An Giang: Tập trung xây dựng các xã nông thôn mới có kinh tế - xã hội phát triển, kết cấu hạ tầng từng bước hiện đại
- Được đăng: Thứ năm, 21 Tháng 7 2016 19:09
- Lượt xem: 3222
(TGAG)- Ngày 18-7-2016, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa X) ban hành Chương trình hành động số 04-CTr/TU thực hiện Chương trình mục tiêu quốc xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.
Theo đó, quan điểm chỉ đạo trong thời gian tới là: Lấy phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng, củng cố an ninh - quốc phòng, nâng cao đời sống vật chất và tình thần của người dân nông thôn là mục tiêu trọng tâm, xuyên suốt trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Thực hiện xây dựng nông thôn mới phải đúng chủ trương; tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với nguyện vọng của người dân và điều kiện cụ thể của địa phương. Có cơ chế phân bổ nguồn lực đầu tư phù hợp với khả năng ngân sách và điều kiện thực tế trên từng địa bàn, đảm bảo thiết thực và tiết kiệm, không rập khuôn. Đẩy mạnh các giải pháp huy động có hiệu quả các nguồn lực xã hội đóng góp vào quá trình xây dựng nông thôn mới. Không huy động quá sức dân và không cào bằng trong huy động sức dân. Đầu tư xây dựng nông thôn mới phải có trọng tâm, trọng điểm. Tận dụng cơ sở vật chất, hạ tầng sẵn có, tránh đầu tư dàn trải, lãng phí. Rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách để tạo sự chuyển biến thực sự trong thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, không trong chờ vào các chính sách chung của Trung ương.
Mục tiêu tổng quát trong 5 năm tới: Phải tạo sự chuyển biến thực sự về nhận thức, trách nhiệm, nghĩa vụ và hành động cụ thể của các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, địa phương và các tầng lớp nhân dân trong xây dựng nông thôn mới. Xây dựng các xã nông thôn mới có kinh tế - xã hội phát triển, kết cấu hạ tầng từng bước hiện đại. Thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn ngày càng nâng cao. Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn; gắn phát triển nông thôn với phát triển đô thị theo quy hoạch. Các công trình thiết yếu phục vụ yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của dân cư nông thôn cơ bản được hoàn thành. Xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, văn minh, giài bản sắc văn hóa dân tộc. Môi trường sinh thái được bảo vệ. An ninh – chính trị, trật tự xã hội được giữ vững. hệ thống chính trị torng sạch, vững mạnh.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2020, có 61/119 xã đạt chuẩn “xã nông thôn mới” (tỷ lệ 51,2%). Bình quân toàn tỉnh đạt ít nhất 15 tiêu chí/xã. Phấn đấu xây dựng huyện Thoại Sơn đạt chuẩn “huyện nông thôn mới”. Thành phố Long Xuyên và Châu Đốc hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới được duy trì và nâng chất.
Để thực hiện mục tiêu trên, Chương trình hành động xác định 5 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể là: Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức về xây dựng nông thôn mới. Tập trung phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần người dân nông thôn. Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh kêu gọi đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn từng bước hiện đại, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất và quản lý. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và phát huy vai trò các tổ chức chính trị - xã hội.
Theo đó, quan điểm chỉ đạo trong thời gian tới là: Lấy phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng, củng cố an ninh - quốc phòng, nâng cao đời sống vật chất và tình thần của người dân nông thôn là mục tiêu trọng tâm, xuyên suốt trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Thực hiện xây dựng nông thôn mới phải đúng chủ trương; tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với nguyện vọng của người dân và điều kiện cụ thể của địa phương. Có cơ chế phân bổ nguồn lực đầu tư phù hợp với khả năng ngân sách và điều kiện thực tế trên từng địa bàn, đảm bảo thiết thực và tiết kiệm, không rập khuôn. Đẩy mạnh các giải pháp huy động có hiệu quả các nguồn lực xã hội đóng góp vào quá trình xây dựng nông thôn mới. Không huy động quá sức dân và không cào bằng trong huy động sức dân. Đầu tư xây dựng nông thôn mới phải có trọng tâm, trọng điểm. Tận dụng cơ sở vật chất, hạ tầng sẵn có, tránh đầu tư dàn trải, lãng phí. Rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách để tạo sự chuyển biến thực sự trong thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, không trong chờ vào các chính sách chung của Trung ương.
Mục tiêu tổng quát trong 5 năm tới: Phải tạo sự chuyển biến thực sự về nhận thức, trách nhiệm, nghĩa vụ và hành động cụ thể của các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, địa phương và các tầng lớp nhân dân trong xây dựng nông thôn mới. Xây dựng các xã nông thôn mới có kinh tế - xã hội phát triển, kết cấu hạ tầng từng bước hiện đại. Thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn ngày càng nâng cao. Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn; gắn phát triển nông thôn với phát triển đô thị theo quy hoạch. Các công trình thiết yếu phục vụ yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của dân cư nông thôn cơ bản được hoàn thành. Xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, văn minh, giài bản sắc văn hóa dân tộc. Môi trường sinh thái được bảo vệ. An ninh – chính trị, trật tự xã hội được giữ vững. hệ thống chính trị torng sạch, vững mạnh.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2020, có 61/119 xã đạt chuẩn “xã nông thôn mới” (tỷ lệ 51,2%). Bình quân toàn tỉnh đạt ít nhất 15 tiêu chí/xã. Phấn đấu xây dựng huyện Thoại Sơn đạt chuẩn “huyện nông thôn mới”. Thành phố Long Xuyên và Châu Đốc hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới được duy trì và nâng chất.
Để thực hiện mục tiêu trên, Chương trình hành động xác định 5 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể là: Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức về xây dựng nông thôn mới. Tập trung phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần người dân nông thôn. Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh kêu gọi đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn từng bước hiện đại, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất và quản lý. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và phát huy vai trò các tổ chức chính trị - xã hội.
Trúc Hồ