Năm 2016, Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật An Giang vượt qua nhiều khó khăn thách thức
- Được đăng: Thứ bảy, 31 Tháng 12 2016 16:30
- Lượt xem: 2780
(TGAG)- Sau thành công Đại hội VII của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật An Giang vào cuối năm 2015, Ban Chấp hành mới háo hức chuẩn bị kế hoạch hoạt động với nhiều chương trình sáng tạo thực hiện Nghị quyết Đại hội đề ra; nhưng năm 2016 cũng là một năm đầy khó khăn, thách thức với Liên hiệp Hội.
Với mục tiêu tạo lập phong trào văn học nghệ thuật (VHNT) phát triển lan tỏa rộng khắp, thu hút đông đảo người đam mê nghệ thuật tham gia, có điều kiện phát huy năng khiếu sáng tạo, sáng tác nên nhiều tác phẩm VHNT bám sát thực tiễn cuộc sống, làm giàu món ăn tinh thần cho công chúng; đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh con người và mảnh đất quê hương An Giang với cả nước… Tuy nhiên, muốn đạt được mục tiêu đó, Liên hiệp Hội không chỉ có Nghị quyết, có chương trình hành động, có lực lượng văn nghệ sĩ mà còn cần có sự hỗ trợ của Nhà nước về kinh phí hoạt động.
Cũng trong thời điểm này, đất nước ta đang tiến hành sự kiện trọng đại đó là Đại hội Đảng các cấp, Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp và Quốc hội… Sau những sự kiện trọng đại này có tác động đến hoạt động của Liên hiệp Hội, bởi lẽ có sự đổi thay sắp xếp nhân sự mới, chương trình hành động cũng mới; và nhất là đất nước ta cũng đang gặp nhiều khó khăn thách thức, nhất là về ngân sách.
Được biết, với 26 đề án thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị về “tiếp tục xây dựng và phát triển Văn học Nghệ thuật trong thời kỳ mới” của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, đầu năm 2016 các bộ ngành Trung ương chỉ mới thông qua có 7 đề án. Trong đó, khó khăn nhất là việc cân đối ngân sách để chi hỗ trợ cho các hoạt động VHNT mà đề án trước đã kết thúc (2015), đề án mới phải thực hiện các bước “bốn lên ba xuống” vẫn chưa được thông qua nên Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam và các Hội chuyên ngành Trung ương lẫn các Hội VHNT tỉnh, thành phố cũng lao đao vì không có kinh phí hoạt động. Các Hội chỉ được ngân sách địa phương cấp cho khoản kinh phí trả lương và hoạt động hành chính thường xuyên, còn kinh phí để đáp ứng cho các hoạt động chuyên môn phải chờ đề án Chính phủ phê duyệt. Cũng vì vậy mà Liên hiệp Hội An Giang lâm vào thế bị động, vận dụng nguồn kinh phí của địa phương cho các hoạt động ngắn hạn như tổ chức in ấn tác phẩm, các chuyến đi thực tế sáng tác, giao lưu, tập huấn… nhất là chi cho Trại sáng tác tổng hợp 15 ngày cho 15 hội viên ở Nhà Sáng tác Nha Trang; vì nếu không đi, bỏ qua cơ hội này thì phải đợi 2 năm nữa mới được Khu Sáng tác của Bộ Văn hóa bố trí tổ chức trại, thiệt thòi cho hội viên mình. Ngoài ra, vì thực hiện chủ trương đào tạo lực lượng kế thừa nên Liên hiệp Hội cố gắng tổ chức thành công Trại sáng tác Văn học Trẻ trên đỉnh núi Cấm (Tịnh Biên). Còn các Trại sáng tác khác và cuộc thi thì chờ… Nếu phát động thi mà cuối cùng không có kinh phí trao giải thì thật khó…
Thời gian trôi nhanh, hết tháng 6/2016, đến hết tháng 7/2016… và chờ đợi đến tháng 11/2016 Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam mới có thông báo cấp kinh phí hỗ trợ cho Liên hiệp Hội; nhưng chỉ cấp bằng phân nửa năm 2015 là 290 triệu đồng; nghĩa là một số chương trình hành động lớn của các Phân hội sẽ không thực hiện được, phải chuyển đổi cho phù hợp với số kinh phí chỉ bằng một nửa những năm trước.
