Bước ngoặt trong lịch sử của cách mạng Việt Nam
- Được đăng: Thứ năm, 06 Tháng 2 2020 14:42
- Lượt xem: 1955
(TGAG)- Ngày 02 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời và Nhân dân Việt Nam đọc bản “Tuyên ngôn độc lập”, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Bản Tuyên ngôn đã khẳng định: “…Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
Sau một ngày đọc bản Tuyên ngôn độc lập, cuộc họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị một trong sáu nhiệm vụ cấp bách cần phải thực hiện ngay đó là “... tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu” để bầu ra Quốc hội. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, “hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử. Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó”.
Ngày 05 tháng 01 năm 1946, trong Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Ngày mai là một ngày sẽ đưa quốc dân ta lên con đường mới mẻ. Ngày mai một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình”. “Ngày mai, dân ta sẽ tự do lựa chọn và bầu ra những người xứng đáng thay mặt cho mình, và gánh vác việc nước”. Và Người hy vọng ngày mai sẽ có những đại biểu có mặt trong thành phần Quốc hội sau cuộc Tổng tuyển cử cho xứng đáng với niềm tin yêu, sự phó thác trách nhiệm cao cả của quốc dân lên đôi vai mình mà “ra sức giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, ra sức mưu sự hạnh phúc cho đồng bào”, phải biết lấy lợi ích của quốc gia, dân tộc làm lợi ích cao nhất, thiêng liêng nhất.
Vượt lên muôn vàn khó khăn của thù trong, giặc ngoài với những âm mưu đen tối của các thế lực phản động hòng tiêu diệt Cách mạng Việt Nam, cũng như giặc đói, giặc dốt… là di chứng của chế độ thực dân đế quốc để lại, cuộc Tổng tuyển cử ngày 06 tháng 01 năm 1946, đã được tổ chức thành công, một cuộc bầu cử thực sự tự do, dân chủ, bầu ra Quốc hội - cơ quan quyền lực cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đánh dấu bước nhảy vọt về thể chế dân chủ của nước Việt Nam mới.
Trong diễn văn khai mạc Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội Khoá I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngày 02 tháng 3 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cuộc Quốc dân đại biểu đại hội này là lần đầu tiên trong lịch sử của nước Việt Nam ta. Nó là kết quả của cuộc Tổng tuyển cử ngày 6 tháng 1 năm 1946, mà cuộc Tổng tuyển cử lại là cái kết quả của sự hy sinh, tranh đấu của tổ tiên ta, nó là kết quả của sự đoàn kết anh dũng phấn đấu của toàn thể đồng bào Việt Nam ta, sự đoàn kết của toàn thể, đồng bào không kể già trẻ, lớn bé, gồm tất cả các tôn giáo, tất cả các dân tộc trên bờ cõi Việt Nam đoàn kết chặt chẽ thành một khối hy sinh không sợ nguy hiểm tranh lấy nền độc lập cho Tổ quốc”.
Kết quả của cuộc Tổng tuyển cử diễn ra thật tốt đẹp như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ở cả 71 tỉnh thành trong cả nước, 89% tổng số cử tri tham gia bỏ phiếu, thực hiện bầu được 333 đại biểu, trong đó có 57% đại biểu thuộc các đảng phái yêu nước và cách mạng khác nhau, 43% không đảng phái, 87% là công nhân, nông dân, chiến sĩ cách mạng, 10 đại biểu nữ, 34 đại biểu các dân tộc thiểu số. Kết quả này cho thấy rõ sức mạnh của nhân dân, không phụ thuộc bất kỳ một đảng phái, thế lực chính trị nào.
Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử ngày 06 tháng 01 năm 1946, bầu ra Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là thắng lợi của tinh thần yêu nước của toàn thể Nhân dân Việt Nam phấn đấu cho một quốc gia độc lập thống nhất vì cuộc sống hoà bình, tự do hạnh phúc của Nhân dân. Đó là thắng lợi của chế độ mới, của chính thể dân chủ Cộng hoà lần đầu tiên được thiết lập trên đất nước ta. Đó còn là thắng lợi của đường lối cách mạng đúng đắn, chính sách đại đoàn kết dân tộc hợp lòng dân, tầm nhìn xa trông rộng, bản lĩnh chính trị kiên cường của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đã chứng minh sự giác ngộ chính trị của các tầng lớp nhân dân ta, lần đầu tiên được hưởng quyền công dân của một quốc gia độc lập, thực hiện quyền làm chủ đất nước và xã hội qua lá phiếu của mình để bầu ra những người xứng đáng nhất thay mặt mình trong cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
Gần 75 năm trôi qua, nhưng ý nghĩa lịch sử của ngày bầu cử Quốc hội 06 tháng 01 năm 1946 - ngày khai mở cho lịch sử lập hiến nước Việt Nam độc lập, tự do vẫn mãi mãi khắc ghi trong ký ức dân tộc. Những thế hệ người Việt Nam gần 75 năm qua và thế hệ tiếp nối mãi mãi lưu giữ hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đứng đầu Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam mới, người lĩnh trách nhiệm cao nhất trong việc đề xướng và chỉ đạo tổ chức cuộc Tổng tuyển cử lịch sử, Người cũng là hiện thân của nền dân chủ cộng hoà./.
