Chống thói ba hoa!
- Được đăng: Thứ hai, 10 Tháng 12 2018 09:48
- Lượt xem: 2655
(TGAG)- Do thiếu quan điểm quần chúng nên một bộ phận không nhỏ đảng viên và cán bộ coi thường quần chúng: “Không học quần chúng, không hiểu quần chúng”; nói không “lọt tai quần chúng”… Đảng luôn nêu cao quan điểm “Đại chúng hóa” nhưng “nhiều cán bộ và đảng viên, có "hoá" gì đâu!... Thậm chí, miệng càng hô "đại chúng hoá", mà trong lúc thực hành thì lại "tiểu chúng hoá". Các ông ấy viết, các ông ấy nói, quần chúng không xem được, không hiểu được”. Bác Hồ gọi đó là “thói ba hoa”.
Biểu hiện rõ nhất, thường thấy nhất của thói xấu đó là viết “dài dòng, rỗng tuếch”. Viết rất dài, dòng này qua dòng khác, trang này qua trang khác. Nhưng không có ích cho người xem. Chỉ làm tốn giấy tốn mực, mất công người xem. Nói thì “mênh mông trời đất”. Nói gì cũng có. Nhưng chỉ chừa một điều, đó là những việc thiết thực mà dân cần biết, cần hiểu, cần làm, thì không nói đến!
Tại sao lại như vậy? Chỉ có một cách trả lời là quyết không muốn cho quần chúng xem. Không biết cách nói của quần chúng, không biết câu tục ngữ: "Chó ba quanh mới nằm. Người ba năm mới nói". Như thế là sai lầm! Càng sai lầm hơn khi nó còn làm cho “người xem cũng mắc phải thói xấu như người viết”.
Bác khuyên bảo: “Người tuyên truyền bao giờ cũng phải tự hỏi: Viết cho ai xem? Nói cho ai nghe? Nếu không vậy, thì cũng như cố ý không muốn cho người ta nghe, không muốn cho người ta xem”.
Nhiều người tưởng: Mình viết gì, nói gì, người khác cũng đều hiểu được. Thật ra, hoàn toàn không như thế. Dùng từng đống danh từ lạ, nói hoặc viết theo cách nước ngoài; dùng từ sai: “cá nhân” đồng nhất với “cá thể”, “điểm yếu” nói là “yếu điểm”, “tham quan” nói thành “thăm quan”, “chẩn đoán” lại nói là “chuẩn đoán”, “giả thiết” nói càn thành “giả thuyết”, “độc giả” bị biến thành “đọc giả”, “sáp nhập” thành “sát nhập”, “cứu cánh” tưởng là “cứu giúp”… Đúng là: “… gặp sao nói vậy, bạ gì viết nấy”; "xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ"; “biết không rõ, dùng không đúng, mà cũng ham dùng, cái hại lại càng to”…
Những hạn chế trên có nhiều nguyên nhân, nhưng thường là do “tính lụp chụp, cẩu thả”. Muốn sửa chữa phải luôn ghi nhớ: “Không biết rõ, hiểu rõ, chớ nói, chớ viết”; “Khi không có gì cần nói, không có gì cần viết, chớ nói, chớ viết càn”. “Chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết”. “Trước khi nói, phải nghĩ cho chín, phải sắp đặt cẩn thận”; “Sau khi viết rồi, phải xem đi xem lại ba, bốn lần. Nếu là một tài liệu quan trọng, phải xem đi xem lại chín, mười lần”. Mình tự sửa chữa cẩn thận trước khi tham khảo ý kiến người khác. Những câu những chữ thừa, vô ích phải dứt khoát bỏ đi. Nhiều tờ truyền đơn, nhiều bản nghị quyết, nhiều khẩu hiệu của Đảng, mục đích và ý nghĩa rất đúng. Nhưng viết một cách cao xa, màu mè, đến nỗi chẳng những quần chúng không hiểu, mà cả cán bộ cũng không hiểu.
Bác dạy: “Chúng ta muốn tuyên truyền quần chúng, phải học cách nói của quần chúng, mới nói lọt tai quần chúng”. “Vì cách nói của dân chúng rất đầy đủ, rất hoạt bát, rất thiết thực, mà lại rất giản đơn. Anh em đi tuyên truyền chưa học được cách nói đó, cho nên khi viết, khi nói, khô khan, cứng nhắc, không hoạt bát, không thiết thực”. “Phải luôn luôn dùng những lời lẽ, những thí dụ giản đơn, thiết thực và dễ hiểu”. Chẳng những các người phụ trách tuyên truyền, những người viết báo, viết sách, những người nghệ sĩ là người tuyên truyền, mà tất cả cán bộ, tất cả đảng viên, hể những người có tiếp xúc với dân chúng đều là người tuyên truyền của Đảng. Vì vậy, ai cũng phải học nói nhất là học nói cho quần chúng hiểu.
