Một ASEAN tầm vóc: Tâm điểm của tăng trưởng
- Được đăng: Thứ tư, 11 Tháng 10 2023 16:04
- Lượt xem: 654
(TUAG)- Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43 và các sự kiện liên quan là chuỗi hoạt động quan trọng kết thúc Năm Chủ tịch ASEAN 2023 của Indonesia. Với chủ đề được nước chủ nhà Indonesia đưa ra trong Năm ASEAN 2023 là: “Một ASEAN tầm vóc: Tâm điểm của tăng trưởng”. Hội nghị cấp cao ASEAN 43 là dịp để Lãnh đạo các nước ASEAN thảo luận, đề ra những định hướng củng cố Cộng đồng ASEAN, đưa ASEAN trở thành tâm điểm của tăng trưởng trước những phức tạp, biến động của tình hình thế giới và khu vực hiện nay. Để hiểu sâu hơn về vấn đề này, TGAG xin cung cấp thông tin: “Hội nghị cấp cao ASEAN 43: Đưa ASEAN trở thành tâm điểm của tăng trưởng”.
ASEAN vững bước và phát triển
Ngày 08/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập, khởi đầu cho tiến trình liên kết sâu rộng vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực Đông Nam Á.
Từ 05 thành viên ban đầu, ASEAN đã dần phát triển thành một tổ chức hợp tác toàn diện và chặt chẽ, bao gồm 10 nước thành viên là: Indonesia, Thái Lan, Philippines, Singapore, Malaysia, Brunei, Việt Nam, Lào, Myanmar và Campuchia. Gần đây nhất, tại hội nghị cấp cao ASEAN 42 tổ chức tại thị trấn Labuan Bajo, tỉnh Đông Nusa Tenggara của Indonesia (tháng 5/2023), các lãnh đạo thành viên ASEAN đã thông qua Lộ trình kết nạp Timor-Leste làm thành viên chính thức.
Kể từ khi ra đời ngày 08/8/1967, dù còn có sự khác biệt về tôn giáo, về trình độ phát triển, về cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin... song các nước đã luôn hỗ trợ, giúp đỡ và cùng nhau phát triển về mọi mặt. ASEAN đã chứng minh được vai trò quan trọng trong việc đưa Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, thịnh vượng và ổn định; từ một khu vực kinh tế lạc hậu trở thành một đầu tàu thúc đẩy tăng trưởng và hội nhập toàn cầu.
Từ dân số khoảng 260 triệu người khi mới thành lập, ASEAN giờ là ngôi nhà chung của hơn 650 triệu người dân và là một thị trường nhiều tiềm năng. Dự báo đến năm 2050, ASEAN sẽ là nền kinh tế lớn thứ tư thế giới. Cộng đồng ASEAN đã bước vào năm thứ 8 hình thành và phát triển, kể từ mốc 31/12/2015 và đang trên hành trình hiện thực hóa Tầm nhìn đến 2025 và xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025.
Thành công quan trọng nhất của ASEAN trong suốt 56 năm qua là đảm bảo duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực Đông Nam Á, các quốc gia thành viên xây dựng được mối quan hệ hợp tác ngày càng tốt đẹp. Những khác biệt giữa các thành viên, những bất đồng hay tranh chấp nhất định đều được ngăn chặn và hóa giải trên cơ sở lợi ích chung. Và nền tảng cho những thành công trong gần 06 thập kỷ qua chính là những cơ chế hợp tác nội khối của ASEAN được triển khai thông qua các hiệp ước, diễn đàn, hội nghị, dự án, chương trình phát triển, việc xây dựng Khu vực tự do thương mại ASEAN và các hoạt động văn hóa-thể thao khu vực.
Trong đó, các diễn đàn do ASEAN khởi xướng đã quy tụ được nhiều quốc gia, được các nước lớn coi trọng. Trên thực tế, vai trò trung tâm của ASEAN đã được khẳng định thông qua việc ASEAN thúc đẩy sự ra đời và dẫn dắt Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng (ADMM) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Mở rộng (ADMM+), đóng góp ngày càng quan trọng vào việc giải quyết những vấn đề chung của khu vực. Tiêu biểu là việc ASEAN đã bày tỏ lập trường kiên định trong việc duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông và khu vực, như Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002 và đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) đang được kỳ vọng sớm hoàn tất, cùng nhiều tiến triển quan trọng khác.
