Trận tiến công tại Cầu sắt Vĩnh Thông
- Được đăng: Chủ nhật, 30 Tháng 8 2015 09:41
- Lượt xem: 7588
(TGAG)- Cầu sắt Vĩnh Thông nằm trên Hương lộ 55 nối liền Ba Chúc với Tịnh Biên. Đoạn từ Núi Tượng đi Lạc Quới dài 2,2km, nằm theo hướng Đông Nam - Tây Bắc. Cầu sắt Vĩnh Thông cách núi Tượng 1km. Đoạn đường này, địch cho sửa cao hơn mặt ruộng 2m, được làm vững chắc, mặt đường trải đá. Đây là đoạn đường quan trọng phục vụ cho hoạt động quân sự từ Châu Đốc vào núi Dài.
Cầu sắt Vĩnh Thông trên đường Ba Chúc – Lạc Quới. Ảnh: tư liệu.
Âm mưu của địch là phong tỏa biên giới, làm bàn đạp đánh chiếm vào căn cứ cách mạng nên thực dân Pháp đưa một tiểu đoàn lính Âu Phi thuộc binh đoàn do tướng Ny-Ô chỉ huy đóng tại khu vực Lạc Quới (Tịnh Biên). Tại ngả ba Lạc Quới, địch xây dựng một đồn kiên cố có trận địa pháo 105 ly yểm trợ. Hằng ngày, địch cho 1 trung đội lính Âu Phi hành quân vào khu vực cầu sắt Vĩnh Thông, khảo sát ngày đêm xây lô cốt nhằm làm bàn đạp tấn công vào núi Tượng. Mỗi buổi sáng địch chia làm 3 hàng dọc, 1 hàng đi trên lộ, 2 hàng đi cặp bờ lộ, đến cách cầu sắt Vĩnh Thông 400m chúng dừng lại tiến hành xây lô cốt, khoảng 15 giờ lại rút về Lạc Quới.
Nắm được quy luật của địch, Đại đội 2006, 2005 của Liên Trung đoàn 126 - 128 chuẩn bị kế hoạch chu đáo, tỉ mỉ, trong đêm bí mật đào công sự dưới chân lộ, ngụy trang kín đáo, tạo thế tiến công bất ngờ đánh tiêu diệt địch. Lúc này, Đại đội 2006 đóng tại núi Tượng (xã Ba Chúc) gồm có 3 trung đội, lực lượng tuy đông nhưng trang bị còn thô sơ, hỏa lực mạnh nhất là 1 khẩu đại liên. Đại đội 2005 đóng tại Lê Trì có nhiệm vụ án ngữ vùng núi Dài, chặn không cho địch từ Tịnh Biên, Vĩnh Trung đánh vào vùng căn cứ và 1 trung đội của Biệt động đội 304 ông Mười Trí là đơn vị làm công tác vũ trang tuyên truyền trong vùng đồng bào tôn giáo. Trung đội này đóng trên vồ núi Tượng để hằng ngày quan sát theo dõi địch từ Lạc Quới vào cầu sắt Vĩnh Thông.
Mở đầu trận phục kích. Ngày 03/6/1949, như thường lệ, địch cho một tiểu đội đi giữa, hai tiểu đội đi hai bên và lọt vào khu vực phục kích của ta. Ban chỉ huy lệnh cho khẩu đại liên nổ súng, do bất ngờ địch trở tay không kịp, đại đội tiêu diệt một số tên, số còn lại tháo chạy hỗn loạn sang hai bên mé lộ để tránh đạn. Bất thần xung lực của ta hai bên chân lộ “đội mồ” xông lên giáng đòn áp đảo vào quân địch đang nhốn nháo. Chỉ trong vòng 10 phút, bộ đội đã diệt gọn trung đội lính Âu Phi.
Điên tiết do mất trắng một trung đội, ngày 05/6/1949 địch đưa một đại đội vào đóng dài theo lộ để tổ chức lấy xác. Chúng tiến hành đào công sự dọc theo bờ lộ và ăn ngủ tại chỗ. Xong nhiệm vụ, chúng tiếp tục ở lại và tiếp tục xây lô cốt ở cầu sắt.
