Ngày Thế giới phòng chống ma túy (26/6): Tất cả phải phòng chống ma túy
- Được đăng: Thứ năm, 25 Tháng 6 2015 22:03
- Lượt xem: 10496
(TGAG)- Đến nay, cả nước ta có trên 205.000 người nghiện ma túy, bình quân mỗi năm số người nghiện tăng thêm trên 1.000 người (>0,6%), trong đó có trên 76% tuổi đời dưới 35, lứa tuổi lao động chất lượng với năng suất và hiệu quả cao nhất nhưng lại là bất hạnh của gia đình và thành gánh nặng của xã hội, cho nên đây là vấn đề cần được cả cộng đồng quan tâm.
Trên địa bàn An Giang trong năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật về ma túy vẫn còn diễn biến phức tạp do nhiều nguyên nhân, trong đó, do tỉnh có đường biên giới gần 100 km, địa hình phức tạp, các loại ma túy có thể được cất giấu lẫn trong hàng hóa các loại, trong vật dụng bình thường trên các phương tiện vận chuyển đường bộ, đường thủy… rất khó phát hiện. Chỉ tính trong năm 2014, các lực lượng chức năng đã phát hiện xử lý 63 vụ mua bán, vận chuyến các chất ma túy, liên quan đến 130 đối tượng; thu giữ gần 900gr heroin, 32gr ma túy tổng hợp và 800gr cần sa khô. Các ngành chức năng đã điều tra, khởi tố 38 vụ, với 60 bị can… và còn bao nhiêu vụ chưa được phát hiện nên chỉ có thể xem đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, rất đáng lo ngại.
Tội phạm ma túy luôn sử dụng các phương thức, thủ đoạn hoạt động tinh vi để che mắt lực lượng chức năng; việc mua bán ma túy nhỏ lẻ trong cộng đồng dân cư, các cơ sở dịch vụ giải trí vẫn còn xảy ra, nhất là việc sử dụng ma túy tổng hợp trong các khách sạn, nhà trọ, căn hộ cho thuê… gây nhiều khó khăn trong công tác phát hiện, xử lý; công tác quản lý, giải quyết người nghiện, tạo nhiều khó khăn trong việc huy động lực lượng và còn nhiều trở ngại cần giải quyết trong quản lý đối tượng và cai nghiện tại cơ sở và trong cộng đồng.
Một con nghiện, để kiếm tiền mua thuốc sẽ phải làm bất kể việc gì, từ chuyện trộm cắp tài sản gia đình, người thân trong bà con dòng họ, trong bạn bè… kể cả chuyện cướp giật, gây án… Giới chuyên nghiệp mua bán ma túy, khi lợi nhuận quá cao thì sẵn sàng thực hiện mọi hành vi, thủ đoạn phức tạp, tinh vi… từ mua chuộc hối lộ, đến đe dọa, hành hung và kể cả giết người cũng không từ.
Chính vì vậy, để phòng chống ma túy có hiệu quả, cần phải có chương trình hành động cụ thể, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và cộng đồng dân cư tham gia phong trào phát hiện, tố giác tội phạm ma túy, đấu tranh, triệt phá các tụ điểm phức tạp về ma túy; tăng cường công tác quản lý, giáo dục thanh thiếu niên ngay tại địa bàn khu dân cư, tổ dân phố, không để bọn tội phạm có điều kiện lôi kéo vào việc mua bán, tàng trữ và sử dụng trái phép chất ma túy; kiềm chế sự gia tăng người nghiện mới, hạn chế người tái nghiện.
Bên cạnh đó, cần phải quan tâm đến việc tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân về tác hại của tệ nạn ma túy, nhất là tác hại của các loại ma túy tổng hợp, lồng ghép với tuyên truyền phòng, chống mại dâm và dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS để có giải pháp tự phòng ngừa. Các hoạt động tuyên truyền cần tập trung vào nhóm đối tượng có nguy cơ nghiện ma túy cao với các hình thức đa dạng, nội dung phong phú, phù hợp, bằng số liệu và dẫn chứng cụ thể các trường hợp phạm tội, gây tai nạn do lạm dụng ma túy. Đồng thời phải tiếp tục thực hiện việc quản lý, cắt cơn giải độc và tư vấn tâm lý cho người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định tại cơ sở xã hội trong thời gian lập hồ sơ để Tòa án nhân dân địa phương xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Nghị định số 221/2013/NĐ-CP của Chính phủ; tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng.
Với đặc thù là tỉnh biên giới, An Giang cần đẩy mạnh các biện pháp tấn công, trấn áp tội phạm về ma túy, tăng cường công tác nắm tình hình, bám sát địa bàn nhằm phát hiện các đầu mối, đường dây tổ chức mua bán, vận chuyển ma túy từ nước ngoài vào nước ta.
Tin rằng, với kế hoạch phòng chống ma túy một cách đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ của các ngành chức năng với cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và toàn dân trên từng địa bàn dân cư. Thông qua các hoạt động truyền thông góp phần nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp và của mỗi cá nhân, gia đình về công tác phòng, chống ma túy và tác hại của tệ nạn ma túy, tạo sự chuyển biến về nhận thức trách nhiệm đón nhận, giúp đỡ người nghiện ma túy xóa bỏ mặc cảm, giải quyết việc làm phù hợp để họ ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng; tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ người mới nghiện ma túy tự nguyện đăng ký cai nghiện tại gia đình, xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, thân thiện, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, từng bước đẩy lùi tệ nạn ma túy ra khỏi đời sống cộng đồng xã hội, và ngày càng bảo đảm an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn An Giang./.