Đặc biệt, Cộng đồng ASEAN đã bước vào năm thứ 8 hình thành và phát triển, kể từ mốc 31/12/2015 và đang trên hành trình hiện thực hóa Tầm nhìn đến 2025 và xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025. Cộng đồng ASEAN từ khi ra đời đến nay đã đạt những kết quả đáng khích lệ trong nỗ lực xây dựng các trụ cột và triển khai Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025.
Hiện ASEAN đang nỗ lực hoàn tất Kế hoạch tổng thể 2025 trên cả ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN và xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025 nhằm chuẩn bị cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Theo đó, ASEAN tập trung nâng cao năng lực thể chế và thúc đẩy hợp tác theo các xu hướng lớn hiện nay, như phục hồi bao trùm, phát triển bền vững, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn…
Về quan hệ với các đối tác, ASEAN đã tạo dựng được quan hệ hợp tác khá chặt chẽ với nhiều nước và tổ chức quan trọng trên thế giới, trong đó có tất cả các nước lớn. Đến nay đã có 94 đối tác cử Đại sứ tại ASEAN, 54 Ủy ban ASEAN tại nước thứ 3 và các tổ chức quốc tế (ACTCs) được thành lập.
ASEAN đã thành công trong tạo ra môi trường để các nước thúc đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin, tăng cường hợp tác, ngăn ngừa sự cố, giải quyết khác biệt, tranh chấp, qua đó thúc đẩy hoà bình, ổn định và an ninh ở khu vực. Các diễn đàn/cơ chế do ASEAN khởi xướng và dẫn dắt thu hút được sự tham gia của các đối tác vào hợp tác khu vực.
Các đối tác nhìn chung đều coi trọng quan hệ và đẩy mạnh hợp tác toàn diện với ASEAN cả về đa phương và song phương, hỗ trợ ASEAN xây dựng Cộng đồng, ứng phó dịch bệnh và phục hồi sau đại dịch và ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong một cấu trúc khu vực mở, minh bạch, bao trùm và dựa trên luật lệ. Những mong muốn hợp tác đó được thể hiện qua việc ASEAN đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện (CSP) với Trung Quốc và Australia năm 2021; với Mỹ và Ấn Độ năm 2022; đồng ý về nguyên tắc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược với Canada năm 2022; ghi nhận đề nghị của Hàn Quốc và Nhật Bản nâng cấp quan hệ với ASEAN…
ASEAN 43: Tập trung vào 4 trọng tâm chính
Từ ngày 5 đến 7/9/2023, Hội nghị Cấp cao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 43 và các Hội nghị Cấp cao liên quan diễn ra tại Jakarta (Indonesia) với chủ đề “Một ASEAN tầm vóc: Tâm điểm của tăng trưởng” (ASEAN Matters: Epicentrum of Growth).
Hội nghị Cấp cao ASEAN 43 và các hội nghị liên quan diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có những chuyển động nhanh chóng, phức tạp. Kinh tế thế giới được dự báo tăng trưởng tích cực hơn nhưng nhịp độ chưa ổn định, có thể bị đảo chiều bởi những nguy cơ như thị trường thu hẹp, tài chính bất ổn, lạm phát cao. Trong bối cảnh đó, chuyển đổi phương thức kết nối, tái cơ cấu nền kinh tế, hướng tới tự chủ bền vững trở thành nhu cầu bức thiết của hầu hết các nước. Liên kết kinh tế đa chiều với các kết nối đa dạng là phương thức được nhiều nước lựa chọn.
Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương vừa là tâm điểm của tăng trưởng, vừa là tâm điểm của cạnh tranh chiến lược. Tuy nhiên, dù phải đương đầu với nhiều thách thức, Cộng đồng ASEAN đoàn kết cùng hướng tới chiến lược phát triển của Hiệp hội đến năm 2045, khẳng định vai trò trung tâm trong khu vực. Các đối tác đều coi trọng, mong muốn tăng cường, hợp tác thực chất, lâu dài với ASEAN, đưa ra nhiều đề xuất, sáng kiến thiết thực.
Với vai trò Chủ tịch ASEAN 2023, Indonesia đã rất tích cực dẫn dắt, đẩy mạnh triển khai các ưu tiên, sáng kiến, qua đó vừa tạo động lực cho ASEAN phát triển, vừa củng cố vai trò của ASEAN là động lực tăng trưởng và là lực lượng chủ đạo trong các nỗ lực thúc đẩy đối thoại, hợp tác, duy trì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững ở khu vực.
