Cây gậy “nhân quyền” và cái giá của nó
- Được đăng: Chủ nhật, 01 Tháng 10 2017 15:53
- Lượt xem: 2347
(TGAG)- Châu Âu - nơi được cho là “miền đất hứa”, thu hút cư dân nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước Hồi giáo ở Bắc Phi, Trung Đông tìm kế sinh nhai và định cư lập nghiệp. Gần đây, nơi đây lại là “căn cứ địa” của các tổ chức tiến hành các hoạt động khủng bố.
Có thể thấy, một số nước ở châu Âu liên kết với nhau tiến hành các hoạt động can thiệp chính trị, nhân quyền vào những khu vực có nguồn lợi như Iraq, Lybia, Syria… bằng các biện pháp đào tạo, tài trợ và trang bị cho những chiến binh thánh chiến được cho là “ôn hòa” để chiến đấu chống những kẻ “cực đoan”, đã mở đường cho các thế lực khủng bố xuất hiện như: Trước đây là Al-Qeada và sau này là nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Tiền thân của IS chính là ISIL - Nhà nước hồi giáo Iraq và Cận Đông - một tổ chức được thành lập nhờ vào sự hỗn loạn sau khi chính quyền hợp pháp của đại tá Gaddafi ở Libya bị Pháp và các đồng minh phương Tây lật đổ vào cuối năm 2011.
Năm 2012, Pháp và cường quốc đồng minh tiến hành các hoạt động can thiệp vào các nước Cộng hòa Trung Phi, Bờ biển Ngà, Mali, khu vực Sahel và Somalia đã gây ra hậu quả khôn lường và tạo tiền đề cho các cuộc “khủng bố đáp trả” tràn qua biên giới và gây nên những thiệt hại và đe dọa tới an ninh chính trị ở châu Âu. Ngày 13/11/2015, một loạt 7 vụ tấn công khủng bố đẫm máu xảy ra tại Paris, khiến 129 người thiệt mạng, hơn 200 người khác bị thương. Ngày Quốc khánh, Pháp lại hứng chịu một cuộc tấn công khủng bố khiến 73 người chết. Ngày 22/3/2016, 03 cuộc đánh bom liên tiếp xảy ra tại Bỉ, làm 38 người chết và 300 người bị thương.v.v.
Kể từ khi một số nước châu Âu tiến hành các biện pháp can thiệp vào Lybia, từ một đất nước giàu có nhất Bắc phi, Lybia triền miên trong bất ổn, thiệt hại và khủng hoảng, trở nên hoang tàn và đỗ nát, hàng triệu người phải đi tị nạn và không ít bỏ mạng trên con đường sang châu Âu. Hiện nay, Lybia vẫn bị xâu xé bởi chính quyền Hồi giáo, chính quyền thân phương Tây.
Bên cạnh đó là Syria. Khi Pháp và Mỹ tiến hành hậu thuẫn cho cái gọi là Quân đội Syria tự do để lật đổ chính quyền hợp pháp của tổng thống Bashar Al-Assad, kéo Syria vào cuộc nội chiến đến nay, từ một cường quốc trong khu vực, Syria rơi vào tấn bi kịch với hàng trăm nghìn người thiệt mạng do bom đạn, 6 triệu người phải vượt qua cơn sóng dữ ở Địa Trung Hải để đi tị nạn.
Với chủ trương “mở cửa” tiếp nhận người nhập cư, dòng người di cư từ khu vực Trung Đông, châu Phi ồ ạt tràn vào các quốc gia châu Âu. Chỉ từ năm 2015 đến năm 2016, đã có hơn 1,2 triệu người di cư vào châu Âu qua các con đường khác nhau. Tuy nhiên, châu Âu lại thiếu các chính sách giải quyết việc làm, nhà ở, giáo dục… cho người nhập cư, tạo sự phân hóa giàu nghèo, gây mâu thuẫn giữa người dân bản xứ và người nhập cư. Điều này, tạo môi trường thuận lợi để các tổ chức khủng bố tìm được vùng đất màu mỡ tuyển dụng những thành phần bất mãn nhất trong xã hội châu Âu, “ươm” những mầm mống tội ác. Cùng với dòng người di cư, các tổ chức khủng bố có thể trà trộn vào dòng người tỵ nạn để thâm nhập vào châu Âu, nhằm thực hiện các hoạt động khủng bố.
