Hồ Chí Minh - Biểu hiện rực rỡ về trí tuệ và nhân cách của dân tộc Việt Nam
- Được đăng: Thứ ba, 12 Tháng 5 2015 09:45
- Lượt xem: 5987
Chủ tịch Hồ Chí Minh được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh là Anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam và là một nhà văn hóa lớn. Thế nhưng, vì những động cơ xấu xa, đen tối, nhằm thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, có những kẻ đã cố tình xuyên tạc, bôi nhọ lãnh tụ Hồ Chí Minh. Điều đó chỉ càng bộc lộ tim đen và sự lạc lõng của họ.
Mỗi dân tộc dù lớn hay nhỏ, phát triển hay đang phát triển đều có những danh nhân tiêu biểu, thể hiện tập trung những giá trị của dân tộc mình. Niềm vinh dự và cũng là điều may mắn, hạnh phúc cho dân tộc ta là đã sinh ra một người con vĩ đại ở vào thời kỳ mà lịch sử, mà cách mạng Việt Nam đang đòi hỏi. Người con vĩ đại đó là Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
Kế thừa chủ nghĩa yêu nước, những tài năng thiên bẩm từ các bậc tiền bối và gia đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu hiện rực rỡ về trí tuệ Việt Nam. Ngay ở tuổi vị thành niên, Nguyễn Tất Thành đã sớm hiểu rằng con đường cứu nước của dân tộc ta phải hướng theo những trào lưu cách mạng, tiến bộ của nhân loại. Có lần trả lời phỏng vấn của một nhà thơ Nga, Nguyễn Ái Quốc đã nói: “Khi tôi độ 13 tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái… và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy… Tôi quyết định tìm cách đi ra nước ngoài". (1) Người còn nói: Sau khi xem xét nước Pháp và các nước khác, tôi sẽ về để giúp đồng bào mình.
Nguyễn Ái Quốc đã nghiên cứu các cuộc cách mạng tiêu biểu của nhân loại, trong đó có cách mạng Mỹ, cách mạng Pháp và Cách mạng Tháng Mười Nga. Đi theo con đường của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, nhưng Nguyễn Ái Quốc là một nhà mác-xít sáng tạo. Người đã từng nghiên cứu nhiều tư tưởng tiến bộ của nhân loại và khẳng định cần phải vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh lịch sử của các quốc gia phương Đông. Trong Báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản, Người viết: “Cuộc đấu tranh giai cấp (ở Việt Nam) không diễn ra giống như ở phương Tây... Xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông. Đó chính là nhiệm vụ mà các Xô viết đảm nhiệm”. (2)
Có thể nói, đường lối cách mạng của Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo ngay từ khi thành lập, qua các chặng đường cách mạng cho đến nay là sự sáng tạo đặc sắc về lý luận mác-xít. Bản Tuyên ngôn Độc lập do Người soạn thảo và tuyên bố ngày 2-9-1945 đã tích hợp những tư tưởng cách mạng và tiến bộ của nhân loại mà Người đã kế thừa, phát triển trở thành mục tiêu, đường lối cách mạng của Đảng và dân tộc ta.
Trong bản Tuyên ngôn Độc lập, Người đã trích dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ, năm 1776; Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp, năm 1789 và Người nói, đó là “những lời bất hủ”, là “những lẽ phải không ai chối cãi được”. Từ đó Người đi đến kết luận: “Suy rộng ra, … tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Với Hồ Chí Minh, quyền con người của các dân tộc bị áp bức phải lấy độc lập dân tộc là tiền đề. Đồng thời độc lập dân tộc phải gắn với việc tôn trọng và bảo đảm quyền con người. Với Người, “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” (3). Có thể nói, Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tuyên ngôn “kép”- Tuyên ngôn độc lập, đồng thời là tuyên ngôn nhân quyền của Việt Nam cũng như của các dân tộc thuộc địa. Bằng trí tuệ thiên tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển, làm sáng tỏ mối quan hệ giữa độc lập dân tộc với quyền con người-một vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản của nhân loại trong thời đại ngày nay.
