Lão nông với ước mơ đưa tem Hoàng Sa, Trường Sa ra thế giới
- Được đăng: Thứ tư, 01 Tháng 3 2017 15:39
- Lượt xem: 3259
(TGAG)- Ông Trần Hữu Huệ , ở thị trấn Núi sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang là nhà sưu tầm tem đầu tiên ở Việt Nam đưa tem Hoàng Sa và Trường Sa ra thế giới nhằm quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam; qua con tem bưu chính khẳng định chủ quyền thiêng liêng không thể chối cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Dành cả cuộc đời để sưu tầm tem, ông Trần Hữu Huệ, ở thị trấn Núi sập, huyện Thoại Sơn có rất nhiều con tem quý và có giá trị lịch sử; trong đó, có hai bộ tem "Đội Hoàng Sa thế kỷ XVII - XVIII" cùng "Hoàng Sa và Trường Sa trong các bản đồ cổ" do họa sĩ Trần Lương thiết kế được in 2 màu vào đầu năm 1988 tại Xí nghiệp in tem Bưu Điện mang số hiệu 536.
Theo ông Huệ, hai mẫu tem về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa này không quá đắt tiền, nhưng lại rất quý về mặt ý nghĩa lịch sử bởi đây là bộ tem thể hiện đầy đủ về chủ quyền biển đảo của Việt Nam và đã được Liên minh Bưu chính thế giới công nhận. Trong đó, mẫu tem "Đội Hoàng Sa thế kỷ XVII – XVIII", có mệnh giá 10 đồng, được in hình chiếc thuyền buồm căng gió biển và người lính "Đội Hoàng Sa" lực lượng, tay cầm chèo, đánh bắt thủy hải sản, tay cầm tù và liên lạc với nhau trên các đảo. Còn mẫu tem "Hoàng Sa và Trường Sa mệnh giá 100 đồng với tựa đề “Hoàng Sa và Trường Sa trong các bản đồ cổ" thể hiện hình bản đồ đất nước Việt Nam cùng với vùng biển, đảo và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; 1/4 bên phải thân tem in cận cảnh 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cùng dòng chữ “Đại Nam nhất thống toàn đồ” do Phan Huy Chú vẽ, chú thích vào thời vua Minh Mạng 1838.
Với niềm đam mê của mình, qua đó góp phần tuyên truyền, giới thiệu hình ảnh về chủ quyền biển đảo Việt Nam ra bạn bè trong và ngoài nước ông Huệ đã nhen nhóm ý tưởng độc đáo thực hiện chuyên đề: “Thế giới công nhận Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam” qua con tem bưu chính” để triển lãm.
Ông Huệ cho biết, qua tra từ điển danh mục Tem bưu chính Việt Nam giai đoạn 1945 - 2005, hai mẫu tem về "Đội Hoàng Sa thế kỷ XVII – XVIII" và mẫu tem "Hoàng Sa và Trường Sa trong các bản đồ cổ”được in 100 tem/tờ. Vì thế, đến nay nhiều nhà sưu tập tem vẫn không rõ lúc đó số lượng phát hành bộ tem này là bao nhiêu con; riêng hai mẫu tem về "Đội Hoàng Sa thế kỷ XVII - XVIII" và mẫu tem "Hoàng Sa và Trường Sa trong các bản đồ cổ” bản thân ông Huệ đã sưu tập được hơn 200 con tem.