Trong hoàn cảnh bị động như vậy, ngay từ tháng 6/2016 Thường trực Hội Liên hiệp Hội không thể chờ đợi, phải mạnh dạng quyết định tiến hành cuộc thi Ảnh nghệ thuật truyền thống hằng năm chào mừng sinh nhật Bác Tôn và ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Như 30 lần thi trước, đầu tháng 8 chấm ảnh, ngày 19/8 tổng kết, trao giải và khai mạc triển lãm. Đến ngày tổng kết, Thường trực Hội phải xin lỗi hội viên, thiếu nợ tiền treo ảnh, tiền giải thưởng… với nỗi lo lắng: Biết Trung ương có hỗ trợ hay không? Nhưng phải làm để còn vận động các nghệ sĩ Nhiếp ảnh tham gia dự thi Ảnh nghệ thuật Đồng bằng sông Cửu Long và tham gia một chuyến đi thực tế sáng tác ngoài tỉnh. Nhờ vậy mà năm 2016, Phân hội Nhiếp ảnh tiếp tục đoạt giải Nhất đồng đội ở cuộc thi truyền thống khu vực.
Phân hội Sân khấu hằng năm tổ chức Trại Sáng tác Bài ca cổ ở các địa phương, đến nay đã thực hiện được 9/11 huyện, thị, thành… năm nay phải chờ kinh phí, đến khi được cấp chỉ còn một nửa. Cho nên, năm 2016 này, Trại sáng tác bài ca cổ không thực hiện được. Phân hội chỉ tổ chức được cuộc họp mặt Tri âm đầu năm, tổ chức Ngày Sân khấu Việt Nam (Giỗ Tổ Sân khấu) và chuyến đi giao lưu với nghệ sĩ Sân khấu tỉnh Tiền Giang, chuyến đi thực tế sáng tác ở Chiến khu D miền Đông Nam bộ; đồng thời xuất bản 01 tập bài ca cổ, 01 tập kịch ngắn. Phân hội Âm nhạc tổ chức thành công Trại sáng tác ở huyện Thoại Sơn và chuyến đi thực tế sáng tác ở Đồng Nai, xuất bản 02 tập ca khúc của 2 hội viên. Phân hội Mỹ thuật có kế hoạch thi vẽ tranh cũng phải đợi… và chỉ vận động họa sĩ vẽ tranh tham gia cuộc thi khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, mãi đến đầu tháng 11 mới dám chính thức thông báo thi vẽ tranh, chấm và triển lãm vào ngày Mỹ thuật Việt Nam; Phân hội Múa cũng chỉ thực hiện được một cuộc thi Múa hiện đại mở rộng; Phân hội Văn học ngay từ đầu năm đón nhận tin vui với 02 tác giả nhận giải Tác giả Trẻ của Ủy ban toàn quốc các Hội VHNT Việt Nam; 03 tác giả đoạt Giải Văn học đề tài Nông nghiệp-Nông thôn-Nông dân của Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn và Hội Nhà văn Việt Nam; dù kinh phí ít vẫn cố gắng tổ chức Ngày Thơ Việt Nam với hoạt động đêm thơ Nguyên Tiêu, đồng thời cố gắng in được 5 đầu sách, 2 chuyến đi thực tế sáng tác trong và ngoài tỉnh. Tạp chí Thất Sơn kiên cường giữ vững 12 kỳ và số lượng xuất bản 1.000 cuốn/kỳ… dù phải trả nhuận bút thấp để duy trì diễn đàn văn học nghệ thuật cho văn nghệ sĩ giới thiệu tác phẩm của mình đến công chúng.
