Lựa chọn độc lập, tự do, hạnh phúc thật sự!
- Được đăng: Thứ ba, 26 Tháng 4 2022 13:46
- Lượt xem: 1246
(TUAG)- Trên trang mạng Danlambao, Nguyễn Dân lại có bài: “Đảng Cộng sản Việt Nam lạc hậu, sai đường”. Hắn tiếp tục bịa đặt và công kích: “Sau 30/4/1975 thống nhất đất nước (Nam Bắc), Đảng Cộng sản Việt Nam đưa cả nước đi theo chủ nghĩa xã hội (CNXH), con đường do đảng vạch ra, rập khuôn theo CS quốc tế Nga, Tàu - một chủ nghĩa mà đảng cho là “ưu việt” nhất, và quyết tâm đeo đuổi để thực thi”… Sau khi mô hình CNXH ở Liên Xô và một số nước Đông Âu lâm vào thoái trào, “chỉ còn lại vài nước rời rã cố bám, trong đó có Việt Nam.
Do lòng căm thù mù quáng, Nguyễn Dân và đồng bọn luôn tìm mọi cách chống phá đất nước, ra sức đề cao mô hình: “Kinh tế thị trường tự do + Chính trị đa nguyên - đa đảng”. Nhưng không đúng như họ nói, thực tế ngày càng có nhiều dữ liệu minh chứng rằng, bên cạnh những ưu điểm, tiến bộ thì mô hình nói trên có rất nhiều khiếm khuyết, xấu xa,... Kết quả một cuộc khảo sát mới đây của Cục Thống kê dân số Mỹ, có tới hơn 25 triệu người trưởng thành ở nước này nói rằng họ thỉnh thoảng hoặc thường xuyên không có đủ thức ăn trong vòng một tuần. Trước Lễ Tạ ơn 2020, nhiều người Mỹ phải xếp hàng trước các ngân hàng thực phẩm trên khắp đất nước để nhận cứu trợ,…
Tại Việt Nam, kể từ 1858, khi liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng cho đến 30/04/1975, dân tộc ta đã phải trải qua nhiều năm tháng đau thương dưới “sự ngự trị của bạo chính”. Từ thực dân Pháp tàn bạo đến phát xít Nhật cực kỳ hung hãn và hơn hết là đế quốc Mỹ vô cùng man rợ! Tội ác chất chồng tội ác!
Từ những năm 1920 Nguyễn Ái Quốc đã chỉ ra: “Chủ nghĩa tư bản phương Tây như con rắn nhiều đầu, thấy Châu Âu là nơi quá chật hẹp để bóc lột và máu của vô sản Châu Âu không đủ dồi dào để thỏa mãn thèm khát, nó bèn vươn những cái vòi khủng khiếp của nó tới khắp nơi của quả đất”; “sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi: CNXH chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi”. Người tổng kết: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”. “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang…”.
Mặc dù chủ nghĩa tư bản (CNTB) vẫn còn tiềm năng phát triển, nhưng vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó ngày càng sâu sắc. Chính sự vận động của những mâu thuẫn đó sẽ quyết định vận mệnh của CNTB. Nhưng, cần hiểu đúng về những thành tựu mà CNTB đạt được là tiến bộ chung của nhân loại; phải tiếp thu nó một cách có chọn lọc. Tránh định kiến khi cho rằng: Tất cả cái gì của chế độ cũ đều xấu xa, sai trái và đi đến phủ định sạch trơn. Đó là cách nhìn bảo thủ, giáo điều, phiến diện. Nhưng cũng cần loại bỏ một kiểu “giáo điều mới” không kém phần nguy hiểm là sùng bái “dân chủ-đa đảng” mà không biết đằng sau hệ thống đa đảng luôn là sự thống trị của bọn đầu sỏ tài chính!