Trận phục kích lần hai. Ban chỉ huy đại đội 2006 và đại đội 2005 sau khi nắm chắc tình hình và phối hợp chặt chẽ, cả hai đại đội đều hạ quyết tâm tập kích tiêu diệt toàn bộ quân địch ở lộ. Tham gia trận đánh gồm 3 trung đội của đại đội 2006, 1 trung đội của đại đội 2005 do đồng chí Đại đội trưởng 2006 chỉ huy. Một tiểu đội hỏa lực của e.304 tham gia tác chiến.
Đêm 7/6/1949, bộ đội bí mật hành quân từ núi Tượng ra chiếm lĩnh ở các hướng Tây Bắc và hướng Đông. Khi đã chiếm xong trận địa, khẩu đại liên cách cầu sắt 50m được lệnh nổ súng. Quân địch tập trung đối phó ở hướng cầu sắt, bị quân ta bất ngờ xông lên bắn tiêu diệt địch từ trên lộ chạy xuống và đánh chiếm từng công sự địch. Chỉ trong vòng 1 giờ, bộ đội tiêu diệt gọn một đại đội địch.
Trận phục kích lần ba. Ngày hôm sau, địch đưa 1 đại đội vào lấy xác, đồng thời vẫn ngoan cố chiếm đóng ở vị trí cũ. Kiên quyết không để địch củng cố lại công sự và đóng lại đồn, Ban Chỉ huy (BCH) đại đội 2006 và 2005 chuẩn bị kế hoạch chu đáo với quyết tâm “tiêu diệt tận gốc” quân địch. Lần này, BCH đưa toàn bộ lực lượng của đại đội 2006 và 2005 tham chiến, khẩu đại liên của đơn vị e.304 vẫn được bố trí ở đầu cầu để thu hút hỏa lực của địch. Nhận thấy địch còn nhiều sơ hở phía sau, BCH hai đại đội hạ quyết tâm tập kích từ phía sau và đánh cuốn chiếu từ hai bên về hướng cầu sắt.
Bia chiến thắng tại cầu sắt Vĩnh Thông ngày nay
Đêm 09 rạng ngày 10/6/1949, bộ đội hành quân chiếm lĩnh trận địa. Đại đội 2005 ở phía Đông Nam lộ, đại đội 2006 ở phía Tây Bắc lộ hành quân theo hàng một tiến gần Lạc Quới, càng áp sát lộ. Lần này BCH không quy định giờ nổ súng, khi nào phát hiện hết đội hình địch thì xông lên lộ, xung phong đánh địch từ phía sau.
Đến nửa đêm, nhận thấy thời cơ đã đến, Trung đội trưởng ra lệnh nổ súng. Súng vừa nổ, khẩu đại liên và bộ phận trinh sát ở đầu cầu bắn mạnh thu hút địch về phía cầu sắt. Quân địch bị tấn công về phía sau chạy dồn về hướng cầu sắt và dạt sang hai bên lộ. Bị đại liên bắn mạnh phía trước, lại bị lực lượng hai bên bắn vào, địch bị dồn gom lại, cuống cuồng chạy trên lộ. Từ phía sau quân ta tấn công, dồn địch về cầu sắt - nơi bộ đội dàn trận chờ sẵn.
Trận đánh thứ 3 thắng lợi giòn giã, là niềm tự hào của quân dân An Giang nói chung, quân dân Bảy Núi nói riêng trong kháng chiến chống Pháp, tạo nên chiến công Vĩnh Thông bất diệt.
Kết quả qua 7 ngày đánh thắng 3 trận liên tục, ta tiêu diệt gần 300 tên lính Âu Phi, bắt sống 7 tên, thu 213 súng các loại, bẻ gãy âm mưu của địch lấn chiếm vùng Bảy Núi và khóa cửa giao thông qua lại biên giới; giữ vững vùng giải phóng. Chiến thắng vang dội của quân ta làm nức lòng quân dân tỉnh nhà, củng cố niềm tin sắt đá vào sức mạnh quân sự trong đợt tổng phản công sắp tới. Chiến công vang dội Cầu sắt Vĩnh Thông đã đi vào lịch sử oanh liệt của An Giang qua bài hát “Câu hát Vĩnh Thông” của nhạc sỹ Quách Vũ và bài hát “Vĩnh Thông bất diệt”1 của nhạc sỹ Hiếu Nam có câu:
“Bao phen quạ nói với diều
Vĩnh Thông cầu sắt có nhiều xác Tây...”