Sau một ngày đọc bản Tuyên ngôn độc lập, cuộc họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị một trong sáu nhiệm vụ cấp bách cần phải thực hiện ngay đó là “... tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu” để bầu ra Quốc hội. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, “hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử. Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó”.
Ngày 05 tháng 01 năm 1946, trong Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Ngày mai là một ngày sẽ đưa quốc dân ta lên con đường mới mẻ. Ngày mai một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình”. “Ngày mai, dân ta sẽ tự do lựa chọn và bầu ra những người xứng đáng thay mặt cho mình, và gánh vác việc nước”. Và Người hy vọng ngày mai sẽ có những đại biểu có mặt trong thành phần Quốc hội sau cuộc Tổng tuyển cử cho xứng đáng với niềm tin yêu, sự phó thác trách nhiệm cao cả của quốc dân lên đôi vai mình mà “ra sức giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, ra sức mưu sự hạnh phúc cho đồng bào”, phải biết lấy lợi ích của quốc gia, dân tộc làm lợi ích cao nhất, thiêng liêng nhất.
Vượt lên muôn vàn khó khăn của thù trong, giặc ngoài với những âm mưu đen tối của các thế lực phản động hòng tiêu diệt Cách mạng Việt Nam, cũng như giặc đói, giặc dốt… là di chứng của chế độ thực dân đế quốc để lại, cuộc Tổng tuyển cử ngày 06 tháng 01 năm 1946, đã được tổ chức thành công, một cuộc bầu cử thực sự tự do, dân chủ, bầu ra Quốc hội - cơ quan quyền lực cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đánh dấu bước nhảy vọt về thể chế dân chủ của nước Việt Nam mới.
Trong diễn văn khai mạc Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội Khoá I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngày 02 tháng 3 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cuộc Quốc dân đại biểu đại hội này là lần đầu tiên trong lịch sử của nước Việt Nam ta. Nó là kết quả của cuộc Tổng tuyển cử ngày 6 tháng 1 năm 1946, mà cuộc Tổng tuyển cử lại là cái kết quả của sự hy sinh, tranh đấu của tổ tiên ta, nó là kết quả của sự đoàn kết anh dũng phấn đấu của toàn thể đồng bào Việt Nam ta, sự đoàn kết của toàn thể, đồng bào không kể già trẻ, lớn bé, gồm tất cả các tôn giáo, tất cả các dân tộc trên bờ cõi Việt Nam đoàn kết chặt chẽ thành một khối hy sinh không sợ nguy hiểm tranh lấy nền độc lập cho Tổ quốc”.
Kết quả của cuộc Tổng tuyển cử diễn ra thật tốt đẹp như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ở cả 71 tỉnh thành trong cả nước, 89% tổng số cử tri tham gia bỏ phiếu, thực hiện bầu được 333 đại biểu, trong đó có 57% đại biểu thuộc các đảng phái yêu nước và cách mạng khác nhau, 43% không đảng phái, 87% là công nhân, nông dân, chiến sĩ cách mạng, 10 đại biểu nữ, 34 đại biểu các dân tộc thiểu số. Kết quả này cho thấy rõ sức mạnh của nhân dân, không phụ thuộc bất kỳ một đảng phái, thế lực chính trị nào.
Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử ngày 06 tháng 01 năm 1946, bầu ra Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là thắng lợi của tinh thần yêu nước của toàn thể Nhân dân Việt Nam phấn đấu cho một quốc gia độc lập thống nhất vì cuộc sống hoà bình, tự do hạnh phúc của Nhân dân. Đó là thắng lợi của chế độ mới, của chính thể dân chủ Cộng hoà lần đầu tiên được thiết lập trên đất nước ta. Đó còn là thắng lợi của đường lối cách mạng đúng đắn, chính sách đại đoàn kết dân tộc hợp lòng dân, tầm nhìn xa trông rộng, bản lĩnh chính trị kiên cường của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đã chứng minh sự giác ngộ chính trị của các tầng lớp nhân dân ta, lần đầu tiên được hưởng quyền công dân của một quốc gia độc lập, thực hiện quyền làm chủ đất nước và xã hội qua lá phiếu của mình để bầu ra những người xứng đáng nhất thay mặt mình trong cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
Gần 75 năm trôi qua, nhưng ý nghĩa lịch sử của ngày bầu cử Quốc hội 06 tháng 01 năm 1946 - ngày khai mở cho lịch sử lập hiến nước Việt Nam độc lập, tự do vẫn mãi mãi khắc ghi trong ký ức dân tộc. Những thế hệ người Việt Nam gần 75 năm qua và thế hệ tiếp nối mãi mãi lưu giữ hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đứng đầu Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam mới, người lĩnh trách nhiệm cao nhất trong việc đề xướng và chỉ đạo tổ chức cuộc Tổng tuyển cử lịch sử, Người cũng là hiện thân của nền dân chủ cộng hoà./.
CHÂU QUỐC HÙNG