Đối với dân tộc ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là người cầm lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua bao thác ghềnh, mà Người còn là kiến trúc sư thiên tài kiến tạo chế độ xã hội, Nhà nước và quân đội ta theo những tiêu chí của một xã hội văn minh. Không có một đảng chính trị nào, một cuộc cách mạng nào như cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Ngay sau khi giành được chính quyền, Đảng cách mạng trong điều kiện thù trong giặc ngoài đã ngay lập tức thiết lập thể chế dân chủ trao quyền lực cho nhân dân. Chỉ trong vòng chưa đầy một năm (từ tháng 8-1945 đến đầu năm 1946), dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một nhà nước hiện đại dựa trên hiến pháp và chế độ dân chủ cộng hòa, cùng với hệ thống chính quyền từ Trung ương đến cơ sở (bao gồm Quốc hội, Chính phủ, Tòa án, Quân đội, Công an… đến Mặt trận Dân tộc thống nhất và các đoàn thể chính trị, xã hội…) được thiết lập và đi vào hoạt động. Dưới sự lãnh đạo của Người, đường lối kháng chiến, kiến quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam đã phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế, tạo ra sức mạnh vô địch đưa hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược đến thắng lợi hoàn toàn.
Năm 1966, khi đế quốc Mỹ điên cuồng mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước kiên quyết đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Trong Lời kêu gọi này, Người đã nêu lên một chân lý lớn của dân tộc ta và cũng là một chân lý của thời đại: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” (4). Đây không phải là lần đầu tiên, duy nhất Chủ tịch Hồ Chí Minh nói đến hai giá trị này. Người từng nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” (5)... Mỗi một dân tộc có nhiều giá trị về vật chất và tinh thần, song “Độc lập và Tự do” là giá trị cơ bản, là tiền đề cho các giá trị khác. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và trước những thách thức trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, tư tưởng “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” vẫn còn nguyên giá trị.
Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là một biểu hiện trong sáng, cao thượng về nhân cách con người của dân tộc Việt Nam. Là lãnh tụ của một cuộc cách mạng, của những cuộc kháng chiến đầy hy sinh, gian khổ chống lại những kẻ thù hung bạo nhất…, nhưng điều đó không làm Người mất đi lòng tin vào mỗi con người. Khoan dung, tôn trọng sự khác biệt, giàu lòng thương người, tin vào tinh thần yêu nước và lương tri của mọi người dân Việt Nam là một trong những nét đặc biệt trong tư duy chính trị, trong cách ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đối với những người lầm đường, lạc lối, Người nói: “Năm ngón tay cũng có ngón ngắn ngón dài. Nhưng ngắn dài đều hợp lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này, người thế khác… Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ, ta phải nhận rằng, đã là con Lạc cháu Hồng, thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ...”. (6)
Đối với sự hy sinh của chiến sĩ ta và tử nạn của binh sĩ Pháp, Người nói: “Tôi nghiêng mình trước anh hồn những chiến sĩ và đồng bào Việt Nam… Tôi cũng ngậm ngùi thương xót cho những người Pháp đã tử vong… Than ôi, trước lòng bác ái, thì máu Pháp hay máu Việt cũng đều là máu, người Pháp hay người Việt cũng đều là người.” (7).
Có thể nói, lý tưởng cách mạng, nói rộng hơn là triết lý sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu hiện tập trung nhân cách cao thượng và trong sáng của dân tộc ta. Trong tài liệu đào tạo lý luận Mác - Lê-nin cho lớp cán bộ trẻ ở Quảng Châu (tác phẩm “Đường Kách mệnh”, xuất bản năm 1927), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt lên hàng đầu “Tư cách một người cách mệnh”, trong đó Người đòi hỏi người cách mạng: “Tự mình phải giữ chủ nghĩa cho vững”, đặc biệt là “Ít lòng tham muốn về vật chất” (8). Chủ tịch Hồ Chí Minh khi xem xét cán bộ phải lấy “đạo đức cách mạng là gốc”, là điều kiện, là tiền đề cho các phẩm chất khác.