Với khó khăn thách thức như vậy, Thường trực Liên hiệp Hội điều hành linh hoạt nguồn kinh phí, cố gắng đáp ứng duy trì các hoạt động thường xuyên của Liên hiệp Hội, hạn chế đến mức tối đa các chi phí đi lại (công tác phí), xăng xe, điện nước, văn phòng phẩm, hội nghị, tọa đàm. Có những Hội thảo được chọn đọc tham luận nhưng tổ chức tận Vĩnh Phúc, Thường trực Hội cũng đành từ chối. Nhiều chuyến đi dự hội nghị, tập huấn… Thường trực Hội chỉ cử đại diện và đi xe đò tham dự… Thường trực hội rất cảm động, khi đa số hội viên hiểu nguyên nhân, thông cảm, không trách móc, phê phán… lãnh đạo hội, vì không đáp ứng được nhiều yêu cầu chính đáng để các hoạt động VHNT thật sôi nổi, hiệu quả như đúng với tiềm năng lực lượng văn nghệ sĩ hiện có của tỉnh nhà.
Năm Đinh Dậu đã tới, cho dù nguồn kinh phí Trung ương hỗ trợ chưa thông báo chính thức là bao nhiêu, nhưng có lẽ sẽ được biết sớm hơn năm rồi. Thường trực Liên hiệp Hội cũng các Phân hội cũng đã xây dựng kế hoạch hoạt động cho cả năm, tùy tình hình thực tế mà vận dụng thực hiện. Trong năm 2017, Ban Thường trực, Ban Thường vụ và Ban Chấp hành sẽ xem xét, đánh giá theo quy chế để quyết định chuyển một số Phân hội mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng hoạt động thành Hội chuyên ngành. Các Phân hội chưa đủ chuẩn sẽ được tạo điều kiện để hoạt động mạnh hơn để chuyển thành Hội chuyên ngành cho những năm tiếp theo. Và, nhiệm vụ trọng tâm luôn tập trung Ban Chấp hành thực hiện là tổ chức các hoạt động nhằm góp phần tạo điều kiện cho văn nghệ sĩ tỉnh nhà phát huy khả năng, trí tuệ, nhiệt tình, tích cực sáng tạo, tạo nên nhiều tác phẩm xuất sắc đáp ứng sự mong đợi của công chúng yêu văn học nghệ thuật…
Với những khó khăn thách thức trong năm 2016, chúng ta đã vượt qua được và cũng đã gặt hái nhiều thành công. Chúng ta có quyền tin tưởng với sự đoàn kết thống nhất trong Ban Chấp hành, sự nhiệt tình tích cực và khả năng sáng tạo của tất cả hội viên, trong năm 2017 này, Liên hiệp các Hội VHNT An Giang sẽ tiếp tục đạt được những thành tích cao hơn nữa, xứng đáng là một đơn vị vừa nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ…
Với mục tiêu tạo lập phong trào văn học nghệ thuật (VHNT) phát triển lan tỏa rộng khắp, thu hút đông đảo người đam mê nghệ thuật tham gia, có điều kiện phát huy năng khiếu sáng tạo, sáng tác nên nhiều tác phẩm VHNT bám sát thực tiễn cuộc sống, làm giàu món ăn tinh thần cho công chúng; đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh con người và mảnh đất quê hương An Giang với cả nước… Tuy nhiên, muốn đạt được mục tiêu đó, Liên hiệp Hội không chỉ có Nghị quyết, có chương trình hành động, có lực lượng văn nghệ sĩ mà còn cần có sự hỗ trợ của Nhà nước về kinh phí hoạt động.
Cũng trong thời điểm này, đất nước ta đang tiến hành sự kiện trọng đại đó là Đại hội Đảng các cấp, Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp và Quốc hội… Sau những sự kiện trọng đại này có tác động đến hoạt động của Liên hiệp Hội, bởi lẽ có sự đổi thay sắp xếp nhân sự mới, chương trình hành động cũng mới; và nhất là đất nước ta cũng đang gặp nhiều khó khăn thách thức, nhất là về ngân sách.
