PHÁN XÉT VÔ LỐI!
- Được đăng: Chủ nhật, 10 Tháng 9 2017 16:04
- Lượt xem: 2619
(TGAG)- Ngày 15-8-2017, bản “Phúc trình thường niên 2016 về tự do tôn giáo thế giới”, do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ biên soạn đã được công bố. Chúng ta ghi nhận trong báo cáo năm nay: “đã có các điều chỉnh sát với tình hình thực tế ở Việt Nam”. Song, như là một cố tật: “trong báo cáo vẫn đưa ra những thông tin không khách quan, trích dẫn những thông tin sai lệch về Việt Nam”.
Đánh giá về chính sách, pháp luật Việt Nam trên lĩnh vực tôn giáo, bản phúc trình viết: “Hiến pháp Việt Nam quy định tự do tín ngưỡng và tự do thờ phượng theo đức tin là quyền mà người dân được hưởng. Thế nhưng luật hiện hành với những điều khoản mơ hồ lại cho Nhà nước rộng quyền hơn trong việc kiểm soát mọi sinh hoạt tôn giáo dưới danh nghĩa gọi là bảo vệ an ninh quốc gia và duy trì đoàn kết dân tộc”; “Việt Nam vẫn là một quốc gia mà tôn giáo nằm dưới sự chi phối của chính phủ, phải được chính phủ công nhận tư cách pháp nhân và pháp lý thì mới được sinh hoạt”…
Nhận xét nói trên vừa võ đoán vừa có phần xuyên tạc. Bởi vì, Điều 6 của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 nêu rõ: Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Ngay cả những người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật; người đang chấp hành hình phạt tù… đều có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
Luật bổ sung một chương về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phản ánh rõ ràng hơn phạm vi điều chỉnh của Luật cũng như thể hiện một cách cơ bản nhất chính sách của Nhà nước trong việc tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người. Về việc đăng ký sinh hoạt tôn giáo, Luật xem đây là hoạt động là nhằm thỏa mãn nhu cầu tôn giáo của người theo tôn giáo, chứ không xem là một điều kiện để hình thành tổ chức tôn giáo.
Luật cũng bổ sung nội dung phong phẩm, bổ nhiệm người có quốc tịch nước ngoài hoạt động cho tổ chức tôn giáo ở Việt Nam. Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam cũng có quyền sinh hoạt tôn giáo, tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo; sử dụng địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo tập trung; mời chức sắc, chức việc, nhà tu hành thực hiện các lễ nghi tôn giáo, giảng đạo; vào tu tại cơ sở tôn giáo, vào học tại cơ sở đào tạo tôn giáo hoặc lớp bồi dưỡng về tôn giáo của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam; mang theo xuất bản phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Những quy định nói trên hoàn toàn phù hợp với các điều ước quốc tế hiện hành. Trong đó, tôn giáo hay tín ngưỡng có thể phải chịu các giới hạn, chẳng hạn như các giới hạn được luật pháp quy định, các giới hạn cần thiết để bảo vệ an toàn, trật tự, sức khỏe xã hội hay tinh thần hoặc các quyền cơ bản, quyền tự do của những người khác (theo điều 18 Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị năm 1966). Các quy định tương tự cũng được đề cập trong khoản 2 Ðiều 9 Công ước châu Âu về nhân quyền…
Ở nước ta, chưa bao giờ các tôn giáo có điều kiện phát triển như hiện nay. Cả nước hiện có khoảng 40 tổ chức tôn giáo thuộc 14 tôn giáo khác nhau được Nhà nước công nhận và cấp phép hoạt động với hơn 25 triệu tín đồ, 53 nghìn chức sắc, hơn 133 nghìn chức việc, 28 nghìn cơ sở thờ tự. Các tôn giáo đã có hệ thống đào tạo trong cả nước (Phật giáo có 04 học viện, 01 trường cao đẳng và hàng chục trường trung cấp Phật học, gần 17.000 cơ sở thờ tự; Công giáo có 01 học viện, hàng chục trường đào tạo và hơn 7.000 cơ sở thờ tự; Cao Đài có 01 học viện, hơn 1.200 thánh thất, thánh tịnh; Tin lành có 01 Trường Thánh kinh thần học, hơn 500 cơ sở thờ tự và trường đào tạo tín đồ…). Nhà nước đã cho phép xuất bản kinh sách bằng các tiếng dân tộc, như: Kinh thánh bằng tiếng Ba-na, Ê-đê, Gia-rai; in Kinh Phật bằng tiếng Khơ-me, v.v.
Phó Chủ tịch Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế Mỹ, M.Cromartie khẳng định: “Tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam đã được mở rộng và có nhiều tiến bộ, nhiều điểm đáng khích lệ”. Giám đốc Học viện Can dự toàn cầu, cơ quan tham mưu cho Chính phủ Mỹ về chính sách tự do tôn giáo quốc tế cũng nhận xét: “Chính phủ Việt Nam đã cho phép tự do tôn giáo tồn tại. Đây là một sự phát triển…”. Trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam gần đây, Thứ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Vatican E.Balestrero đánh giá: Nhà nước Việt Nam tiếp tục nỗ lực thực hiện nhất quán và không ngừng hoàn thiện chính sách tôn trọng và bảo đảm tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân…
Thực tế là như vậy! Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cần chấm dứt việc tự cho mình quyền phán xét vô lối. Nó không có giá trị!