Con tem như là danh thiếp của 1 quốc gia; quốc gia nào cũng giới thiệu những danh lam thắng cảnh, danh nhân văn hóa, sự kiện lịch sử…của đất nước mình trên con tem. Với ý nghĩa đó thì bộ tem Hoàng Sa và Trường Sa được bưu chính nước ta thực hiện, in ấn và giới thiệu từ những năm 80 của thế kỷ trước là minh chứng hùng hồn và không thể chối bỏ rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
Với ý tưởng đó, ông Huệ đã ấp ủ cho ra đời bộ sưu tập chuyên đề “Thế giới công nhận Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam” qua con tem bưu chính” để triển lãm. Đến nay ông Huệ đã gửi 100 bức thư tay trình bày nội dung thực hiện chuyên đề, rồi dán tem Hoàng Sa - Trường Sa lên bìa thư rồi gửi cho bạn bè, đại sứ quán Việt Nam tại các nước trên thế giới, sau đó nhờ họ gửi lại cho ông bì thư thực gửi đã được đóng dấu nhật ấn; bì thư gửi đi được đóng dấu nhật ấn nơi gửi đi và nơi nhận qua đó khẳng định chủ quyền của 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
Để hoàn thành bộ sưu tập chuyên đề “Thế giới công nhận Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam” qua con tem bưu chính” ông Huệ cần có 80 bì thư thực gửi có đóng dấu nhật ấn từ các quốc gia trên thế giới, bởi với giới chơi tem, những con tem chết dán trên phong bì luôn quý giá; muốn có được các bì thư thực gửi cho bộ sưu tập ông Huệ cần địa chỉ của bạn bè bạn chơi tem, người thân, các đại sứ Việt Nam ở nước ngoài để gửi thư đi, đến nay ông Huệ đã nhận được 55 thư phản hồi từ 55 quốc gia khác nhau trên thế giới, kèm theo những bì thư thực gửi có dán con tem Hoàng Sa – Trường Sa đã được đóng dấu nhật ấn; còn khoảng 25 bì thư thực gửi nữa là hoàn thành bộ sưu tập chuyên đề “Thế giới công nhận Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam” qua con tem bưu chính”.
Ông chia sẻ, một bì thư ông gửi đi cho đến lúc nhận được phản hồi mất cả tháng trời, có khi mất cả năm; khi nhận được rất là vui và sung sướng, nó như tiếp thêm sức mạnh cho ông hoàn thành bộ sưu tập chuyên đề của mình. Bộ sưu tập là tấm lòng ông một người con đất Việt dành cho tình yêu dành cho biển đảo, như một phần máu thịt của con người Việt Nam.
Cùng với thời gian con tem không chỉ mang giá trị kỷ niệm mà còn mang một thông điệp lịch sử, là bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền thiêng liêng không thể chối bỏ của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Hiện ông Huệ đang gấp rút hoàn thành bộ sưu tập chuyên đề “Thế giới công nhận Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam” qua con tem bưu chính để thực hiện triển lãm Qua đó góp phần tuyên truyền và khẳng định với tất cả mọi người dân Việt Nam và bạn bè trên thế giới rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam./.
Theo ông Huệ, hai mẫu tem về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa này không quá đắt tiền, nhưng lại rất quý về mặt ý nghĩa lịch sử bởi đây là bộ tem thể hiện đầy đủ về chủ quyền biển đảo của Việt Nam và đã được Liên minh Bưu chính thế giới công nhận. Trong đó, mẫu tem "Đội Hoàng Sa thế kỷ XVII – XVIII", có mệnh giá 10 đồng, được in hình chiếc thuyền buồm căng gió biển và người lính "Đội Hoàng Sa" lực lượng, tay cầm chèo, đánh bắt thủy hải sản, tay cầm tù và liên lạc với nhau trên các đảo. Còn mẫu tem "Hoàng Sa và Trường Sa mệnh giá 100 đồng với tựa đề “Hoàng Sa và Trường Sa trong các bản đồ cổ" thể hiện hình bản đồ đất nước Việt Nam cùng với vùng biển, đảo và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; 1/4 bên phải thân tem in cận cảnh 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cùng dòng chữ “Đại Nam nhất thống toàn đồ” do Phan Huy Chú vẽ, chú thích vào thời vua Minh Mạng 1838.
Với niềm đam mê của mình, qua đó góp phần tuyên truyền, giới thiệu hình ảnh về chủ quyền biển đảo Việt Nam ra bạn bè trong và ngoài nước ông Huệ đã nhen nhóm ý tưởng độc đáo thực hiện chuyên đề: “Thế giới công nhận Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam” qua con tem bưu chính” để triển lãm.
