Hậu quả!
- Được đăng: Chủ nhật, 11 Tháng 2 2018 23:22
- Lượt xem: 3297
(TGAG)- Mỹ và phương Tây luôn rêu rao sứ mệnh giữ gìn “hòa bình và an ninh” cho thế giới, nhưng với bản chất giai cấp, lợi ích của các tập đoàn tư bản và lợi ích quốc gia, dân tộc, họ đã dùng “cây gậy dân chủ, nhân quyền” để thực hiện các “cuộc cách mạng màu”, “mùa xuân Ả Rập” ở Bắc Phi và Trung Đông... Cuối cùng Mỹ và phương Tây phải rút quân, để lại hậu quả cho hàng triệu người dân lâm vào cảnh chết chóc, nghèo đói khốn cùng, chạy loạn… Mới đây, khi sang thăm Tunisia, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tuyên bố “Mỹ và các nước châu Âu phải chịu trách nhiệm trước tình hình hiện tại ở Libya”, còn cựu Thủ tướng Anh Tony Blair chỉ thốt lên lời “sai lầm” của phương Tây!
Hậu quả di cư mà các nước Châu Âu đang phải gánh chịu chính từ sự sai lầm đó! Họ đang đối mặt với nguy cơ khủng bố ở bất cứ đâu, bất cứ thời gian nào, bởi những đối tượng ít ai ngờ tới. Đội quân thất nghiệp, nghèo đói, ít có cơ hội tiếp cận những điều kiện giáo dục chất lượng, cùng với sự kỳ thị của một bộ phận không nhỏ người bản xứ đối với người nhập cư là một trong những nguyên nhân khiến những thanh niên gốc nhập cư dễ trở nên chán nản, mặc cảm, tự thu mình lại, lâm vào trầm cảm, bế tắc. Tại Đức, 35% số người thất nghiệp có nguồn gốc nhập cư. Khu phố nhập cư ở Molenbeek, Brussels thường được ví như “xóm lều”, nơi mà một bộ phận trẻ em không được học hành, lêu lỏng, bị tiêm nhiễm các tư tưởng cực đoan và bị chiêu mộ để tham gia lực lượng khủng bố. Châu Âu không chỉ có một “xóm lều” Molenbeek ở Brussels, mà còn nhiều “xóm lều” như vậy ở các khu ngoại ô nghèo Paris, Madrid, Roma và nhiều thành phố khác. Những lo ngại về an ninh khiến cộng đồng người nhập cư tại một số nước châu Âu bị xa lánh, khiến những người nhập cư trở nên cực đoan hơn, dễ dàng bị tiêm nhiễm tư tưởng hận thù và bạo lực. Và thực tế đã cho thấy thủ phạm của các vụ khủng bố đa số là người nhập cư hoặc tị nạn có vấn đề về tâm lý, từng phải điều trị về tâm thần, càng làm cho vấn đề người di cư ở châu Âu thêm nặng nề.
Hàng ngày, dòng người di cư ở khu vực Trung Đông, châu Phi cứ tiếp tục trànvào châu Âu. Khi những mâu thuẫn giữa người dân bản xứ và người nhập cư không thể giải quyết ngày một, ngày hai. Tâm lý bài ngoại và kỳ thị người nhập cư ở châu Âu gia tăng, các tổ chức khủng bố dễ dàng lôi kéo thêm lực lượng vào hàng ngũ của chúng. Châu Âu đứng trước những thách thức mới về an ninh, trong khi hậu quả cuộc khủng hoảng người di cư vẫn chưa có hồi kết!
Hậu quả di cư mà các nước Châu Âu đang phải gánh chịu chính từ sự sai lầm đó! Họ đang đối mặt với nguy cơ khủng bố ở bất cứ đâu, bất cứ thời gian nào, bởi những đối tượng ít ai ngờ tới. Đội quân thất nghiệp, nghèo đói, ít có cơ hội tiếp cận những điều kiện giáo dục chất lượng, cùng với sự kỳ thị của một bộ phận không nhỏ người bản xứ đối với người nhập cư là một trong những nguyên nhân khiến những thanh niên gốc nhập cư dễ trở nên chán nản, mặc cảm, tự thu mình lại, lâm vào trầm cảm, bế tắc. Tại Đức, 35% số người thất nghiệp có nguồn gốc nhập cư. Khu phố nhập cư ở Molenbeek, Brussels thường được ví như “xóm lều”, nơi mà một bộ phận trẻ em không được học hành, lêu lỏng, bị tiêm nhiễm các tư tưởng cực đoan và bị chiêu mộ để tham gia lực lượng khủng bố. Châu Âu không chỉ có một “xóm lều” Molenbeek ở Brussels, mà còn nhiều “xóm lều” như vậy ở các khu ngoại ô nghèo Paris, Madrid, Roma và nhiều thành phố khác. Những lo ngại về an ninh khiến cộng đồng người nhập cư tại một số nước châu Âu bị xa lánh, khiến những người nhập cư trở nên cực đoan hơn, dễ dàng bị tiêm nhiễm tư tưởng hận thù và bạo lực. Và thực tế đã cho thấy thủ phạm của các vụ khủng bố đa số là người nhập cư hoặc tị nạn có vấn đề về tâm lý, từng phải điều trị về tâm thần, càng làm cho vấn đề người di cư ở châu Âu thêm nặng nề.
Hàng ngày, dòng người di cư ở khu vực Trung Đông, châu Phi cứ tiếp tục trànvào châu Âu. Khi những mâu thuẫn giữa người dân bản xứ và người nhập cư không thể giải quyết ngày một, ngày hai. Tâm lý bài ngoại và kỳ thị người nhập cư ở châu Âu gia tăng, các tổ chức khủng bố dễ dàng lôi kéo thêm lực lượng vào hàng ngũ của chúng. Châu Âu đứng trước những thách thức mới về an ninh, trong khi hậu quả cuộc khủng hoảng người di cư vẫn chưa có hồi kết!
Sự thật