Dự kiến, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 43, nước Chủ nhà Indonesia đón lãnh đạo 22 nước và một số tổ chức quốc tế tham dự các sự kiện liên quan. Theo Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi, đây là kỳ Hội nghị Cấp cao ASEAN lớn nhất từng được tổ chức với sự tham gia của ASEAN 11 (gồm 10 nước thành viên ASEAN và Timor Leste với tư cách quan sát viên), cùng với nhiều nước thành viên Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS - bao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Australia, New Zealand, Canada, Nga, Mỹ). Ngoài ra còn có 2 quốc gia khách mời là Bangladesh (Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia vành đai Ấn Độ Dương - IORA) và Quần đảo Cook (Chủ tịch Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương - PIF)…
Bà Marsudi khẳng định cơ cấu thành phần tham dự nói trên thể hiện cách tiếp cận bao trùm được đề ra trong Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP).
Ngoài lễ khai mạc và bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN 43, trong thời gian từ ngày 5 đến 7/9/2023, Tổng thống Indonesia Joko Widodo - Chủ tịch ASEAN năm 2023, sẽ chủ trì 12 cuộc họp, bao gồm phiên họp toàn thể và phiên họp hẹp Hội nghị cấp cao ASEAN 43, các cuộc họp giữa ASEAN với các đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Canada, Ấn Độ, Australia, Liên hợp quốc và các nước thành viên EAS.
Dự kiến, chuỗi Hội nghị Cấp cao ASEAN 43 sẽ tập trung vào 04 trọng tâm chính, bao gồm: việc thiết lập nền tảng cho Tầm nhìn dài hạn của ASEAN; giúp ASEAN trở nên kiên cường hơn để ứng phó với các thách thức của thời đại; đưa ASEAN trở thành trung tâm tăng trưởng kinh tế; và biến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương thành khu vực hòa bình và thịnh vượng.
Với trọng tâm đầu tiên, về việc thiết lập nền tảng cho Tầm nhìn dài hạn của ASEAN, Ngoại trưởng Indonesia Marsudi cho rằng tầm nhìn dài hạn này quan trọng do mỗi nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN chỉ kéo dài 01 năm và cần có sự bền vững để các nước tiếp theo tiếp tục thực hiện. Tầm nhìn dài hạn này sẽ là “kim chỉ nam” để ASEAN tiến lên và nền tảng của tầm nhìn bắt đầu được xây dựng trong nhiệm kỳ Chủ tịch của Indonesia năm 2023. Theo bà Retno Marsudi, ASEAN đã thông qua các Tuyên bố Hòa hợp ASEAN I vào năm 1976, Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II vào năm 2003, Tuyên bố Hòa hợp ASEAN III vào năm 2011 và hiện các cuộc đàm phán vẫn đang tiếp tục với mục tiêu thông qua Tuyên bố Hòa hợp ASEAN IV làm nền tảng cho Tầm nhìn ASEAN 2045 tại Hội nghị cấp cao ASEAN 43.
Với trọng tâm thứ hai, “ASEAN Tầm vóc”, một số nội dung sẽ được thảo luận và thống nhất bao gồm Quy tắc hỗ trợ quá trình ra quyết định tại các hội nghị cấp cao ASEAN. Điều này liên quan đến việc ra quyết định, nhất là trong các tình huống khủng hoảng mà không cần phải thay đổi Hiến chương ASEAN vốn là vấn đề nhạy cảm. Bà Retno cho hay tất cả các nước đều nhận thấy rằng ASEAN cần đẩy nhanh quá trình ra quyết định, nhất là vào những lúc tổ chức này rơi vào khủng hoảng.
Với trọng tâm thứ 3, “Tâm điểm tăng trưởng”, bao gồm nhiều nội dung liên quan đến an ninh lương thực, an ninh năng lượng, y tế, ổn định tài chính, quyền tiếp cận thị trường tự do và công bằng. Một số nội dung đã được nhất trí tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 42 và sẽ được chuyển thành các Kế hoạch hành động, hoặc được thúc đẩy dưới hình thức quan hệ đối tác với các nước đối tác tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 43, ví dụ quan hệ đối tác ASEAN-Ấn Độ trong lĩnh vực an ninh lương thực, quan hệ đối tác ASEAN+3 (ASEAN cùng 3 nước đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) về hệ sinh thái xe điện...