Được biết, với 26 đề án thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị về “tiếp tục xây dựng và phát triển Văn học Nghệ thuật trong thời kỳ mới” của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, đầu năm 2016 các bộ ngành Trung ương chỉ mới thông qua có 7 đề án. Trong đó, khó khăn nhất là việc cân đối ngân sách để chi hỗ trợ cho các hoạt động VHNT mà đề án trước đã kết thúc (2015), đề án mới phải thực hiện các bước “bốn lên ba xuống” vẫn chưa được thông qua nên Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam và các Hội chuyên ngành Trung ương lẫn các Hội VHNT tỉnh, thành phố cũng lao đao vì không có kinh phí hoạt động. Các Hội chỉ được ngân sách địa phương cấp cho khoản kinh phí trả lương và hoạt động hành chính thường xuyên, còn kinh phí để đáp ứng cho các hoạt động chuyên môn phải chờ đề án Chính phủ phê duyệt. Cũng vì vậy mà Liên hiệp Hội An Giang lâm vào thế bị động, vận dụng nguồn kinh phí của địa phương cho các hoạt động ngắn hạn như tổ chức in ấn tác phẩm, các chuyến đi thực tế sáng tác, giao lưu, tập huấn… nhất là chi cho Trại sáng tác tổng hợp 15 ngày cho 15 hội viên ở Nhà Sáng tác Nha Trang; vì nếu không đi, bỏ qua cơ hội này thì phải đợi 2 năm nữa mới được Khu Sáng tác của Bộ Văn hóa bố trí tổ chức trại, thiệt thòi cho hội viên mình. Ngoài ra, vì thực hiện chủ trương đào tạo lực lượng kế thừa nên Liên hiệp Hội cố gắng tổ chức thành công Trại sáng tác Văn học Trẻ trên đỉnh núi Cấm (Tịnh Biên). Còn các Trại sáng tác khác và cuộc thi thì chờ… Nếu phát động thi mà cuối cùng không có kinh phí trao giải thì thật khó…
Thời gian trôi nhanh, hết tháng 6/2016, đến hết tháng 7/2016… và chờ đợi đến tháng 11/2016 Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam mới có thông báo cấp kinh phí hỗ trợ cho Liên hiệp Hội; nhưng chỉ cấp bằng phân nửa năm 2015 là 290 triệu đồng; nghĩa là một số chương trình hành động lớn của các Phân hội sẽ không thực hiện được, phải chuyển đổi cho phù hợp với số kinh phí chỉ bằng một nửa những năm trước.
Trong hoàn cảnh bị động như vậy, ngay từ tháng 6/2016 Thường trực Hội Liên hiệp Hội không thể chờ đợi, phải mạnh dạng quyết định tiến hành cuộc thi Ảnh nghệ thuật truyền thống hằng năm chào mừng sinh nhật Bác Tôn và ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Như 30 lần thi trước, đầu tháng 8 chấm ảnh, ngày 19/8 tổng kết, trao giải và khai mạc triển lãm. Đến ngày tổng kết, Thường trực Hội phải xin lỗi hội viên, thiếu nợ tiền treo ảnh, tiền giải thưởng… với nỗi lo lắng: Biết Trung ương có hỗ trợ hay không? Nhưng phải làm để còn vận động các nghệ sĩ Nhiếp ảnh tham gia dự thi Ảnh nghệ thuật Đồng bằng sông Cửu Long và tham gia một chuyến đi thực tế sáng tác ngoài tỉnh. Nhờ vậy mà năm 2016, Phân hội Nhiếp ảnh tiếp tục đoạt giải Nhất đồng đội ở cuộc thi truyền thống khu vực.