Mai Bửu Minh.
Trên địa bàn An Giang trong năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật về ma túy vẫn còn diễn biến phức tạp do nhiều nguyên nhân, trong đó, do tỉnh có đường biên giới gần 100 km, địa hình phức tạp, các loại ma túy có thể được cất giấu lẫn trong hàng hóa các loại, trong vật dụng bình thường trên các phương tiện vận chuyển đường bộ, đường thủy… rất khó phát hiện. Chỉ tính trong năm 2014, các lực lượng chức năng đã phát hiện xử lý 63 vụ mua bán, vận chuyến các chất ma túy, liên quan đến 130 đối tượng; thu giữ gần 900gr heroin, 32gr ma túy tổng hợp và 800gr cần sa khô. Các ngành chức năng đã điều tra, khởi tố 38 vụ, với 60 bị can… và còn bao nhiêu vụ chưa được phát hiện nên chỉ có thể xem đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, rất đáng lo ngại.
Tội phạm ma túy luôn sử dụng các phương thức, thủ đoạn hoạt động tinh vi để che mắt lực lượng chức năng; việc mua bán ma túy nhỏ lẻ trong cộng đồng dân cư, các cơ sở dịch vụ giải trí vẫn còn xảy ra, nhất là việc sử dụng ma túy tổng hợp trong các khách sạn, nhà trọ, căn hộ cho thuê… gây nhiều khó khăn trong công tác phát hiện, xử lý; công tác quản lý, giải quyết người nghiện, tạo nhiều khó khăn trong việc huy động lực lượng và còn nhiều trở ngại cần giải quyết trong quản lý đối tượng và cai nghiện tại cơ sở và trong cộng đồng.
Một con nghiện, để kiếm tiền mua thuốc sẽ phải làm bất kể việc gì, từ chuyện trộm cắp tài sản gia đình, người thân trong bà con dòng họ, trong bạn bè… kể cả chuyện cướp giật, gây án… Giới chuyên nghiệp mua bán ma túy, khi lợi nhuận quá cao thì sẵn sàng thực hiện mọi hành vi, thủ đoạn phức tạp, tinh vi… từ mua chuộc hối lộ, đến đe dọa, hành hung và kể cả giết người cũng không từ.
Chính vì vậy, để phòng chống ma túy có hiệu quả, cần phải có chương trình hành động cụ thể, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và cộng đồng dân cư tham gia phong trào phát hiện, tố giác tội phạm ma túy, đấu tranh, triệt phá các tụ điểm phức tạp về ma túy; tăng cường công tác quản lý, giáo dục thanh thiếu niên ngay tại địa bàn khu dân cư, tổ dân phố, không để bọn tội phạm có điều kiện lôi kéo vào việc mua bán, tàng trữ và sử dụng trái phép chất ma túy; kiềm chế sự gia tăng người nghiện mới, hạn chế người tái nghiện.
Bên cạnh đó, cần phải quan tâm đến việc tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân về tác hại của tệ nạn ma túy, nhất là tác hại của các loại ma túy tổng hợp, lồng ghép với tuyên truyền phòng, chống mại dâm và dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS để có giải pháp tự phòng ngừa. Các hoạt động tuyên truyền cần tập trung vào nhóm đối tượng có nguy cơ nghiện ma túy cao với các hình thức đa dạng, nội dung phong phú, phù hợp, bằng số liệu và dẫn chứng cụ thể các trường hợp phạm tội, gây tai nạn do lạm dụng ma túy. Đồng thời phải tiếp tục thực hiện việc quản lý, cắt cơn giải độc và tư vấn tâm lý cho người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định tại cơ sở xã hội trong thời gian lập hồ sơ để Tòa án nhân dân địa phương xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Nghị định số 221/2013/NĐ-CP của Chính phủ; tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng.
Với đặc thù là tỉnh biên giới, An Giang cần đẩy mạnh các biện pháp tấn công, trấn áp tội phạm về ma túy, tăng cường công tác nắm tình hình, bám sát địa bàn nhằm phát hiện các đầu mối, đường dây tổ chức mua bán, vận chuyển ma túy từ nước ngoài vào nước ta.
Tin rằng, với kế hoạch phòng chống ma túy một cách đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ của các ngành chức năng với cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và toàn dân trên từng địa bàn dân cư. Thông qua các hoạt động truyền thông góp phần nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp và của mỗi cá nhân, gia đình về công tác phòng, chống ma túy và tác hại của tệ nạn ma túy, tạo sự chuyển biến về nhận thức trách nhiệm đón nhận, giúp đỡ người nghiện ma túy xóa bỏ mặc cảm, giải quyết việc làm phù hợp để họ ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng; tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ người mới nghiện ma túy tự nguyện đăng ký cai nghiện tại gia đình, xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, thân thiện, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, từng bước đẩy lùi tệ nạn ma túy ra khỏi đời sống cộng đồng xã hội, và ngày càng bảo đảm an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn An Giang./.
Mai Bửu Minh.