Cầu sắt Vĩnh Thông trên đường Ba Chúc – Lạc Quới. Ảnh: tư liệu.
Âm mưu của địch là phong tỏa biên giới, làm bàn đạp đánh chiếm vào căn cứ cách mạng nên thực dân Pháp đưa một tiểu đoàn lính Âu Phi thuộc binh đoàn do tướng Ny-Ô chỉ huy đóng tại khu vực Lạc Quới (Tịnh Biên). Tại ngả ba Lạc Quới, địch xây dựng một đồn kiên cố có trận địa pháo 105 ly yểm trợ. Hằng ngày, địch cho 1 trung đội lính Âu Phi hành quân vào khu vực cầu sắt Vĩnh Thông, khảo sát ngày đêm xây lô cốt nhằm làm bàn đạp tấn công vào núi Tượng. Mỗi buổi sáng địch chia làm 3 hàng dọc, 1 hàng đi trên lộ, 2 hàng đi cặp bờ lộ, đến cách cầu sắt Vĩnh Thông 400m chúng dừng lại tiến hành xây lô cốt, khoảng 15 giờ lại rút về Lạc Quới.
Nắm được quy luật của địch, Đại đội 2006, 2005 của Liên Trung đoàn 126 - 128 chuẩn bị kế hoạch chu đáo, tỉ mỉ, trong đêm bí mật đào công sự dưới chân lộ, ngụy trang kín đáo, tạo thế tiến công bất ngờ đánh tiêu diệt địch. Lúc này, Đại đội 2006 đóng tại núi Tượng (xã Ba Chúc) gồm có 3 trung đội, lực lượng tuy đông nhưng trang bị còn thô sơ, hỏa lực mạnh nhất là 1 khẩu đại liên. Đại đội 2005 đóng tại Lê Trì có nhiệm vụ án ngữ vùng núi Dài, chặn không cho địch từ Tịnh Biên, Vĩnh Trung đánh vào vùng căn cứ và 1 trung đội của Biệt động đội 304 ông Mười Trí là đơn vị làm công tác vũ trang tuyên truyền trong vùng đồng bào tôn giáo. Trung đội này đóng trên vồ núi Tượng để hằng ngày quan sát theo dõi địch từ Lạc Quới vào cầu sắt Vĩnh Thông.
Mở đầu trận phục kích. Ngày 03/6/1949, như thường lệ, địch cho một tiểu đội đi giữa, hai tiểu đội đi hai bên và lọt vào khu vực phục kích của ta. Ban chỉ huy lệnh cho khẩu đại liên nổ súng, do bất ngờ địch trở tay không kịp, đại đội tiêu diệt một số tên, số còn lại tháo chạy hỗn loạn sang hai bên mé lộ để tránh đạn. Bất thần xung lực của ta hai bên chân lộ “đội mồ” xông lên giáng đòn áp đảo vào quân địch đang nhốn nháo. Chỉ trong vòng 10 phút, bộ đội đã diệt gọn trung đội lính Âu Phi.
Điên tiết do mất trắng một trung đội, ngày 05/6/1949 địch đưa một đại đội vào đóng dài theo lộ để tổ chức lấy xác. Chúng tiến hành đào công sự dọc theo bờ lộ và ăn ngủ tại chỗ. Xong nhiệm vụ, chúng tiếp tục ở lại và tiếp tục xây lô cốt ở cầu sắt.
Trận phục kích lần hai. Ban chỉ huy đại đội 2006 và đại đội 2005 sau khi nắm chắc tình hình và phối hợp chặt chẽ, cả hai đại đội đều hạ quyết tâm tập kích tiêu diệt toàn bộ quân địch ở lộ. Tham gia trận đánh gồm 3 trung đội của đại đội 2006, 1 trung đội của đại đội 2005 do đồng chí Đại đội trưởng 2006 chỉ huy. Một tiểu đội hỏa lực của e.304 tham gia tác chiến.