Ông Huệ cho biết, qua tra từ điển danh mục Tem bưu chính Việt Nam giai đoạn 1945 - 2005, hai mẫu tem về "Đội Hoàng Sa thế kỷ XVII – XVIII" và mẫu tem "Hoàng Sa và Trường Sa trong các bản đồ cổ”được in 100 tem/tờ. Vì thế, đến nay nhiều nhà sưu tập tem vẫn không rõ lúc đó số lượng phát hành bộ tem này là bao nhiêu con; riêng hai mẫu tem về "Đội Hoàng Sa thế kỷ XVII - XVIII" và mẫu tem "Hoàng Sa và Trường Sa trong các bản đồ cổ” bản thân ông Huệ đã sưu tập được hơn 200 con tem.
Con tem như là danh thiếp của 1 quốc gia; quốc gia nào cũng giới thiệu những danh lam thắng cảnh, danh nhân văn hóa, sự kiện lịch sử…của đất nước mình trên con tem. Với ý nghĩa đó thì bộ tem Hoàng Sa và Trường Sa được bưu chính nước ta thực hiện, in ấn và giới thiệu từ những năm 80 của thế kỷ trước là minh chứng hùng hồn và không thể chối bỏ rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
Với ý tưởng đó, ông Huệ đã ấp ủ cho ra đời bộ sưu tập chuyên đề “Thế giới công nhận Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam” qua con tem bưu chính” để triển lãm. Đến nay ông Huệ đã gửi 100 bức thư tay trình bày nội dung thực hiện chuyên đề, rồi dán tem Hoàng Sa - Trường Sa lên bìa thư rồi gửi cho bạn bè, đại sứ quán Việt Nam tại các nước trên thế giới, sau đó nhờ họ gửi lại cho ông bì thư thực gửi đã được đóng dấu nhật ấn; bì thư gửi đi được đóng dấu nhật ấn nơi gửi đi và nơi nhận qua đó khẳng định chủ quyền của 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
Để hoàn thành bộ sưu tập chuyên đề “Thế giới công nhận Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam” qua con tem bưu chính” ông Huệ cần có 80 bì thư thực gửi có đóng dấu nhật ấn từ các quốc gia trên thế giới, bởi với giới chơi tem, những con tem chết dán trên phong bì luôn quý giá; muốn có được các bì thư thực gửi cho bộ sưu tập ông Huệ cần địa chỉ của bạn bè bạn chơi tem, người thân, các đại sứ Việt Nam ở nước ngoài để gửi thư đi, đến nay ông Huệ đã nhận được 55 thư phản hồi từ 55 quốc gia khác nhau trên thế giới, kèm theo những bì thư thực gửi có dán con tem Hoàng Sa – Trường Sa đã được đóng dấu nhật ấn; còn khoảng 25 bì thư thực gửi nữa là hoàn thành bộ sưu tập chuyên đề “Thế giới công nhận Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam” qua con tem bưu chính”.
Ông chia sẻ, một bì thư ông gửi đi cho đến lúc nhận được phản hồi mất cả tháng trời, có khi mất cả năm; khi nhận được rất là vui và sung sướng, nó như tiếp thêm sức mạnh cho ông hoàn thành bộ sưu tập chuyên đề của mình. Bộ sưu tập là tấm lòng ông một người con đất Việt dành cho tình yêu dành cho biển đảo, như một phần máu thịt của con người Việt Nam.
Cùng với thời gian con tem không chỉ mang giá trị kỷ niệm mà còn mang một thông điệp lịch sử, là bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền thiêng liêng không thể chối bỏ của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Hiện ông Huệ đang gấp rút hoàn thành bộ sưu tập chuyên đề “Thế giới công nhận Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam” qua con tem bưu chính để thực hiện triển lãm Qua đó góp phần tuyên truyền và khẳng định với tất cả mọi người dân Việt Nam và bạn bè trên thế giới rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam./.
Công Mạo