Phân hội Sân khấu hằng năm tổ chức Trại Sáng tác Bài ca cổ ở các địa phương, đến nay đã thực hiện được 9/11 huyện, thị, thành… năm nay phải chờ kinh phí, đến khi được cấp chỉ còn một nửa. Cho nên, năm 2016 này, Trại sáng tác bài ca cổ không thực hiện được. Phân hội chỉ tổ chức được cuộc họp mặt Tri âm đầu năm, tổ chức Ngày Sân khấu Việt Nam (Giỗ Tổ Sân khấu) và chuyến đi giao lưu với nghệ sĩ Sân khấu tỉnh Tiền Giang, chuyến đi thực tế sáng tác ở Chiến khu D miền Đông Nam bộ; đồng thời xuất bản 01 tập bài ca cổ, 01 tập kịch ngắn. Phân hội Âm nhạc tổ chức thành công Trại sáng tác ở huyện Thoại Sơn và chuyến đi thực tế sáng tác ở Đồng Nai, xuất bản 02 tập ca khúc của 2 hội viên. Phân hội Mỹ thuật có kế hoạch thi vẽ tranh cũng phải đợi… và chỉ vận động họa sĩ vẽ tranh tham gia cuộc thi khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, mãi đến đầu tháng 11 mới dám chính thức thông báo thi vẽ tranh, chấm và triển lãm vào ngày Mỹ thuật Việt Nam; Phân hội Múa cũng chỉ thực hiện được một cuộc thi Múa hiện đại mở rộng; Phân hội Văn học ngay từ đầu năm đón nhận tin vui với 02 tác giả nhận giải Tác giả Trẻ của Ủy ban toàn quốc các Hội VHNT Việt Nam; 03 tác giả đoạt Giải Văn học đề tài Nông nghiệp-Nông thôn-Nông dân của Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn và Hội Nhà văn Việt Nam; dù kinh phí ít vẫn cố gắng tổ chức Ngày Thơ Việt Nam với hoạt động đêm thơ Nguyên Tiêu, đồng thời cố gắng in được 5 đầu sách, 2 chuyến đi thực tế sáng tác trong và ngoài tỉnh. Tạp chí Thất Sơn kiên cường giữ vững 12 kỳ và số lượng xuất bản 1.000 cuốn/kỳ… dù phải trả nhuận bút thấp để duy trì diễn đàn văn học nghệ thuật cho văn nghệ sĩ giới thiệu tác phẩm của mình đến công chúng.
Với khó khăn thách thức như vậy, Thường trực Liên hiệp Hội điều hành linh hoạt nguồn kinh phí, cố gắng đáp ứng duy trì các hoạt động thường xuyên của Liên hiệp Hội, hạn chế đến mức tối đa các chi phí đi lại (công tác phí), xăng xe, điện nước, văn phòng phẩm, hội nghị, tọa đàm. Có những Hội thảo được chọn đọc tham luận nhưng tổ chức tận Vĩnh Phúc, Thường trực Hội cũng đành từ chối. Nhiều chuyến đi dự hội nghị, tập huấn… Thường trực Hội chỉ cử đại diện và đi xe đò tham dự… Thường trực hội rất cảm động, khi đa số hội viên hiểu nguyên nhân, thông cảm, không trách móc, phê phán… lãnh đạo hội, vì không đáp ứng được nhiều yêu cầu chính đáng để các hoạt động VHNT thật sôi nổi, hiệu quả như đúng với tiềm năng lực lượng văn nghệ sĩ hiện có của tỉnh nhà.
Năm Đinh Dậu đã tới, cho dù nguồn kinh phí Trung ương hỗ trợ chưa thông báo chính thức là bao nhiêu, nhưng có lẽ sẽ được biết sớm hơn năm rồi. Thường trực Liên hiệp Hội cũng các Phân hội cũng đã xây dựng kế hoạch hoạt động cho cả năm, tùy tình hình thực tế mà vận dụng thực hiện. Trong năm 2017, Ban Thường trực, Ban Thường vụ và Ban Chấp hành sẽ xem xét, đánh giá theo quy chế để quyết định chuyển một số Phân hội mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng hoạt động thành Hội chuyên ngành. Các Phân hội chưa đủ chuẩn sẽ được tạo điều kiện để hoạt động mạnh hơn để chuyển thành Hội chuyên ngành cho những năm tiếp theo. Và, nhiệm vụ trọng tâm luôn tập trung Ban Chấp hành thực hiện là tổ chức các hoạt động nhằm góp phần tạo điều kiện cho văn nghệ sĩ tỉnh nhà phát huy khả năng, trí tuệ, nhiệt tình, tích cực sáng tạo, tạo nên nhiều tác phẩm xuất sắc đáp ứng sự mong đợi của công chúng yêu văn học nghệ thuật…
Với những khó khăn thách thức trong năm 2016, chúng ta đã vượt qua được và cũng đã gặt hái nhiều thành công. Chúng ta có quyền tin tưởng với sự đoàn kết thống nhất trong Ban Chấp hành, sự nhiệt tình tích cực và khả năng sáng tạo của tất cả hội viên, trong năm 2017 này, Liên hiệp các Hội VHNT An Giang sẽ tiếp tục đạt được những thành tích cao hơn nữa, xứng đáng là một đơn vị vừa nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ…
M.B.M