Chính việc can thiệp chính trị, can thiệp nhân quyền, áp đặt giá trị của mình vào các quốc gia khác, hòng cải tổ, thay đổi thể chế chính trị tại đó; đồng thời tỏ ra “cao thượng” khi xử lý các vấn đề tị nạn đã khiến các quốc gia Châu Âu đang mắc kẹt trong mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố như hiện nay./.
Có thể thấy, một số nước ở châu Âu liên kết với nhau tiến hành các hoạt động can thiệp chính trị, nhân quyền vào những khu vực có nguồn lợi như Iraq, Lybia, Syria… bằng các biện pháp đào tạo, tài trợ và trang bị cho những chiến binh thánh chiến được cho là “ôn hòa” để chiến đấu chống những kẻ “cực đoan”, đã mở đường cho các thế lực khủng bố xuất hiện như: Trước đây là Al-Qeada và sau này là nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Tiền thân của IS chính là ISIL - Nhà nước hồi giáo Iraq và Cận Đông - một tổ chức được thành lập nhờ vào sự hỗn loạn sau khi chính quyền hợp pháp của đại tá Gaddafi ở Libya bị Pháp và các đồng minh phương Tây lật đổ vào cuối năm 2011.
Năm 2012, Pháp và cường quốc đồng minh tiến hành các hoạt động can thiệp vào các nước Cộng hòa Trung Phi, Bờ biển Ngà, Mali, khu vực Sahel và Somalia đã gây ra hậu quả khôn lường và tạo tiền đề cho các cuộc “khủng bố đáp trả” tràn qua biên giới và gây nên những thiệt hại và đe dọa tới an ninh chính trị ở châu Âu. Ngày 13/11/2015, một loạt 7 vụ tấn công khủng bố đẫm máu xảy ra tại Paris, khiến 129 người thiệt mạng, hơn 200 người khác bị thương. Ngày Quốc khánh, Pháp lại hứng chịu một cuộc tấn công khủng bố khiến 73 người chết. Ngày 22/3/2016, 03 cuộc đánh bom liên tiếp xảy ra tại Bỉ, làm 38 người chết và 300 người bị thương.v.v.
Kể từ khi một số nước châu Âu tiến hành các biện pháp can thiệp vào Lybia, từ một đất nước giàu có nhất Bắc phi, Lybia triền miên trong bất ổn, thiệt hại và khủng hoảng, trở nên hoang tàn và đỗ nát, hàng triệu người phải đi tị nạn và không ít bỏ mạng trên con đường sang châu Âu. Hiện nay, Lybia vẫn bị xâu xé bởi chính quyền Hồi giáo, chính quyền thân phương Tây.
Bên cạnh đó là Syria. Khi Pháp và Mỹ tiến hành hậu thuẫn cho cái gọi là Quân đội Syria tự do để lật đổ chính quyền hợp pháp của tổng thống Bashar Al-Assad, kéo Syria vào cuộc nội chiến đến nay, từ một cường quốc trong khu vực, Syria rơi vào tấn bi kịch với hàng trăm nghìn người thiệt mạng do bom đạn, 6 triệu người phải vượt qua cơn sóng dữ ở Địa Trung Hải để đi tị nạn.
Với chủ trương “mở cửa” tiếp nhận người nhập cư, dòng người di cư từ khu vực Trung Đông, châu Phi ồ ạt tràn vào các quốc gia châu Âu. Chỉ từ năm 2015 đến năm 2016, đã có hơn 1,2 triệu người di cư vào châu Âu qua các con đường khác nhau. Tuy nhiên, châu Âu lại thiếu các chính sách giải quyết việc làm, nhà ở, giáo dục… cho người nhập cư, tạo sự phân hóa giàu nghèo, gây mâu thuẫn giữa người dân bản xứ và người nhập cư. Điều này, tạo môi trường thuận lợi để các tổ chức khủng bố tìm được vùng đất màu mỡ tuyển dụng những thành phần bất mãn nhất trong xã hội châu Âu, “ươm” những mầm mống tội ác. Cùng với dòng người di cư, các tổ chức khủng bố có thể trà trộn vào dòng người tỵ nạn để thâm nhập vào châu Âu, nhằm thực hiện các hoạt động khủng bố.
Chính việc can thiệp chính trị, can thiệp nhân quyền, áp đặt giá trị của mình vào các quốc gia khác, hòng cải tổ, thay đổi thể chế chính trị tại đó; đồng thời tỏ ra “cao thượng” khi xử lý các vấn đề tị nạn đã khiến các quốc gia Châu Âu đang mắc kẹt trong mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố như hiện nay./.
Sự Thật