Thành tựu nhân quyền của Việt Nam qua việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền “của dân, do dân, vì dân”
- Được đăng: Thứ hai, 18 Tháng 12 2017 08:12
- Lượt xem: 2492
(TGAG)- Ở Việt Nam, quyền con người được được thể chế hóa, bảo đảm thực hiện bằng những quyền hiến định trong Hiến pháp và quy định của Pháp luật. Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN “của dân, do dân, vì dân”, xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Mọi chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đều hướng đến mục tiêu cao nhất là vì con người, cho con người.
Để thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước Việt Nam đã từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và cơ chế bảo vệ, thúc đẩy quyền con người, trong đó việc bảo vệ quyền của nhóm các đối tượng dễ bị tổn thương được đặc biệt quan tâm. Hệ thống pháp luật của Việt Nam phù hợp với thực tế đất nước và tương thích với các chuẩn mực quốc tế được quy định trong Tuyên ngôn Nhân quyền và các Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam tham gia; bảo đảm đầy đủ các quyền cơ bản của con người trên tất cả các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Quyền bầu cử, ứng cử và tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội của người dân luôn được bảo đảm. Nhà nước Việt Nam chủ trương mở rộng dân chủ, thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Công dân Việt Nam có quyền tham gia quản lý xã hội một cách trực tiếp hoặc thông qua người đại diện do mình tin tưởng bầu ra.
Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do thông tin của người dân được tôn trọng và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ, đa dạng về loại hình, phong phú về nội dung, phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam là một minh chứng về tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do thông tin ở Việt Nam. Báo chí ở Việt Nam đã trở thành diễn đàn ngôn luận của các tổ chức xã hội, của nhân dân, là công cụ quan trọng bảo vệ lợi ích của xã hội, các quyền tự do của nhân dân.
Quyền của người dân về tự do hội họp và lập hội được bảo đảm bằng pháp luật. Ở Việt Nam, bên cạnh Đảng Cộng sản còn có Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và 5 đoàn thể: Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và hàng trăm tổ chức nhân dân bao gồm các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp với hàng chục triệu hội viên. Cùng với các tổ chức công đoàn cấp quốc gia, ở Việt Nam còn có hơn 6.000 tổ chức công đoàn cơ sở. Ngoài ra ở Việt Nam còn có hàng nghìn hiệp hội, câu lạc bộ... hoạt động trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, trên nguyên tắc tự nguyện, tự quản, độc lập và tuân thủ pháp luật.
Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào được tôn trọng, bảo đảm trong Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam và trên thực tế. Các tôn giáo có quyền và được Nhà nước tạo điều kiện mở trường, cơ sở đào tạo chức sắc, xuất bản kinh sách, tham gia các hoạt động xã hội... Nhà nước đã và đang thực thi nhiều chính sách và biện pháp cụ thể để bảo đảm người dân được thụ hưởng đầy đủ các quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng, trong đó có Luật Tín ngưỡng và Tôn giáo được Quốc hội thông qua vào tháng 11-2016 sẽ có hiệu lực vào tháng 1-2018.
Nhà nước Việt Nam đặc biệt coi trọng chính sách dân tộc, bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, coi đó là một trong những nhân tố quyết định cho sự phát triển bền vững của đất nước. Chính sách này được thể hiện một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Thành tựu nhân quyền của Việt Nam khẳng định bản chất Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam “của dân, do dân, vì dân”./.
Để thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước Việt Nam đã từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và cơ chế bảo vệ, thúc đẩy quyền con người, trong đó việc bảo vệ quyền của nhóm các đối tượng dễ bị tổn thương được đặc biệt quan tâm. Hệ thống pháp luật của Việt Nam phù hợp với thực tế đất nước và tương thích với các chuẩn mực quốc tế được quy định trong Tuyên ngôn Nhân quyền và các Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam tham gia; bảo đảm đầy đủ các quyền cơ bản của con người trên tất cả các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Quyền bầu cử, ứng cử và tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội của người dân luôn được bảo đảm. Nhà nước Việt Nam chủ trương mở rộng dân chủ, thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Công dân Việt Nam có quyền tham gia quản lý xã hội một cách trực tiếp hoặc thông qua người đại diện do mình tin tưởng bầu ra.
Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do thông tin của người dân được tôn trọng và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ, đa dạng về loại hình, phong phú về nội dung, phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam là một minh chứng về tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do thông tin ở Việt Nam. Báo chí ở Việt Nam đã trở thành diễn đàn ngôn luận của các tổ chức xã hội, của nhân dân, là công cụ quan trọng bảo vệ lợi ích của xã hội, các quyền tự do của nhân dân.
Quyền của người dân về tự do hội họp và lập hội được bảo đảm bằng pháp luật. Ở Việt Nam, bên cạnh Đảng Cộng sản còn có Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và 5 đoàn thể: Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và hàng trăm tổ chức nhân dân bao gồm các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp với hàng chục triệu hội viên. Cùng với các tổ chức công đoàn cấp quốc gia, ở Việt Nam còn có hơn 6.000 tổ chức công đoàn cơ sở. Ngoài ra ở Việt Nam còn có hàng nghìn hiệp hội, câu lạc bộ... hoạt động trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, trên nguyên tắc tự nguyện, tự quản, độc lập và tuân thủ pháp luật.
Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào được tôn trọng, bảo đảm trong Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam và trên thực tế. Các tôn giáo có quyền và được Nhà nước tạo điều kiện mở trường, cơ sở đào tạo chức sắc, xuất bản kinh sách, tham gia các hoạt động xã hội... Nhà nước đã và đang thực thi nhiều chính sách và biện pháp cụ thể để bảo đảm người dân được thụ hưởng đầy đủ các quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng, trong đó có Luật Tín ngưỡng và Tôn giáo được Quốc hội thông qua vào tháng 11-2016 sẽ có hiệu lực vào tháng 1-2018.
Nhà nước Việt Nam đặc biệt coi trọng chính sách dân tộc, bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, coi đó là một trong những nhân tố quyết định cho sự phát triển bền vững của đất nước. Chính sách này được thể hiện một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Thành tựu nhân quyền của Việt Nam khẳng định bản chất Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam “của dân, do dân, vì dân”./.
Sự thật
-----------------