Về trọng tâm thứ 4, theo Ngoại trưởng Indonesia, bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN 43, Chủ tịch ASEAN năm 2023 sẽ tổ chức Diễn đàn ASEAN-Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AIPF), quy tụ các quan chức ra quyết sách và khu vực tư nhân nhằm thảo luận về hợp tác kinh tế trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Đây là một trong những động thái quan trọng nhằm triển khai thực hiện và cụ thể hóa Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP).
ASEAN vững bước và phát triển
Ngày 08/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập, khởi đầu cho tiến trình liên kết sâu rộng vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực Đông Nam Á.
Từ 05 thành viên ban đầu, ASEAN đã dần phát triển thành một tổ chức hợp tác toàn diện và chặt chẽ, bao gồm 10 nước thành viên là: Indonesia, Thái Lan, Philippines, Singapore, Malaysia, Brunei, Việt Nam, Lào, Myanmar và Campuchia. Gần đây nhất, tại hội nghị cấp cao ASEAN 42 tổ chức tại thị trấn Labuan Bajo, tỉnh Đông Nusa Tenggara của Indonesia (tháng 5/2023), các lãnh đạo thành viên ASEAN đã thông qua Lộ trình kết nạp Timor-Leste làm thành viên chính thức.
Kể từ khi ra đời ngày 08/8/1967, dù còn có sự khác biệt về tôn giáo, về trình độ phát triển, về cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin... song các nước đã luôn hỗ trợ, giúp đỡ và cùng nhau phát triển về mọi mặt. ASEAN đã chứng minh được vai trò quan trọng trong việc đưa Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, thịnh vượng và ổn định; từ một khu vực kinh tế lạc hậu trở thành một đầu tàu thúc đẩy tăng trưởng và hội nhập toàn cầu.
Từ dân số khoảng 260 triệu người khi mới thành lập, ASEAN giờ là ngôi nhà chung của hơn 650 triệu người dân và là một thị trường nhiều tiềm năng. Dự báo đến năm 2050, ASEAN sẽ là nền kinh tế lớn thứ tư thế giới. Cộng đồng ASEAN đã bước vào năm thứ 8 hình thành và phát triển, kể từ mốc 31/12/2015 và đang trên hành trình hiện thực hóa Tầm nhìn đến 2025 và xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025.
Thành công quan trọng nhất của ASEAN trong suốt 56 năm qua là đảm bảo duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực Đông Nam Á, các quốc gia thành viên xây dựng được mối quan hệ hợp tác ngày càng tốt đẹp. Những khác biệt giữa các thành viên, những bất đồng hay tranh chấp nhất định đều được ngăn chặn và hóa giải trên cơ sở lợi ích chung. Và nền tảng cho những thành công trong gần 06 thập kỷ qua chính là những cơ chế hợp tác nội khối của ASEAN được triển khai thông qua các hiệp ước, diễn đàn, hội nghị, dự án, chương trình phát triển, việc xây dựng Khu vực tự do thương mại ASEAN và các hoạt động văn hóa-thể thao khu vực.
Trong đó, các diễn đàn do ASEAN khởi xướng đã quy tụ được nhiều quốc gia, được các nước lớn coi trọng. Trên thực tế, vai trò trung tâm của ASEAN đã được khẳng định thông qua việc ASEAN thúc đẩy sự ra đời và dẫn dắt Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng (ADMM) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Mở rộng (ADMM+), đóng góp ngày càng quan trọng vào việc giải quyết những vấn đề chung của khu vực. Tiêu biểu là việc ASEAN đã bày tỏ lập trường kiên định trong việc duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông và khu vực, như Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002 và đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) đang được kỳ vọng sớm hoàn tất, cùng nhiều tiến triển quan trọng khác.
Đặc biệt, Cộng đồng ASEAN đã bước vào năm thứ 8 hình thành và phát triển, kể từ mốc 31/12/2015 và đang trên hành trình hiện thực hóa Tầm nhìn đến 2025 và xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025. Cộng đồng ASEAN từ khi ra đời đến nay đã đạt những kết quả đáng khích lệ trong nỗ lực xây dựng các trụ cột và triển khai Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025.
