Học thuyết “tứ toàn” và chiến lược “một vành đai một con đường” của Trung Quốc
- Được đăng: Chủ nhật, 18 Tháng 10 2015 13:37
- Lượt xem: 3247
I- HỌC THUYẾT “TỨ TOÀN”(BỐN TOÀN DIỆN).
1. Hoàn thành công cuộc xây dựng toàn diện xã hội khá giả: Mục tiêu chiến lược
- Thời điểm nêu mục tiêu: Đại hội XVIII ĐCS Trung Quốc (11-2012)
- Nội dung: kinh tế phát triển bền vững, mở rộng dân chủ nhân dân, tăng cường sức mạnh mềm văn hóa, nâng cao mức sống người dân, hình thành mô hình tiết kiệm tài nguyên, thân thiện với môi trường, tạo cơ sở thực hiện hiện đại hóa và chấn hưng dân tộc.
2. Cải cách sâu rộng toàn diện: Chất xúc tác
- Thời điểm nêu mục tiêu: Hội nghị TW 3 khóa XVIII ĐCS Trung Quốc (11-2012)
- Nội dung: trọng điểm là cải cách thể chế - xử lý tốt mối quan hệ hạt nhân giữa nhà nước và thị trường, thúc đẩy toàn diện cải cách thể chế trên các phương diện: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường văn minh, quốc phòng và quân đội, xây dựng Đảng.
3. Quản lý đất nước bằng pháp luật toàn diện: Điều kiện đảm bảo
- Thời điểm nêu mục tiêu: Hội nghị TW 4 khóa XVIII ĐCS Trung Quốc (10-2014)
- Nội dung: kiên trì con đường pháp trị XHCN đặc sắc Trung Quốc, xây dựng hệ thống pháp trị, nhà nước pháp trị XHCN đặc sắc Trung Quốc, chấp pháp nghiêm minh, tư pháp công tâm, toàn dân làm theo pháp luật.
4. Quản lý Đảng nghiêm minh toàn diện: Nhân tố đảm bảo
- Thời điểm nêu mục tiêu: Đại hội tổng kết hoạt động thực tiễn giáo dục đường lối quần chúng của Đảng (8-10-2014)
Nội dung: kiên trì kết hợp xây dựng Đảng với xây dựng chế độ quản lý Đảng nghiêm minh, phát huy tính tiên tiến và trong sạch của Đảng.
Mục tiêu trung hạn
- Hoàn thành mục tiêu xây dựng toàn diện xã hội khá giả vào năm 2020 - kỷ niệm 100 ngày thành lập ĐCS Trung Quốc
- Hoàn thành mục tiêu hiện đại hóa Trung Quốc, đứng vào hàng các nước phát triển trung bình trên thế giới
Mục tiêu dài hạn
Thực hiện “Giấc mộng Trung Quốc”: Đất nước giàu mạnh; dân tộc chấn hưng; nhân dân hạnh phúc; Trung Quốc dẫn dắt thế giới.
II- “MỘT VÀNH ĐAI MỘT CON ĐƯỜNG”: ĐỘT PHÁ KHẨU TRONG CHIẾN LƯỢC NGOẠI GIAO CỦA TRUNG QUỐC
1. Những nội dung chủ yếu: “Ngũ thông”
- Chính sách thông thoáng: liên kết ý tưởng “Một vành đai một con đường” với chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia dọc tuyến đường.
- Đường sá liên thông: nối thông Trung Quốc với các nước Á – Âu – Phi bằng hệ thống giao thông đường bộ, đường biển hoàn thiện.
- Thương mại thông suốt: kết nối các nước dọc tuyến “Một vành đai một con đường” bằng hoạt động đầu tư thương mại và khu mậu dịch tự do xuyên quốc gia.
- Tiền tệ lưu thông: mục tiêu lâu dài là thực hiện quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ, đưa đồng tiền Trung Quốc vào rổ tiền tệ thế giới.
- Lòng dân thông hiểu: tăng cường giao lưu văn hóa, du lịch, kết nối nhân dân các nước trong sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau.
2. Ý đồ cốt lõi trong ý tưởng “Một vành đai một con đường”
2.1. Điều chỉnh chiến lược phát triển của Trung Quốc
- Giảm chênh lệch phát triển vùng, bằng cách kết nối các vùng chậm phát triển với bên ngoài – tăng tiêu dùng nội địa
- Tạo dựng mô hình kinh tế mở kiểu mới: chọn lựa nguồn đầu tư nước ngoài cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội trọng điểm trong nước; đẩy mạnh đầu tư và xuất khẩu ra thị trường thế giới.
- Khai thác, tận dụng tối đa nguồn năng lượng biển và nguồn nhiên liệu nước từ ngoài.
- Ổn định tình hình chính trị khu vực miền Tây (đặc biệt là Tây Tạng, Tân Cương) và các vấn đề biên giới, biển đảo.
2.2. Điều chỉnh chiến lược ngoại giao nước lớn
- Liên kết láng giềng trong quá trình xây dựng “Một vành đai một con đường” theo phương thức: dựa vào nước thân cận, tranh thủ nước do dự, dụ dỗ nước cứng rắn
- Cạnh tranh, phân chia quyền lực và lợi ích với nước lớn theo phương châm “xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới”
- Tạo sân chơi mới, luật chơi mới nhằm dẫn dắt khu vực và thế giới
3. Một số nhận xét
3.1. Thuận lợi
- Thực lực kinh tế của Trung Quốc mạnh, thuận lợi cho các kế hoạch tài chính (AIIB, Quỹ con đường tơ lụa, học bổng với các quốc gia liên quan,…)
- Phù hợp, hấp dẫn với nhu cầu hạ tầng, thương mại của nhiều nước
- Vị thế quốc tế của Trung Quốc ngày càng cao
- Các tuyến đường sắt, đường bộ kết nối Trung Quốc với các nước; một số đường ống dẫn dầu, dẫn khí từ các nước Tây Á, châu Phi đã cơ bản hình thành.
3.2. Khó khăn
- Niềm tin chính trị, lợi ích chủ quyền của các nước liên quan còn nhiều gai góc, tồn đọng
- An ninh, ổn định chính trị của TQ và vùng giáp ranh các nước chưa ổn định, thậm chí xung đột
- Sự phát triển chênh lệch giữa các vùng miền TQ và bản thân các nước dọc tuyến “Một vành đai một con đường”
- Sự phản đối, quay lưng của các nước lớn
___________