Chính hiểu đúng những điều nói trên, sau Chiến thắng 30/04/1975, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giải phóng dân tộc, Đảng đã lãnh đạo Nhân dân ta quá độ lên CHXH. Trong toàn bộ quá trình đó, Đảng luôn nhận thức sâu sắc rằng: “CNXH từ khi trở thành khoa học, đòi hỏi phải được đối xử như là một khoa học”; Đảng đã ra sức tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, từng bước nhận thức ngày càng đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về CNXH và thời kỳ quá độ đi lên CNXH. Gần đây, nói về nội dung quan trọng này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ ra một vấn đề có tính chất phương pháp luận là phải nhận thức CNXH một cách toàn diện, không chỉ ở khía cạnh như một học thuyết hoặc như là một phong trào hoặc chỉ như là một chế độ. Bởi vì, nếu chỉ nhìn CNXH như một phong trào thì sẽ dễ bị dao động do sự "đi lên hay đi xuống" nhất thời của phong trào; nếu chỉ nhìn CNXH như một học thuyết thì dễ thấy nó “xơ cứng, giáo điều, lạc hậu” trước sự phát triển ngày càng nhanh; còn nếu chỉ nhìn nó như một chế độ thì sẽ dễ đồng nhất sự sụp đổ ở Liên Xô cũng là sự diệt vong của CNXH.
Bác Hồ rất coi trọng tinh thần tự chủ: "đem sức ta mà giải phóng cho ta". Bác chỉ dạy: “Ta không thể giống Liên Xô, vì Liên Xô có phong tục tập quán khác, có lịch sử địa lý khác”; “ta có thể đi con đường khác để tiến lên CNXH”,… Vì thế, Đảng ta luôn sáng tạo để có được đường lối đúng, quyết sách trúng: Xây dựng Đảng rất độc đáo, chủ động tiến hành Cách mạng Tháng Tám; đánh bại các đế quốc lớn với bao điều kỳ diệu; gần đây “đột phá lý luận” để đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới… Đồng chí Tổng Bí thư khẳng định: Xây dựng CNXH là kiến tạo một kiểu xã hội mới về chất. Đây là một sự nghiệp sáng tạo vĩ đại, cần tiếp thu, bổ sung một cách có chọn lọc trên tinh thần phê phán và sáng tạo những thành tựu mới nhất về tư tưởng và khoa học để “không rơi vào xơ cứng, trì trệ, lạc hậu”.
Ngay từ khi bước vào đổi mới, Đảng ta đã xác định nguyên tắc: “Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà là làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan niệm đúng đắn về CNXH, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp”. Ông Ma-xi-mê Grem-xetz- nhà chính trị người Pháp, có một nhận định rất đáng tham khảo: Nếu như có một cái gì đó ngày hôm qua đã chết đi thì chính là những gì đã gắn với quan niệm tập trung hoá, chuyên quyền, quan liêu về CNXH và cản trở một cách nặng nề sự phát triển của CNXH.
Chủ nghĩa xã hội mà Nhân dân ta lựa chọn là độc lập, tự do, hạnh phúc thật sự!
Do lòng căm thù mù quáng, Nguyễn Dân và đồng bọn luôn tìm mọi cách chống phá đất nước, ra sức đề cao mô hình: “Kinh tế thị trường tự do + Chính trị đa nguyên - đa đảng”. Nhưng không đúng như họ nói, thực tế ngày càng có nhiều dữ liệu minh chứng rằng, bên cạnh những ưu điểm, tiến bộ thì mô hình nói trên có rất nhiều khiếm khuyết, xấu xa,... Kết quả một cuộc khảo sát mới đây của Cục Thống kê dân số Mỹ, có tới hơn 25 triệu người trưởng thành ở nước này nói rằng họ thỉnh thoảng hoặc thường xuyên không có đủ thức ăn trong vòng một tuần. Trước Lễ Tạ ơn 2020, nhiều người Mỹ phải xếp hàng trước các ngân hàng thực phẩm trên khắp đất nước để nhận cứu trợ,…
Tại Việt Nam, kể từ 1858, khi liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng cho đến 30/04/1975, dân tộc ta đã phải trải qua nhiều năm tháng đau thương dưới “sự ngự trị của bạo chính”. Từ thực dân Pháp tàn bạo đến phát xít Nhật cực kỳ hung hãn và hơn hết là đế quốc Mỹ vô cùng man rợ! Tội ác chất chồng tội ác!
Từ những năm 1920 Nguyễn Ái Quốc đã chỉ ra: “Chủ nghĩa tư bản phương Tây như con rắn nhiều đầu, thấy Châu Âu là nơi quá chật hẹp để bóc lột và máu của vô sản Châu Âu không đủ dồi dào để thỏa mãn thèm khát, nó bèn vươn những cái vòi khủng khiếp của nó tới khắp nơi của quả đất”; “sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi: CNXH chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi”. Người tổng kết: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”. “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang…”.
