"Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ"
- Được đăng: Thứ sáu, 17 Tháng 3 2023 08:08
- Lượt xem: 30328
(TUAG)- Hẳn là nhiều người trong chúng ta đã từng nghe qua câu nói “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, đây là tư tưởng cốt lõi về trị quốc của Khổng Tử - Triết gia của phương Đông, tư tưởng này làm nên những triều đại vàng son trong lịch sử, những bậc đế vương anh minh đều theo yếu lĩnh đó để quốc gia thái bình thịnh vượng.
Trong sách Đại học, Khổng Tử viết: “Thời cổ đại, phàm những thánh nhân muốn phát huy tính thiện của con người đến khắp thiên hạ (bình thiên hạ), trước phải lãnh đạo tốt nước mình, bang mình (trị quốc). Muốn lãnh đạo tốt nước mình, bang mình, trước hết cần chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc mình (tề gia). Muốn chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc mình, trước hết phải làm cho tâm tư của mình ngay thẳng (chính tâm), đoan chính”.
“Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” những cụm từ có thứ tự rất logic. “Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” đều phải dựa vào “tu thân”. Có “tu thân” thì mới làm gương được cho gia đình, dạy bảo người trong nhà mới nghe theo, tức là “tề gia”. “Tu thân” là nền tảng cơ bản của “bát mục”, là mục đích mà “cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm” cần đạt đến, tức là tu dưỡng cá nhân đến chỗ ngày càng hoàn thiện. Chỉ có “tu thân” tốt thì mới nói đến “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Gia đình là đơn vị nhỏ mà “tề” được thì mới mong trị được nước, trị được nước với chính sách đạo đức nhân nghĩa thì mới làm cho dân chúng được thái bình.
Liên hệ từ triết lý của phương Đông, đến thực tiễn ngày nay, ta thấy con người ta ở đời thường dễ bị tình cảm chi phối, làm sai lạc ý chí, có những cảm xúc thiên vị cá nhân. Vì thế, “tu thân” chính là tự sửa mình, làm sao cho lý trí đừng bị lấn át bởi tình cảm. Và điều này là cần thiết nhất đối với mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là những đảng viên có chức vụ càng cao càng phải chính tâm, thu thân, tề gia trước mới nói đến thực hiện tốt việc nước.
Những năm gần đây, không ít quan chức bị thi hành kỷ luật, cách chức, bị xử lý hình sự bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân không chú trọng giáo dục, quản lý, khuyên răn người thân, để họ làm liều, làm bậy, phương hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng trong cuộc họp về phòng, chống tham nhũng gần đây đã có phát ngôn: “Ông không dạy bảo được vợ con thì ông nói được ai, giáo dục được ai?” đây là phát ngôn rất thẳng thắn, rất nghiêm khắc, đồng thời cũng là nỗi trăn trở, day dứt của người đứng đầu Đảng ta về một bộ phận quan chức thời nay để người thân làm những việc thiếu đàng hoàng khiến dư luận bức xúc.
Có thể nói, trong mỗi con người, ai cũng có một phần máu thịt của mẹ cha và chứa đựng tình cảm thiêng liêng, sâu nặng với gia đình, vợ chồng, con cái. Nói theo nghĩa rộng hơn thì có phần tình cảm với cơ quan, đơn vị, nơi mình gắn bó, công tác, hay còn được gọi là mái nhà thứ hai. Rõ ràng, một con người có đạo đức, nhân cách tốt trước hết phải là những người kính trọng ông bà, cha mẹ; yêu thương con cái; thủy chung, tình nghĩa với vợ/chồng; ứng xử hòa thuận với anh em ruột thịt. Một cán bộ, đảng viên có phẩm chất tốt trước hết phải là người sống hiếu thuận, nhân ái với các thành viên trong gia đình. Phải đối xử tình nghĩa với đồng chí của mình trước hết ngay trong cơ quan. Trong có ấm thì ngoài mới êm. Có ứng xử, giải quyết tốt các mối quan hệ trong gia đình, trong nội bộ cơ quan thì cán bộ, đảng viên mới có thể giải quyết đúng mực các mối quan hệ xã hội.
Tuy vậy, đối với mỗi cán bộ, đảng viên, những cán bộ, đảng viên có chức vụ càng lớn, càng cần nhận thức đúng đắn, phân minh rõ ràng giữa việc làm tròn bổn phận của người chồng (người cha, người con, người anh/em trong gia đình), bổn phận của một thành viên tại đơn vị công tác, với việc gánh vác trách nhiệm, nghĩa vụ chung của tổ chức, cơ quan, đơn vị và nói rộng hơn là phụng sự việc dân, việc nước. Nếu cán bộ, đảng viên còn để việc công - tư lẫn lộn, để việc riêng chi phối việc chung, để mối quan hệ gia đình, dòng họ thân tộc can thiệp vào mối quan hệ xã hội (tổ chức, cơ quan, đơn vị), để những lợi ích của tập thể của mình lấn át lợi ích quốc gia, dân tốc thì đó là mầm mống gây xáo trộn văn hóa tổ chức, làm lệch chuẩn đạo đức công vụ và nguy hại hơn, là nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống. Điều này đã được Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII chỉ ra: “Để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi”.