Phải nắm vững và thực hiện tốt quan điểm: “Mỗi tư tưởng, mỗi câu nói, mỗi chữ viết, phải tỏ rõ cái tư tưởng và lòng ước ao của quần chúng”./.
Sự thật
--------------------
Biểu hiện rõ nhất, thường thấy nhất của thói xấu đó là viết “dài dòng, rỗng tuếch”. Viết rất dài, dòng này qua dòng khác, trang này qua trang khác. Nhưng không có ích cho người xem. Chỉ làm tốn giấy tốn mực, mất công người xem. Nói thì “mênh mông trời đất”. Nói gì cũng có. Nhưng chỉ chừa một điều, đó là những việc thiết thực mà dân cần biết, cần hiểu, cần làm, thì không nói đến!
Tại sao lại như vậy? Chỉ có một cách trả lời là quyết không muốn cho quần chúng xem. Không biết cách nói của quần chúng, không biết câu tục ngữ: "Chó ba quanh mới nằm. Người ba năm mới nói". Như thế là sai lầm! Càng sai lầm hơn khi nó còn làm cho “người xem cũng mắc phải thói xấu như người viết”.
Bác khuyên bảo: “Người tuyên truyền bao giờ cũng phải tự hỏi: Viết cho ai xem? Nói cho ai nghe? Nếu không vậy, thì cũng như cố ý không muốn cho người ta nghe, không muốn cho người ta xem”.
Nhiều người tưởng: Mình viết gì, nói gì, người khác cũng đều hiểu được. Thật ra, hoàn toàn không như thế. Dùng từng đống danh từ lạ, nói hoặc viết theo cách nước ngoài; dùng từ sai: “cá nhân” đồng nhất với “cá thể”, “điểm yếu” nói là “yếu điểm”, “tham quan” nói thành “thăm quan”, “chẩn đoán” lại nói là “chuẩn đoán”, “giả thiết” nói càn thành “giả thuyết”, “độc giả” bị biến thành “đọc giả”, “sáp nhập” thành “sát nhập”, “cứu cánh” tưởng là “cứu giúp”… Đúng là: “… gặp sao nói vậy, bạ gì viết nấy”; "xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ"; “biết không rõ, dùng không đúng, mà cũng ham dùng, cái hại lại càng to”…
Những hạn chế trên có nhiều nguyên nhân, nhưng thường là do “tính lụp chụp, cẩu thả”. Muốn sửa chữa phải luôn ghi nhớ: “Không biết rõ, hiểu rõ, chớ nói, chớ viết”; “Khi không có gì cần nói, không có gì cần viết, chớ nói, chớ viết càn”. “Chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết”. “Trước khi nói, phải nghĩ cho chín, phải sắp đặt cẩn thận”; “Sau khi viết rồi, phải xem đi xem lại ba, bốn lần. Nếu là một tài liệu quan trọng, phải xem đi xem lại chín, mười lần”. Mình tự sửa chữa cẩn thận trước khi tham khảo ý kiến người khác. Những câu những chữ thừa, vô ích phải dứt khoát bỏ đi. Nhiều tờ truyền đơn, nhiều bản nghị quyết, nhiều khẩu hiệu của Đảng, mục đích và ý nghĩa rất đúng. Nhưng viết một cách cao xa, màu mè, đến nỗi chẳng những quần chúng không hiểu, mà cả cán bộ cũng không hiểu.
Bác dạy: “Chúng ta muốn tuyên truyền quần chúng, phải học cách nói của quần chúng, mới nói lọt tai quần chúng”. “Vì cách nói của dân chúng rất đầy đủ, rất hoạt bát, rất thiết thực, mà lại rất giản đơn. Anh em đi tuyên truyền chưa học được cách nói đó, cho nên khi viết, khi nói, khô khan, cứng nhắc, không hoạt bát, không thiết thực”. “Phải luôn luôn dùng những lời lẽ, những thí dụ giản đơn, thiết thực và dễ hiểu”. Chẳng những các người phụ trách tuyên truyền, những người viết báo, viết sách, những người nghệ sĩ là người tuyên truyền, mà tất cả cán bộ, tất cả đảng viên, hể những người có tiếp xúc với dân chúng đều là người tuyên truyền của Đảng. Vì vậy, ai cũng phải học nói nhất là học nói cho quần chúng hiểu.
Phải nắm vững và thực hiện tốt quan điểm: “Mỗi tư tưởng, mỗi câu nói, mỗi chữ viết, phải tỏ rõ cái tư tưởng và lòng ước ao của quần chúng”./.
Sự thật
--------------------