Mặc dù chủ nghĩa tư bản (CNTB) vẫn còn tiềm năng phát triển, nhưng vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó ngày càng sâu sắc. Chính sự vận động của những mâu thuẫn đó sẽ quyết định vận mệnh của CNTB. Nhưng, cần hiểu đúng về những thành tựu mà CNTB đạt được là tiến bộ chung của nhân loại; phải tiếp thu nó một cách có chọn lọc. Tránh định kiến khi cho rằng: Tất cả cái gì của chế độ cũ đều xấu xa, sai trái và đi đến phủ định sạch trơn. Đó là cách nhìn bảo thủ, giáo điều, phiến diện. Nhưng cũng cần loại bỏ một kiểu “giáo điều mới” không kém phần nguy hiểm là sùng bái “dân chủ-đa đảng” mà không biết đằng sau hệ thống đa đảng luôn là sự thống trị của bọn đầu sỏ tài chính!
Chính hiểu đúng những điều nói trên, sau Chiến thắng 30/04/1975, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giải phóng dân tộc, Đảng đã lãnh đạo Nhân dân ta quá độ lên CHXH. Trong toàn bộ quá trình đó, Đảng luôn nhận thức sâu sắc rằng: “CNXH từ khi trở thành khoa học, đòi hỏi phải được đối xử như là một khoa học”; Đảng đã ra sức tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, từng bước nhận thức ngày càng đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về CNXH và thời kỳ quá độ đi lên CNXH. Gần đây, nói về nội dung quan trọng này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ ra một vấn đề có tính chất phương pháp luận là phải nhận thức CNXH một cách toàn diện, không chỉ ở khía cạnh như một học thuyết hoặc như là một phong trào hoặc chỉ như là một chế độ. Bởi vì, nếu chỉ nhìn CNXH như một phong trào thì sẽ dễ bị dao động do sự "đi lên hay đi xuống" nhất thời của phong trào; nếu chỉ nhìn CNXH như một học thuyết thì dễ thấy nó “xơ cứng, giáo điều, lạc hậu” trước sự phát triển ngày càng nhanh; còn nếu chỉ nhìn nó như một chế độ thì sẽ dễ đồng nhất sự sụp đổ ở Liên Xô cũng là sự diệt vong của CNXH.
Bác Hồ rất coi trọng tinh thần tự chủ: "đem sức ta mà giải phóng cho ta". Bác chỉ dạy: “Ta không thể giống Liên Xô, vì Liên Xô có phong tục tập quán khác, có lịch sử địa lý khác”; “ta có thể đi con đường khác để tiến lên CNXH”,… Vì thế, Đảng ta luôn sáng tạo để có được đường lối đúng, quyết sách trúng: Xây dựng Đảng rất độc đáo, chủ động tiến hành Cách mạng Tháng Tám; đánh bại các đế quốc lớn với bao điều kỳ diệu; gần đây “đột phá lý luận” để đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới… Đồng chí Tổng Bí thư khẳng định: Xây dựng CNXH là kiến tạo một kiểu xã hội mới về chất. Đây là một sự nghiệp sáng tạo vĩ đại, cần tiếp thu, bổ sung một cách có chọn lọc trên tinh thần phê phán và sáng tạo những thành tựu mới nhất về tư tưởng và khoa học để “không rơi vào xơ cứng, trì trệ, lạc hậu”.
Ngay từ khi bước vào đổi mới, Đảng ta đã xác định nguyên tắc: “Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà là làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan niệm đúng đắn về CNXH, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp”. Ông Ma-xi-mê Grem-xetz- nhà chính trị người Pháp, có một nhận định rất đáng tham khảo: Nếu như có một cái gì đó ngày hôm qua đã chết đi thì chính là những gì đã gắn với quan niệm tập trung hoá, chuyên quyền, quan liêu về CNXH và cản trở một cách nặng nề sự phát triển của CNXH.
Chủ nghĩa xã hội mà Nhân dân ta lựa chọn là độc lập, tự do, hạnh phúc thật sự!
Trung Thành