Kiểm soát quyền lực
- Được đăng: Chủ nhật, 15 Tháng 12 2019 16:25
- Lượt xem: 1876
(TGAG)- Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân”. Quyền lực thuộc về Nhân dân và Nhân dân phải là chủ thể kiểm soát quyền lực. Nhân dân trực tiếp làm, trực tiếp thực hiện quyền của mình; có trường hợp Nhân dân giao hay ủy quyền cho một tổ chức hay một nhóm người, thậm chí cho một người thực hiện. Và khi đã giao, đã ủy quyền thì phải có cơ chế kiểm tra, kiểm soát, giám sát… Bác Hồ lưu ý: “Những người trong các công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân…”
Gần đây, Đảng ta đã ban hành Quy định số 205-QĐ/TW về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ. Đây là việc sử dụng cơ chế, biện pháp nhằm thực hiện nghiêm túc các quy định về công tác cán bộ; phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước, nhất là các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, lộng quyền hoặc không thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và những việc phải làm trên cương vị được giao trong công tác cán bộ.
Tuy nhiên, lợi dụng việc này, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, phản động lại gia tăng xuyên tạc, chống phá. Chúng kêu gào “Bỏ độc quyền lãnh đạo mới có thể chấm dứt nạn đảng viên tha hóa”. Chúng bịa đặt, lu loa: Do độc quyền sẽ trở nên lạm quyền và lạm quyền thì tất yếu sẽ dẫn đến sự suy thoái. Chúng quy kết tha hóa đạo đức của cán bộ là vấn đề mang tính bản chất của chế độ, do không có đối trọng quyền lực, không có giám sát, kiểm soát một cách độc lập, khách quan… Sự xuyên tạc này vẫn chỉ là chiêu bài “đa nguyên chính trị”-“đa đảng đối lập”. Ngoài ra họ còn tung “hỏa mù” khi dựng ra câu chuyện “Quy định” là cơ hội để thanh trừng nội bộ, loại trừ phe nhóm, để hủy diệt đối với những người có khả năng tranh giành quyền lực… Họ không che dấu ý đồ khi tuyên bố “Trong Đại hội XIII sắp tới, nếu không tỉnh ngộ và có những thay đổi về đường lối thì Việt Nam cứ trượt dài theo con đường cũ, ngày càng mất niềm tin, rối loạn xã hội ngày càng tăng”.
Thực tiễn chính trị thế giới cho thấy có nhiều quan điểm khác nhau về phương pháp, cách thức, tính chất kiểm soát quyền lực được quy định trong hệ thống pháp luật của các quốc gia. Nhưng phần lớn đều cho rằng kiểm soát quyền lực nhà nước đóng vai trò quan trọng và là tất yếu. Không quốc gia nào có thể phát triển nhanh, ổn định và bền vững nếu quyền lực nhà nước không được kiểm soát và đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng lạm quyền, tha hóa quyền lực vẫn luôn tiềm ẩn và thường xuyên xảy ra ở bất kỳ quốc gia nào, không phân biệt thể chế chính trị. Nhà nghiên cứu - học giả Stuart Weir và David Beetham trong cuốn “Quyền lực chính trị và kiểm soát dân chủ ở Anh”, đã khẳng định; Kiểm soát quyền lực là phương thức tốt để đảm bảo chuẩn mực của nền dân chủ xã hội…
Để góp phần triển khai kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ hiện nay ở nước ta, các thành viên cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo địa phương, cơ quan, đơn vị phải nghiêm túc thực hiện đúng, đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm của mình trong công tác cán bộ. Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực đến cấp có thẩm quyền những nội dung có liên quan đến nhân sự mà cá nhân được phân công theo dõi, quản lý. Thể hiện rõ chính kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến của mình, được bảo lưu ý kiến. Kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện, việc làm trái với các quy định của Đảng, Nhà nước trong công tác cán bộ. Chịu trách nhiệm cá nhân trong việc đề xuất nhân sự và trong việc nhận xét, đánh giá, xác nhận hồ sơ, lý lịch, các giấy tờ có liên quan của nhân sự thuộc thẩm quyền phụ trách.
Với tư cách là thành viên, phải chịu trách nhiệm liên đới đối với từng quyết định không đúng về công tác cán bộ của tập thể lãnh đạo, trừ trường hợp đã có ý kiến không đồng ý trong quá trình thực hiện quy trình công tác cán bộ và báo cáo cấp có thẩm quyền bằng văn bản (hoặc ý kiến đã được ghi nhận trong biên bản cuộc họp). Tự giác báo cáo với cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo quản lý khi có người thân (bố, mẹ, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột) là người có quyền, lợi ích liên quan đến việc thực hiện quy trình công tác cán bộ. Chịu trách nhiệm khi để xảy ra tiêu cực, sai phạm trong công tác cán bộ ở địa phương, cơ quan, đơn vị, lĩnh vực thuộc thẩm quyền được giao quản lý, phụ trách.