Trong dịp xuất bản sách “Người tốt, việc tốt”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất thiết hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến, ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân” (9). Như vậy là với Chủ tịch Hồ Chí Minh, những giá trị cao đẹp của mỗi cá nhân, của đảng cầm quyền, thậm chí ngay cả của một dân tộc cũng có thể thay đổi trong đánh giá của nhân dân, của cộng đồng quốc tế, nếu mỗi người, mỗi đảng cầm quyền, thậm chí mỗi dân tộc không biết tự bảo vệ và phát triển những giá trị đó.
Lẽ sống, triết lý sống Hồ Chí Minh, không phải là khổ hạnh, càng không phải là diệt dục, mà đó là một quan niệm sống hài hòa, giản dị, khiêm nhường, thanh cao về tinh thần và vật chất. Đầu năm 1946, sau cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam độc lập và Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Các nhà báo nước ngoài đặc biệt quan tâm đến tiểu sử và cả những quan niệm sống của Người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trả lời ngắn gọn câu hỏi của các nhà báo, rằng: “Tôi tuyệt nhiên không ham công danh phú quý chút nào. Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì đồng bào ủy thác thì tôi phải gắng sức làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận. Bao giờ đồng bào cho tôi lui, thì tôi rất vui lòng lui…” (10).
Sau khi Lê-nin qua đời (năm 1924), Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết: “Không phải chỉ thiên tài của Người, mà chính sự coi khinh sự xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của người thầy, đã ảnh hưởng lớn lao đến các dân tộc châu Á và đã khiến cho trái tim của họ hướng về Người không gì ngăn cản nổi” (11). Những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh viết về Lê-nin năm 1924, cũng chính là điều mà ngày nay chúng ta nói về Người.
(1) - Hồ Chí Minh, “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận”, NXB Văn học, HN, 1981, tr 477
(2) - Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 1, tr 464-465
(3) - Hồ Chí Minh toàn tập, SĐD tập 4, tr 56
(4) - Hồ Chí Minh tuyển tập, tập 2, Nxb ST HN, 1980, tr 430
(5) -Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995, tập 4, tr 161-162
(6)- Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Nxb ST, HN, 1995, tr 246
(7)- Hồ Chí Minh toàn tập, SĐD tr 457
(8) - Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, HN, 1995, tập 2, tr 260
(9) - Hồ Chí Minh tuyển tập, Nxb ST, HN, 1980, tập 2, tr 491
(10) - Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, HN, 1995, tập 4, tr 161
(11) Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000, tập 1, tr 295
Mỗi dân tộc dù lớn hay nhỏ, phát triển hay đang phát triển đều có những danh nhân tiêu biểu, thể hiện tập trung những giá trị của dân tộc mình. Niềm vinh dự và cũng là điều may mắn, hạnh phúc cho dân tộc ta là đã sinh ra một người con vĩ đại ở vào thời kỳ mà lịch sử, mà cách mạng Việt Nam đang đòi hỏi. Người con vĩ đại đó là Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
Kế thừa chủ nghĩa yêu nước, những tài năng thiên bẩm từ các bậc tiền bối và gia đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu hiện rực rỡ về trí tuệ Việt Nam. Ngay ở tuổi vị thành niên, Nguyễn Tất Thành đã sớm hiểu rằng con đường cứu nước của dân tộc ta phải hướng theo những trào lưu cách mạng, tiến bộ của nhân loại. Có lần trả lời phỏng vấn của một nhà thơ Nga, Nguyễn Ái Quốc đã nói: “Khi tôi độ 13 tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái… và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy… Tôi quyết định tìm cách đi ra nước ngoài". (1) Người còn nói: Sau khi xem xét nước Pháp và các nước khác, tôi sẽ về để giúp đồng bào mình.
