Thà ít mà tốt!
- Được đăng: Thứ tư, 15 Tháng 11 2017 05:54
- Lượt xem: 3242
(TGAG)- Sau mấy năm xây dựng nhà nước Nga Xô-viết non trẻ, Lê-nin đã đánh giá: "Tình hình bộ máy nhà nước của ta rất đáng buồn, nếu không muốn nói là rất tồi tệ”. Nguy hiểm nhất là càng ra sức cải tiến thì kết quả càng ngược lại, “thậm chí còn có hại”… Vì thế phải hiểu đúng tình hình để ra sức sửa chữa.
Riêng ở nước ta, trong những năm vừa qua, việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện các chủ trương về xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, đến nay: Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ của một số cơ quan, tổ chức chưa thật rõ, còn chồng chéo, trùng lắp. Việc kiện toàn tổ chức, bộ máy các cơ quan, tổ chức nhà nước, gắn với tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức kết quả còn thấp. Số lượng cán bộ, công chức không những không giảm mà lại tăng…
Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế nói trên là do chúng ta chưa hoàn thiện được mô hình tổng thể về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Chưa có cơ chế chính sách phù hợp, mạnh mẽ nhằm khuyến khích việc sắp xếp tinh gọn tổ chức, biên chế.
Nhằm tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, cần nắm vững các quan điểm đã được Hội nghị Trung ương lần thứ sáu (khóa XII) chỉ ra. Trong đó phải thực hiện nguyên tắc một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính. Mô hình và quy mô tổ chức bộ máy phải phù hợp với tính chất, đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Làm theo quy tắc “Thà ít mà tốt” của Lê-nin.
Mục tiêu hướng tới là: Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước và chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội; phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Trên cơ sở Đảng thống nhất lãnh đạo xây dựng và quản lý tổ chức bộ máy, biên chế của toàn hệ thống chính trị, cần khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện và tổ chức thực hiện mô hình tổ chức tổng thể của hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.
Tập trung rà soát, sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn đầu mối bên trong các tổ chức của hệ thống chính trị gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Rà soát, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị, khắc phục tình trạng trùng lắp, chồng chéo để một tổ chức, một người có thể đảm nhiệm nhiều việc, nhưng một việc chỉ do một tổ chức, một người chủ trì và chịu trách nhiệm chính. Thực hiện tinh giản biên chế theo đúng mục tiêu đã đề ra. Quy định và quản lý chặt chẽ biên chế đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị trên cơ sở phân loại tổ chức, tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức, viên chức và xác định vị trí việc làm một cách khoa học, sát thực tế. Quy định số lượng biên chế tối thiểu được thành lập tổ chức, số lượng lãnh đạo cấp phó tối đa của một tổ chức phù hợp với đặc điểm của từng cấp, từng ngành, từng địa phương.
Lê-nin từng đặt vấn đề sáp nhập cơ quan Kiểm tra của Đảng với cơ quan Thanh tra của Nhà nước; coi đó là khâu đột phá, là "công cụ để cải tiến bộ máy", là "trung tâm của hệ thần kinh" mà nếu tác động đến nó sẽ làm chuyển động toàn bộ hệ thống… Nó còn là điều kiện tiên quyết để thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra, giám sát việc chấp hành các quy định về sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế trong hệ thống chính trị. Người nhấn mạnh: "Phải nghĩ đến chuyện kiểm tra lại những chủ trương mà chúng ta tuyên bố hàng giờ, quyết định hàng phút, rồi từng giây chứng minh tính chất không vững chắc, không kiên định và khó hiểu của những chủ trương đó". Về mặt lãnh đạo, chỉ đạo tuyệt đối không được thỏa mãn với những chủ trương đã ban hành.
Xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu là một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm của cả nhiệm kỳ Đại hội XII./.
Riêng ở nước ta, trong những năm vừa qua, việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện các chủ trương về xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, đến nay: Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ của một số cơ quan, tổ chức chưa thật rõ, còn chồng chéo, trùng lắp. Việc kiện toàn tổ chức, bộ máy các cơ quan, tổ chức nhà nước, gắn với tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức kết quả còn thấp. Số lượng cán bộ, công chức không những không giảm mà lại tăng…
Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế nói trên là do chúng ta chưa hoàn thiện được mô hình tổng thể về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Chưa có cơ chế chính sách phù hợp, mạnh mẽ nhằm khuyến khích việc sắp xếp tinh gọn tổ chức, biên chế.
Nhằm tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, cần nắm vững các quan điểm đã được Hội nghị Trung ương lần thứ sáu (khóa XII) chỉ ra. Trong đó phải thực hiện nguyên tắc một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính. Mô hình và quy mô tổ chức bộ máy phải phù hợp với tính chất, đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Làm theo quy tắc “Thà ít mà tốt” của Lê-nin.
Mục tiêu hướng tới là: Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước và chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội; phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Trên cơ sở Đảng thống nhất lãnh đạo xây dựng và quản lý tổ chức bộ máy, biên chế của toàn hệ thống chính trị, cần khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện và tổ chức thực hiện mô hình tổ chức tổng thể của hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.
Tập trung rà soát, sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn đầu mối bên trong các tổ chức của hệ thống chính trị gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Rà soát, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị, khắc phục tình trạng trùng lắp, chồng chéo để một tổ chức, một người có thể đảm nhiệm nhiều việc, nhưng một việc chỉ do một tổ chức, một người chủ trì và chịu trách nhiệm chính. Thực hiện tinh giản biên chế theo đúng mục tiêu đã đề ra. Quy định và quản lý chặt chẽ biên chế đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị trên cơ sở phân loại tổ chức, tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức, viên chức và xác định vị trí việc làm một cách khoa học, sát thực tế. Quy định số lượng biên chế tối thiểu được thành lập tổ chức, số lượng lãnh đạo cấp phó tối đa của một tổ chức phù hợp với đặc điểm của từng cấp, từng ngành, từng địa phương.
Lê-nin từng đặt vấn đề sáp nhập cơ quan Kiểm tra của Đảng với cơ quan Thanh tra của Nhà nước; coi đó là khâu đột phá, là "công cụ để cải tiến bộ máy", là "trung tâm của hệ thần kinh" mà nếu tác động đến nó sẽ làm chuyển động toàn bộ hệ thống… Nó còn là điều kiện tiên quyết để thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra, giám sát việc chấp hành các quy định về sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế trong hệ thống chính trị. Người nhấn mạnh: "Phải nghĩ đến chuyện kiểm tra lại những chủ trương mà chúng ta tuyên bố hàng giờ, quyết định hàng phút, rồi từng giây chứng minh tính chất không vững chắc, không kiên định và khó hiểu của những chủ trương đó". Về mặt lãnh đạo, chỉ đạo tuyệt đối không được thỏa mãn với những chủ trương đã ban hành.
Xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu là một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm của cả nhiệm kỳ Đại hội XII./.
TRUNG THÀNH.