Hiện ASEAN đang nỗ lực hoàn tất Kế hoạch tổng thể 2025 trên cả ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN và xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025 nhằm chuẩn bị cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Theo đó, ASEAN tập trung nâng cao năng lực thể chế và thúc đẩy hợp tác theo các xu hướng lớn hiện nay, như phục hồi bao trùm, phát triển bền vững, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn…
Về quan hệ với các đối tác, ASEAN đã tạo dựng được quan hệ hợp tác khá chặt chẽ với nhiều nước và tổ chức quan trọng trên thế giới, trong đó có tất cả các nước lớn. Đến nay đã có 94 đối tác cử Đại sứ tại ASEAN, 54 Ủy ban ASEAN tại nước thứ 3 và các tổ chức quốc tế (ACTCs) được thành lập.
ASEAN đã thành công trong tạo ra môi trường để các nước thúc đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin, tăng cường hợp tác, ngăn ngừa sự cố, giải quyết khác biệt, tranh chấp, qua đó thúc đẩy hoà bình, ổn định và an ninh ở khu vực. Các diễn đàn/cơ chế do ASEAN khởi xướng và dẫn dắt thu hút được sự tham gia của các đối tác vào hợp tác khu vực.
Các đối tác nhìn chung đều coi trọng quan hệ và đẩy mạnh hợp tác toàn diện với ASEAN cả về đa phương và song phương, hỗ trợ ASEAN xây dựng Cộng đồng, ứng phó dịch bệnh và phục hồi sau đại dịch và ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong một cấu trúc khu vực mở, minh bạch, bao trùm và dựa trên luật lệ. Những mong muốn hợp tác đó được thể hiện qua việc ASEAN đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện (CSP) với Trung Quốc và Australia năm 2021; với Mỹ và Ấn Độ năm 2022; đồng ý về nguyên tắc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược với Canada năm 2022; ghi nhận đề nghị của Hàn Quốc và Nhật Bản nâng cấp quan hệ với ASEAN…
ASEAN 43: Tập trung vào 4 trọng tâm chính
Từ ngày 5 đến 7/9/2023, Hội nghị Cấp cao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 43 và các Hội nghị Cấp cao liên quan diễn ra tại Jakarta (Indonesia) với chủ đề “Một ASEAN tầm vóc: Tâm điểm của tăng trưởng” (ASEAN Matters: Epicentrum of Growth).
Hội nghị Cấp cao ASEAN 43 và các hội nghị liên quan diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có những chuyển động nhanh chóng, phức tạp. Kinh tế thế giới được dự báo tăng trưởng tích cực hơn nhưng nhịp độ chưa ổn định, có thể bị đảo chiều bởi những nguy cơ như thị trường thu hẹp, tài chính bất ổn, lạm phát cao. Trong bối cảnh đó, chuyển đổi phương thức kết nối, tái cơ cấu nền kinh tế, hướng tới tự chủ bền vững trở thành nhu cầu bức thiết của hầu hết các nước. Liên kết kinh tế đa chiều với các kết nối đa dạng là phương thức được nhiều nước lựa chọn.
Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương vừa là tâm điểm của tăng trưởng, vừa là tâm điểm của cạnh tranh chiến lược. Tuy nhiên, dù phải đương đầu với nhiều thách thức, Cộng đồng ASEAN đoàn kết cùng hướng tới chiến lược phát triển của Hiệp hội đến năm 2045, khẳng định vai trò trung tâm trong khu vực. Các đối tác đều coi trọng, mong muốn tăng cường, hợp tác thực chất, lâu dài với ASEAN, đưa ra nhiều đề xuất, sáng kiến thiết thực.
Với vai trò Chủ tịch ASEAN 2023, Indonesia đã rất tích cực dẫn dắt, đẩy mạnh triển khai các ưu tiên, sáng kiến, qua đó vừa tạo động lực cho ASEAN phát triển, vừa củng cố vai trò của ASEAN là động lực tăng trưởng và là lực lượng chủ đạo trong các nỗ lực thúc đẩy đối thoại, hợp tác, duy trì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững ở khu vực.