Nguyễn Ái Quốc đã nghiên cứu các cuộc cách mạng tiêu biểu của nhân loại, trong đó có cách mạng Mỹ, cách mạng Pháp và Cách mạng Tháng Mười Nga. Đi theo con đường của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, nhưng Nguyễn Ái Quốc là một nhà mác-xít sáng tạo. Người đã từng nghiên cứu nhiều tư tưởng tiến bộ của nhân loại và khẳng định cần phải vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh lịch sử của các quốc gia phương Đông. Trong Báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản, Người viết: “Cuộc đấu tranh giai cấp (ở Việt Nam) không diễn ra giống như ở phương Tây... Xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông. Đó chính là nhiệm vụ mà các Xô viết đảm nhiệm”. (2)
Có thể nói, đường lối cách mạng của Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo ngay từ khi thành lập, qua các chặng đường cách mạng cho đến nay là sự sáng tạo đặc sắc về lý luận mác-xít. Bản Tuyên ngôn Độc lập do Người soạn thảo và tuyên bố ngày 2-9-1945 đã tích hợp những tư tưởng cách mạng và tiến bộ của nhân loại mà Người đã kế thừa, phát triển trở thành mục tiêu, đường lối cách mạng của Đảng và dân tộc ta.
Trong bản Tuyên ngôn Độc lập, Người đã trích dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ, năm 1776; Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp, năm 1789 và Người nói, đó là “những lời bất hủ”, là “những lẽ phải không ai chối cãi được”. Từ đó Người đi đến kết luận: “Suy rộng ra, … tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Với Hồ Chí Minh, quyền con người của các dân tộc bị áp bức phải lấy độc lập dân tộc là tiền đề. Đồng thời độc lập dân tộc phải gắn với việc tôn trọng và bảo đảm quyền con người. Với Người, “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” (3). Có thể nói, Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tuyên ngôn “kép”- Tuyên ngôn độc lập, đồng thời là tuyên ngôn nhân quyền của Việt Nam cũng như của các dân tộc thuộc địa. Bằng trí tuệ thiên tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển, làm sáng tỏ mối quan hệ giữa độc lập dân tộc với quyền con người-một vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản của nhân loại trong thời đại ngày nay.
Đối với dân tộc ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là người cầm lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua bao thác ghềnh, mà Người còn là kiến trúc sư thiên tài kiến tạo chế độ xã hội, Nhà nước và quân đội ta theo những tiêu chí của một xã hội văn minh. Không có một đảng chính trị nào, một cuộc cách mạng nào như cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Ngay sau khi giành được chính quyền, Đảng cách mạng trong điều kiện thù trong giặc ngoài đã ngay lập tức thiết lập thể chế dân chủ trao quyền lực cho nhân dân. Chỉ trong vòng chưa đầy một năm (từ tháng 8-1945 đến đầu năm 1946), dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một nhà nước hiện đại dựa trên hiến pháp và chế độ dân chủ cộng hòa, cùng với hệ thống chính quyền từ Trung ương đến cơ sở (bao gồm Quốc hội, Chính phủ, Tòa án, Quân đội, Công an… đến Mặt trận Dân tộc thống nhất và các đoàn thể chính trị, xã hội…) được thiết lập và đi vào hoạt động. Dưới sự lãnh đạo của Người, đường lối kháng chiến, kiến quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam đã phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế, tạo ra sức mạnh vô địch đưa hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược đến thắng lợi hoàn toàn.
Năm 1966, khi đế quốc Mỹ điên cuồng mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước kiên quyết đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Trong Lời kêu gọi này, Người đã nêu lên một chân lý lớn của dân tộc ta và cũng là một chân lý của thời đại: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” (4). Đây không phải là lần đầu tiên, duy nhất Chủ tịch Hồ Chí Minh nói đến hai giá trị này. Người từng nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” (5)... Mỗi một dân tộc có nhiều giá trị về vật chất và tinh thần, song “Độc lập và Tự do” là giá trị cơ bản, là tiền đề cho các giá trị khác. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và trước những thách thức trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, tư tưởng “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” vẫn còn nguyên giá trị.
Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là một biểu hiện trong sáng, cao thượng về nhân cách con người của dân tộc Việt Nam. Là lãnh tụ của một cuộc cách mạng, của những cuộc kháng chiến đầy hy sinh, gian khổ chống lại những kẻ thù hung bạo nhất…, nhưng điều đó không làm Người mất đi lòng tin vào mỗi con người. Khoan dung, tôn trọng sự khác biệt, giàu lòng thương người, tin vào tinh thần yêu nước và lương tri của mọi người dân Việt Nam là một trong những nét đặc biệt trong tư duy chính trị, trong cách ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đối với những người lầm đường, lạc lối, Người nói: “Năm ngón tay cũng có ngón ngắn ngón dài. Nhưng ngắn dài đều hợp lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này, người thế khác… Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ, ta phải nhận rằng, đã là con Lạc cháu Hồng, thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ...”. (6)
Đối với sự hy sinh của chiến sĩ ta và tử nạn của binh sĩ Pháp, Người nói: “Tôi nghiêng mình trước anh hồn những chiến sĩ và đồng bào Việt Nam… Tôi cũng ngậm ngùi thương xót cho những người Pháp đã tử vong… Than ôi, trước lòng bác ái, thì máu Pháp hay máu Việt cũng đều là máu, người Pháp hay người Việt cũng đều là người.” (7).
Có thể nói, lý tưởng cách mạng, nói rộng hơn là triết lý sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu hiện tập trung nhân cách cao thượng và trong sáng của dân tộc ta. Trong tài liệu đào tạo lý luận Mác - Lê-nin cho lớp cán bộ trẻ ở Quảng Châu (tác phẩm “Đường Kách mệnh”, xuất bản năm 1927), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt lên hàng đầu “Tư cách một người cách mệnh”, trong đó Người đòi hỏi người cách mạng: “Tự mình phải giữ chủ nghĩa cho vững”, đặc biệt là “Ít lòng tham muốn về vật chất” (8). Chủ tịch Hồ Chí Minh khi xem xét cán bộ phải lấy “đạo đức cách mạng là gốc”, là điều kiện, là tiền đề cho các phẩm chất khác.
Trong dịp xuất bản sách “Người tốt, việc tốt”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất thiết hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến, ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân” (9). Như vậy là với Chủ tịch Hồ Chí Minh, những giá trị cao đẹp của mỗi cá nhân, của đảng cầm quyền, thậm chí ngay cả của một dân tộc cũng có thể thay đổi trong đánh giá của nhân dân, của cộng đồng quốc tế, nếu mỗi người, mỗi đảng cầm quyền, thậm chí mỗi dân tộc không biết tự bảo vệ và phát triển những giá trị đó.
Lẽ sống, triết lý sống Hồ Chí Minh, không phải là khổ hạnh, càng không phải là diệt dục, mà đó là một quan niệm sống hài hòa, giản dị, khiêm nhường, thanh cao về tinh thần và vật chất. Đầu năm 1946, sau cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam độc lập và Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Các nhà báo nước ngoài đặc biệt quan tâm đến tiểu sử và cả những quan niệm sống của Người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trả lời ngắn gọn câu hỏi của các nhà báo, rằng: “Tôi tuyệt nhiên không ham công danh phú quý chút nào. Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì đồng bào ủy thác thì tôi phải gắng sức làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận. Bao giờ đồng bào cho tôi lui, thì tôi rất vui lòng lui…” (10).
Sau khi Lê-nin qua đời (năm 1924), Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết: “Không phải chỉ thiên tài của Người, mà chính sự coi khinh sự xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của người thầy, đã ảnh hưởng lớn lao đến các dân tộc châu Á và đã khiến cho trái tim của họ hướng về Người không gì ngăn cản nổi” (11). Những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh viết về Lê-nin năm 1924, cũng chính là điều mà ngày nay chúng ta nói về Người.
QĐNDVN
____________________________(1) - Hồ Chí Minh, “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận”, NXB Văn học, HN, 1981, tr 477
(2) - Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 1, tr 464-465
(3) - Hồ Chí Minh toàn tập, SĐD tập 4, tr 56
(4) - Hồ Chí Minh tuyển tập, tập 2, Nxb ST HN, 1980, tr 430
(5) -Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995, tập 4, tr 161-162
(6)- Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Nxb ST, HN, 1995, tr 246
(7)- Hồ Chí Minh toàn tập, SĐD tr 457
(8) - Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, HN, 1995, tập 2, tr 260
(9) - Hồ Chí Minh tuyển tập, Nxb ST, HN, 1980, tập 2, tr 491
(10) - Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, HN, 1995, tập 4, tr 161
(11) Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2000, tập 1, tr 295