Đánh giá về chính sách, pháp luật Việt Nam trên lĩnh vực tôn giáo, bản phúc trình viết: “Hiến pháp Việt Nam quy định tự do tín ngưỡng và tự do thờ phượng theo đức tin là quyền mà người dân được hưởng. Thế nhưng luật hiện hành với những điều khoản mơ hồ lại cho Nhà nước rộng quyền hơn trong việc kiểm soát mọi sinh hoạt tôn giáo dưới danh nghĩa gọi là bảo vệ an ninh quốc gia và duy trì đoàn kết dân tộc”; “Việt Nam vẫn là một quốc gia mà tôn giáo nằm dưới sự chi phối của chính phủ, phải được chính phủ công nhận tư cách pháp nhân và pháp lý thì mới được sinh hoạt”…
Nhận xét nói trên vừa võ đoán vừa có phần xuyên tạc. Bởi vì, Điều 6 của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 nêu rõ: Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Ngay cả những người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật; người đang chấp hành hình phạt tù… đều có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
Luật bổ sung một chương về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phản ánh rõ ràng hơn phạm vi điều chỉnh của Luật cũng như thể hiện một cách cơ bản nhất chính sách của Nhà nước trong việc tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người. Về việc đăng ký sinh hoạt tôn giáo, Luật xem đây là hoạt động là nhằm thỏa mãn nhu cầu tôn giáo của người theo tôn giáo, chứ không xem là một điều kiện để hình thành tổ chức tôn giáo.
Luật cũng bổ sung nội dung phong phẩm, bổ nhiệm người có quốc tịch nước ngoài hoạt động cho tổ chức tôn giáo ở Việt Nam. Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam cũng có quyền sinh hoạt tôn giáo, tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo; sử dụng địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo tập trung; mời chức sắc, chức việc, nhà tu hành thực hiện các lễ nghi tôn giáo, giảng đạo; vào tu tại cơ sở tôn giáo, vào học tại cơ sở đào tạo tôn giáo hoặc lớp bồi dưỡng về tôn giáo của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam; mang theo xuất bản phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Những quy định nói trên hoàn toàn phù hợp với các điều ước quốc tế hiện hành. Trong đó, tôn giáo hay tín ngưỡng có thể phải chịu các giới hạn, chẳng hạn như các giới hạn được luật pháp quy định, các giới hạn cần thiết để bảo vệ an toàn, trật tự, sức khỏe xã hội hay tinh thần hoặc các quyền cơ bản, quyền tự do của những người khác (theo điều 18 Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị năm 1966). Các quy định tương tự cũng được đề cập trong khoản 2 Ðiều 9 Công ước châu Âu về nhân quyền…
Ở nước ta, chưa bao giờ các tôn giáo có điều kiện phát triển như hiện nay. Cả nước hiện có khoảng 40 tổ chức tôn giáo thuộc 14 tôn giáo khác nhau được Nhà nước công nhận và cấp phép hoạt động với hơn 25 triệu tín đồ, 53 nghìn chức sắc, hơn 133 nghìn chức việc, 28 nghìn cơ sở thờ tự. Các tôn giáo đã có hệ thống đào tạo trong cả nước (Phật giáo có 04 học viện, 01 trường cao đẳng và hàng chục trường trung cấp Phật học, gần 17.000 cơ sở thờ tự; Công giáo có 01 học viện, hàng chục trường đào tạo và hơn 7.000 cơ sở thờ tự; Cao Đài có 01 học viện, hơn 1.200 thánh thất, thánh tịnh; Tin lành có 01 Trường Thánh kinh thần học, hơn 500 cơ sở thờ tự và trường đào tạo tín đồ…). Nhà nước đã cho phép xuất bản kinh sách bằng các tiếng dân tộc, như: Kinh thánh bằng tiếng Ba-na, Ê-đê, Gia-rai; in Kinh Phật bằng tiếng Khơ-me, v.v.
Phó Chủ tịch Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế Mỹ, M.Cromartie khẳng định: “Tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam đã được mở rộng và có nhiều tiến bộ, nhiều điểm đáng khích lệ”. Giám đốc Học viện Can dự toàn cầu, cơ quan tham mưu cho Chính phủ Mỹ về chính sách tự do tôn giáo quốc tế cũng nhận xét: “Chính phủ Việt Nam đã cho phép tự do tôn giáo tồn tại. Đây là một sự phát triển…”. Trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam gần đây, Thứ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Vatican E.Balestrero đánh giá: Nhà nước Việt Nam tiếp tục nỗ lực thực hiện nhất quán và không ngừng hoàn thiện chính sách tôn trọng và bảo đảm tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân…
Thực tế là như vậy! Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cần chấm dứt việc tự cho mình quyền phán xét vô lối. Nó không có giá trị!
Sự thật