không có một chiến lược rõ ràng hoặc thống nhất để thu hút cử tri, đặc biệt là những người mong muốn xây dựng một nước Mỹ hậu Trump trước thềm cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào năm 2026. Đối mặt với những trở ngại lớn, đảng Dân chủ chỉ dựa vào việc hy vọng rằng Trump sẽ tự làm mất thiện cảm với cử tri, khiến họ không muốn bỏ phiếu cho ông. Cho đến nay, đảng Dân chủ chưa đưa ra được giải pháp thay thế thuyết phục cho chủ nghĩa Trump. Điều này khiến những hành động mang tính biểu tượng vừa qua của đảng Dân chủ dường như khá lố bịch và vô nghĩa, không đủ mạnh để đối phó với tình hình chính trị hiện nay.
Lãnh đạo đảng Dân chủ, liệu có sự kế thừa?
Phản ứng chính thức của đảng Dân chủ đối với bài phát biểu của ông Trump là bài phát biểu của thượng nghị sĩ Elissa Slotkin đến từ bang Michigan. Bài phát biểu của bà đã đưa ra một kế hoạch có thể lôi kéo được cử tri và truyền cảm hứng cho đảng Dân chủ, đặc biệt là trong việc xây dựng lại đảng sau thất bại trong cuộc bầu cử tháng 11/2024.
Elissa Slotkin có một xuất thân khá đặc biệt khi cha là đảng viên Cộng hòa và mẹ là đảng viên Dân chủ, cùng với việc bà có kinh nghiệm làm sĩ quan Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) và là thượng nghị sĩ của một bang dao động mà Trump đã giành chiến thắng. Bà đã thể hiện phong cách chính trị ôn hòa và trung dung hơn so với các thành viên khác của đảng Dân chủ. Trong bài phát biểu của mình, bà Slotkin đã đề cập đến việc tái thiết tầng lớp trung lưu ở Mỹ, cảnh báo về những chính sách thuế của Trump có lợi cho các tỷ phú, và nhấn mạnh rằng thay đổi không nhất thiết phải dẫn đến hỗn loạn. Bà cũng chỉ trích cách ông Trump gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy tại Phòng Bầu dục. Những chủ đề và lập trường mà Slotkin lựa chọn nhắm vào một bộ phận cử tri nằm ở trung tâm chính trị Mỹ, những người không nghiêng về cực tả hay cực hữu. Quả thực, để giành lại sự ủng hộ của cử tri, đặc biệt là những người mệt mỏi với sự phân cực và căng thẳng chính trị, đảng Dân chủ cần một chiến lược ôn hòa hơn và những gương mặt mới. Điều này sẽ giúp đảng Dân chủ xây dựng lại một tầm nhìn chính trị đủ hấp dẫn để thu hút cả những người đã bỏ phiếu chống lại họ trong cuộc bầu cử năm 2024.
P.TT (tổng hợp)