Kiểm soát tốt quyền lực trong công tác cán bộ nhằm góp phần chống chạy chức, chạy quyền; góp phần đấu tranh đẩy lùi suy thoái!
Sự thật
____________
Gần đây, Đảng ta đã ban hành Quy định số 205-QĐ/TW về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ. Đây là việc sử dụng cơ chế, biện pháp nhằm thực hiện nghiêm túc các quy định về công tác cán bộ; phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước, nhất là các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, lộng quyền hoặc không thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và những việc phải làm trên cương vị được giao trong công tác cán bộ.
Tuy nhiên, lợi dụng việc này, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, phản động lại gia tăng xuyên tạc, chống phá. Chúng kêu gào “Bỏ độc quyền lãnh đạo mới có thể chấm dứt nạn đảng viên tha hóa”. Chúng bịa đặt, lu loa: Do độc quyền sẽ trở nên lạm quyền và lạm quyền thì tất yếu sẽ dẫn đến sự suy thoái. Chúng quy kết tha hóa đạo đức của cán bộ là vấn đề mang tính bản chất của chế độ, do không có đối trọng quyền lực, không có giám sát, kiểm soát một cách độc lập, khách quan… Sự xuyên tạc này vẫn chỉ là chiêu bài “đa nguyên chính trị”-“đa đảng đối lập”. Ngoài ra họ còn tung “hỏa mù” khi dựng ra câu chuyện “Quy định” là cơ hội để thanh trừng nội bộ, loại trừ phe nhóm, để hủy diệt đối với những người có khả năng tranh giành quyền lực… Họ không che dấu ý đồ khi tuyên bố “Trong Đại hội XIII sắp tới, nếu không tỉnh ngộ và có những thay đổi về đường lối thì Việt Nam cứ trượt dài theo con đường cũ, ngày càng mất niềm tin, rối loạn xã hội ngày càng tăng”.
Thực tiễn chính trị thế giới cho thấy có nhiều quan điểm khác nhau về phương pháp, cách thức, tính chất kiểm soát quyền lực được quy định trong hệ thống pháp luật của các quốc gia. Nhưng phần lớn đều cho rằng kiểm soát quyền lực nhà nước đóng vai trò quan trọng và là tất yếu. Không quốc gia nào có thể phát triển nhanh, ổn định và bền vững nếu quyền lực nhà nước không được kiểm soát và đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng lạm quyền, tha hóa quyền lực vẫn luôn tiềm ẩn và thường xuyên xảy ra ở bất kỳ quốc gia nào, không phân biệt thể chế chính trị. Nhà nghiên cứu - học giả Stuart Weir và David Beetham trong cuốn “Quyền lực chính trị và kiểm soát dân chủ ở Anh”, đã khẳng định; Kiểm soát quyền lực là phương thức tốt để đảm bảo chuẩn mực của nền dân chủ xã hội…
Để góp phần triển khai kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ hiện nay ở nước ta, các thành viên cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo địa phương, cơ quan, đơn vị phải nghiêm túc thực hiện đúng, đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm của mình trong công tác cán bộ. Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực đến cấp có thẩm quyền những nội dung có liên quan đến nhân sự mà cá nhân được phân công theo dõi, quản lý. Thể hiện rõ chính kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến của mình, được bảo lưu ý kiến. Kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện, việc làm trái với các quy định của Đảng, Nhà nước trong công tác cán bộ. Chịu trách nhiệm cá nhân trong việc đề xuất nhân sự và trong việc nhận xét, đánh giá, xác nhận hồ sơ, lý lịch, các giấy tờ có liên quan của nhân sự thuộc thẩm quyền phụ trách.
Với tư cách là thành viên, phải chịu trách nhiệm liên đới đối với từng quyết định không đúng về công tác cán bộ của tập thể lãnh đạo, trừ trường hợp đã có ý kiến không đồng ý trong quá trình thực hiện quy trình công tác cán bộ và báo cáo cấp có thẩm quyền bằng văn bản (hoặc ý kiến đã được ghi nhận trong biên bản cuộc họp). Tự giác báo cáo với cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo quản lý khi có người thân (bố, mẹ, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột) là người có quyền, lợi ích liên quan đến việc thực hiện quy trình công tác cán bộ. Chịu trách nhiệm khi để xảy ra tiêu cực, sai phạm trong công tác cán bộ ở địa phương, cơ quan, đơn vị, lĩnh vực thuộc thẩm quyền được giao quản lý, phụ trách.
Kiểm soát tốt quyền lực trong công tác cán bộ nhằm góp phần chống chạy chức, chạy quyền; góp phần đấu tranh đẩy lùi suy thoái!
Sự thật
____________