Truy cập hiện tại

Đang có 95 khách và không thành viên đang online

An Giang: Cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công bảo đảm nền tài chính an toàn, bền vững

(TGAG)- Ngày 20/7/2017, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Chương trình hành động số 15-CTr/TU thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW, ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.

Chương trình hướng tới mục tiêu cơ cấu lại ngân sách nhà nước và quản lý nợ công theo hướng bảo đảm nền tài chính của Tỉnh an toàn, bền vững, góp phần ổn định kinh tế của Tỉnh; tăng cường huy động, quản lý, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển văn hóa, con người, bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng - an ninh tại địa phương.

Tỷ lệ huy động GRDP vào ngân sách nhà nước của tỉnh An Giang giai đoạn  2016 - 2020 bình quân khoảng 7,2 - 7,3%; phấn  đấu tổng thu ngân sách nhà nước khoảng 1,22 lần giai đoạn 2011 - 2015. Trong cơ cấu tổng thu ngân sách nhà nước, tỷ trọng thu nội địa khoảng 97 - 98%,  tỷ trọng thu xuất nhập khẩu khoảng 2-3%. Tỷ  lệ  chi  ngân sách địa phương giai đoạn 2016  - 2020 bình quân khoảng 14 - 15% GRDP. Trong cơ cấu tổng chi ngân sách địa phương, tỷ trọng chi đầu tư phát triển khoảng 29 - 30%, tỷ trọng chi thường xuyên dưới 68%, ưu tiên bảo đảm chi trả nợ. Bảo đảm cân đối ngân sách tích cực, quản lý nợ công theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Chương trình hành động đã đề ra một số chủ trương, giải pháp như: Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi và động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, tạo nguồn thu vững chắc cho ngân sách nhà nước. Thực hiện các cơ chế, chính sách nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; thực hiện lộ trình giá thị trường có sự quản lý của nhà nước đối với những hàng hóa quan trọng, thiết yếu.

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục sâu rộng, tạo sự thống nhất về nhận  thức và hành động trong hệ thống chính trị và toàn xã hội, cộng đồng doanh  nghiệp về chấp hành nghĩa vụ nộp thuế, pháp luật về ngân sách nhà nước, quản lý nợ công, thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong cả hệ thống chính trị, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu và xử lý nghiêm các vi phạm.

Tập trung cơ cấu lại thu, chi ngân sách nhà nước, tăng cường quản lý nợ  công, bảo đảm an toàn, bền vững nền tài chính địa phương. Thực hiện nghiêm nguyên tắc vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên; cải thiện cân đổi ngân sách nhà nước, từng bước tăng tích lũy cho đầu tư phát triển và trả nợ vay. Mở  rộng  cơ  sở  thu  nhất  là  các  nguồn  thu  mới, khai thác tốt các khoản thu từ tài sản, tài nguyên và bảo vệ môi trường;  Tăng cường quản lý, khai thác, huy động nguồn lực và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công theo Chỉ thị số 31/CT-TTg, ngày  02/11/2016  của Thủ tướng Chính phủ  về tăng cường  quản  lý, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công.

Từng bước cơ cấu lại chi ngân sách địa phương theo hướng tăng hợp lý tỷ trọng chi đầu tư, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên. Nâng cao hiệu quả chi  ngân sách, từng bước triên khai quản lý chi ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ gắn với thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Đẩy mạnh cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả đầu tư công. Tập trung nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho các công trình trọng điểm và giải quyết các vấn đề phát triển của Tỉnh, tạo thuận lợi thu hút đầu tư tư nhân, đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư ngoài ngành và vốn nhà nước ở các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài chính  -  ngân sách nhà nước và nợ công;  thực  hiện có hiệu  quả việc phân cấp, phân quyền cho  địa phương;  ngăn chặn và xử lý nghiêm tình trạng trốn thuế, thất thu và nợ thuế.

Nghiên cứu, xây dựng chiến lược và lộ trình cơ cấu lại ngân sách địa phương, quản lý nợ công sau năm 2020 theo hướng: Tập trung kêu gọi đầu tư, sản xuất kinh doanh, mở rộng nguồn thu, bảo đảm huy động đầy đủ, chủ động, hợp lý nguồn thu cho ngân sách nhà nước; giảm dần tỷ lệ bổ sung từ ngân sách Trung  ương,  thúc  đẩy  phát triển kinh tế bền vững. Đổi mới cơ bản công tác quản lý ngân sách nhà nước theo kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong dài hạn, trung hạn, và hằng năm;  nâng cao hiệu  quả công tác lập ngân sách,  chấp hành kiểm toán, quyết toán,  giám  sát việc thực hiện ngân sách nhà nước; trao quyền tự chủ  đi  đôi với trách nhiệm  giải trình  đối với  các  đơn vị  sử dụng ngân sách theo quy định của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương.

Hải Toàn


Tiến tới đại hội đảng
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
40689652