Đêm 7/6/1949, bộ đội bí mật hành quân từ núi Tượng ra chiếm lĩnh ở các hướng Tây Bắc và hướng Đông. Khi đã chiếm xong trận địa, khẩu đại liên cách cầu sắt 50m được lệnh nổ súng. Quân địch tập trung đối phó ở hướng cầu sắt, bị quân ta bất ngờ xông lên bắn tiêu diệt địch từ trên lộ chạy xuống và đánh chiếm từng công sự địch. Chỉ trong vòng 1 giờ, bộ đội tiêu diệt gọn một đại đội địch.
Trận phục kích lần ba. Ngày hôm sau, địch đưa 1 đại đội vào lấy xác, đồng thời vẫn ngoan cố chiếm đóng ở vị trí cũ. Kiên quyết không để địch củng cố lại công sự và đóng lại đồn, Ban Chỉ huy (BCH) đại đội 2006 và 2005 chuẩn bị kế hoạch chu đáo với quyết tâm “tiêu diệt tận gốc” quân địch. Lần này, BCH đưa toàn bộ lực lượng của đại đội 2006 và 2005 tham chiến, khẩu đại liên của đơn vị e.304 vẫn được bố trí ở đầu cầu để thu hút hỏa lực của địch. Nhận thấy địch còn nhiều sơ hở phía sau, BCH hai đại đội hạ quyết tâm tập kích từ phía sau và đánh cuốn chiếu từ hai bên về hướng cầu sắt.
Bia chiến thắng tại cầu sắt Vĩnh Thông ngày nay
Đêm 09 rạng ngày 10/6/1949, bộ đội hành quân chiếm lĩnh trận địa. Đại đội 2005 ở phía Đông Nam lộ, đại đội 2006 ở phía Tây Bắc lộ hành quân theo hàng một tiến gần Lạc Quới, càng áp sát lộ. Lần này BCH không quy định giờ nổ súng, khi nào phát hiện hết đội hình địch thì xông lên lộ, xung phong đánh địch từ phía sau.
Đến nửa đêm, nhận thấy thời cơ đã đến, Trung đội trưởng ra lệnh nổ súng. Súng vừa nổ, khẩu đại liên và bộ phận trinh sát ở đầu cầu bắn mạnh thu hút địch về phía cầu sắt. Quân địch bị tấn công về phía sau chạy dồn về hướng cầu sắt và dạt sang hai bên lộ. Bị đại liên bắn mạnh phía trước, lại bị lực lượng hai bên bắn vào, địch bị dồn gom lại, cuống cuồng chạy trên lộ. Từ phía sau quân ta tấn công, dồn địch về cầu sắt - nơi bộ đội dàn trận chờ sẵn.
Trận đánh thứ 3 thắng lợi giòn giã, là niềm tự hào của quân dân An Giang nói chung, quân dân Bảy Núi nói riêng trong kháng chiến chống Pháp, tạo nên chiến công Vĩnh Thông bất diệt.
Kết quả qua 7 ngày đánh thắng 3 trận liên tục, ta tiêu diệt gần 300 tên lính Âu Phi, bắt sống 7 tên, thu 213 súng các loại, bẻ gãy âm mưu của địch lấn chiếm vùng Bảy Núi và khóa cửa giao thông qua lại biên giới; giữ vững vùng giải phóng. Chiến thắng vang dội của quân ta làm nức lòng quân dân tỉnh nhà, củng cố niềm tin sắt đá vào sức mạnh quân sự trong đợt tổng phản công sắp tới. Chiến công vang dội Cầu sắt Vĩnh Thông đã đi vào lịch sử oanh liệt của An Giang qua bài hát “Câu hát Vĩnh Thông” của nhạc sỹ Quách Vũ và bài hát “Vĩnh Thông bất diệt”1 của nhạc sỹ Hiếu Nam có câu:
“Bao phen quạ nói với diều
Vĩnh Thông cầu sắt có nhiều xác Tây...”
Phòng Lịch sử Đảng