Dự kiến, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 43, nước Chủ nhà Indonesia đón lãnh đạo 22 nước và một số tổ chức quốc tế tham dự các sự kiện liên quan. Theo Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi, đây là kỳ Hội nghị Cấp cao ASEAN lớn nhất từng được tổ chức với sự tham gia của ASEAN 11 (gồm 10 nước thành viên ASEAN và Timor Leste với tư cách quan sát viên), cùng với nhiều nước thành viên Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS - bao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Australia, New Zealand, Canada, Nga, Mỹ). Ngoài ra còn có 2 quốc gia khách mời là Bangladesh (Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia vành đai Ấn Độ Dương - IORA) và Quần đảo Cook (Chủ tịch Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương - PIF)…
Bà Marsudi khẳng định cơ cấu thành phần tham dự nói trên thể hiện cách tiếp cận bao trùm được đề ra trong Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP).
Ngoài lễ khai mạc và bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN 43, trong thời gian từ ngày 5 đến 7/9/2023, Tổng thống Indonesia Joko Widodo - Chủ tịch ASEAN năm 2023, sẽ chủ trì 12 cuộc họp, bao gồm phiên họp toàn thể và phiên họp hẹp Hội nghị cấp cao ASEAN 43, các cuộc họp giữa ASEAN với các đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Canada, Ấn Độ, Australia, Liên hợp quốc và các nước thành viên EAS.
Dự kiến, chuỗi Hội nghị Cấp cao ASEAN 43 sẽ tập trung vào 04 trọng tâm chính, bao gồm: việc thiết lập nền tảng cho Tầm nhìn dài hạn của ASEAN; giúp ASEAN trở nên kiên cường hơn để ứng phó với các thách thức của thời đại; đưa ASEAN trở thành trung tâm tăng trưởng kinh tế; và biến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương thành khu vực hòa bình và thịnh vượng.
Với trọng tâm đầu tiên, về việc thiết lập nền tảng cho Tầm nhìn dài hạn của ASEAN, Ngoại trưởng Indonesia Marsudi cho rằng tầm nhìn dài hạn này quan trọng do mỗi nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN chỉ kéo dài 01 năm và cần có sự bền vững để các nước tiếp theo tiếp tục thực hiện. Tầm nhìn dài hạn này sẽ là “kim chỉ nam” để ASEAN tiến lên và nền tảng của tầm nhìn bắt đầu được xây dựng trong nhiệm kỳ Chủ tịch của Indonesia năm 2023. Theo bà Retno Marsudi, ASEAN đã thông qua các Tuyên bố Hòa hợp ASEAN I vào năm 1976, Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II vào năm 2003, Tuyên bố Hòa hợp ASEAN III vào năm 2011 và hiện các cuộc đàm phán vẫn đang tiếp tục với mục tiêu thông qua Tuyên bố Hòa hợp ASEAN IV làm nền tảng cho Tầm nhìn ASEAN 2045 tại Hội nghị cấp cao ASEAN 43.
Với trọng tâm thứ hai, “ASEAN Tầm vóc”, một số nội dung sẽ được thảo luận và thống nhất bao gồm Quy tắc hỗ trợ quá trình ra quyết định tại các hội nghị cấp cao ASEAN. Điều này liên quan đến việc ra quyết định, nhất là trong các tình huống khủng hoảng mà không cần phải thay đổi Hiến chương ASEAN vốn là vấn đề nhạy cảm. Bà Retno cho hay tất cả các nước đều nhận thấy rằng ASEAN cần đẩy nhanh quá trình ra quyết định, nhất là vào những lúc tổ chức này rơi vào khủng hoảng.
Với trọng tâm thứ 3, “Tâm điểm tăng trưởng”, bao gồm nhiều nội dung liên quan đến an ninh lương thực, an ninh năng lượng, y tế, ổn định tài chính, quyền tiếp cận thị trường tự do và công bằng. Một số nội dung đã được nhất trí tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 42 và sẽ được chuyển thành các Kế hoạch hành động, hoặc được thúc đẩy dưới hình thức quan hệ đối tác với các nước đối tác tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 43, ví dụ quan hệ đối tác ASEAN-Ấn Độ trong lĩnh vực an ninh lương thực, quan hệ đối tác ASEAN+3 (ASEAN cùng 3 nước đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) về hệ sinh thái xe điện...
Về trọng tâm thứ 4, theo Ngoại trưởng Indonesia, bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN 43, Chủ tịch ASEAN năm 2023 sẽ tổ chức Diễn đàn ASEAN-Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AIPF), quy tụ các quan chức ra quyết sách và khu vực tư nhân nhằm thảo luận về hợp tác kinh tế trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Đây là một trong những động thái quan trọng nhằm triển khai thực hiện và cụ thể hóa Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP).
P.TT (tổng hợp)