Ví dụ một trong những vụ đại án xảy ra gần đây là vụ Việt Á. Theo thông tin từ Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, trong vụ Việt Á, đối tượng Phan Quốc Việt khai kiếm lãi 4.000 tỷ đồng, “bôi trơn” khoảng 800 tỷ đồng. Các bị can tại Công ty Việt Á đã dùng nhiều phương thức để chuyển tiền cho các lãnh đạo trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) một số tỉnh, thành phố, có cả chuyển qua tài khoản chính chủ và tài khoản nhờ của người nhà (như vợ, mẹ vợ, bố vợ, em vợ của người nhận) và cả đưa trực tiếp bằng tiền mặt. Đây đều là những việc rất đau xót. Nếu thật sự là cán bộ thanh liêm, thật sự là người gương mẫu “phụng công, thủ pháp” thì không thể xảy ra những chuyện như vậy.
Trên thực tế, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định yêu cầu cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, cán bộ chủ trì các cấp không chỉ cần nêu gương về trách nhiệm chính trị, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống mà còn phải gương mẫu, đi đầu trong việc vận động, giáo dục vợ con, người nhà, người thân tự giác chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Điều 3, Quy định số 08-QĐi/TW, ngày 25/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương” quy định: “Phải nghiêm khắc với bản thân...; không để vợ (chồng), bố, mẹ, con, anh chị em ruột lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín của mình để vụ lợi. Không để vợ (chồng), con đẻ, con nuôi sống xa hoa, phô trương, lãng phí hoặc sa vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật”.
Quy định số 37-QĐ/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng “Về những điều đảng viên không được làm” cũng ghi rõ: “Không được can thiệp, tác động hoặc để vợ (chồng), con, bố, mẹ, anh, chị, em ruột mình, bên vợ (chồng) và người khác lợi dụng chức vụ, vị trí công tác của mình để trục lợi” (Điều 11) và: “Không được can thiệp, tác động để vợ (chồng), con, bố, mẹ, anh, chị, em ruột mình, bên vợ (chồng), bản thân và người khác đi du lịch, học tập, chữa bệnh bằng nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến ngành, lĩnh vực theo dõi, quản lý” (Điều 17).
Tuy vậy, quy định dù có đầy đủ, chặt chẽ đến đâu mà cán bộ, đảng viên không tự giác chấp hành, tuân thủ nghiêm túc thì cũng khó đạt kết quả như mong muốn. Đối với cán bộ, đảng viên, nhất là những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp cần phải thấm nhuần sâu sắc phương châm, nguyên tắc quản trị của người xưa truyền lại, đó là “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Bản thân trước hết phải tự giác chính tâm, tu dưỡng, tự soi, tự sửa, tự trau dồi, rèn luyện để trở thành một nhân cách đàng hoàng; cùng với đó phải giáo dục, dạy bảo con cái đến nơi đến chốn, chấn chỉnh, củng cố nền nếp gia đình cho vững vàng, hoàn hảo mới hy vọng làm tốt được công việc lớn lao hơn là quản trị xã hội và vận động, giáo dục, thuyết phục được người dân tin tưởng, làm theo mình. Ở góc độ người đứng đầu một cơ quan, tập thể phải thể hiện vai trò nêu gương, phải nắm bắt tư tưởng, kịp thời ngăn chặn những hành vi sai trí của cán bộ, đảng viên trong chính đơn vị quản lý. Khi tu thân không tốt, tề gia kém cỏi thì làm sao đủ sức, đủ tài, đủ khả năng gánh vác sứ mệnh “trị quốc, bình thiên hạ” được?
Vẫn biết con người có thể bị tình cảm gia đình chi phối, dễ bị cảm xúc thân thuộc của những người thân “len lỏi” và thậm chí có thể lấn át ý chí, lý trí trong tình huống, hoàn cảnh nào đó. Tuy nhiên, khi “ăn cơm nhà nước, phụng sự việc công, phục vụ Nhân dân” thì cán bộ, đảng viên rất cần sự tỉnh táo, sáng suốt, biết phân minh giữa việc chung và việc riêng, đừng để công - tư lẫn lộn. Nếu để vi phạm chắc chắn một điều Đảng và Nhà nước sẽ kiên quyết xử lý sai phạm, bởi “Chống tham nhũng, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”./.
NGỌC HÂN
Trong sách Đại học, Khổng Tử viết: “Thời cổ đại, phàm những thánh nhân muốn phát huy tính thiện của con người đến khắp thiên hạ (bình thiên hạ), trước phải lãnh đạo tốt nước mình, bang mình (trị quốc). Muốn lãnh đạo tốt nước mình, bang mình, trước hết cần chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc mình (tề gia). Muốn chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc mình, trước hết phải làm cho tâm tư của mình ngay thẳng (chính tâm), đoan chính”.
“Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” những cụm từ có thứ tự rất logic. “Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” đều phải dựa vào “tu thân”. Có “tu thân” thì mới làm gương được cho gia đình, dạy bảo người trong nhà mới nghe theo, tức là “tề gia”. “Tu thân” là nền tảng cơ bản của “bát mục”, là mục đích mà “cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm” cần đạt đến, tức là tu dưỡng cá nhân đến chỗ ngày càng hoàn thiện. Chỉ có “tu thân” tốt thì mới nói đến “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Gia đình là đơn vị nhỏ mà “tề” được thì mới mong trị được nước, trị được nước với chính sách đạo đức nhân nghĩa thì mới làm cho dân chúng được thái bình.
Liên hệ từ triết lý của phương Đông, đến thực tiễn ngày nay, ta thấy con người ta ở đời thường dễ bị tình cảm chi phối, làm sai lạc ý chí, có những cảm xúc thiên vị cá nhân. Vì thế, “tu thân” chính là tự sửa mình, làm sao cho lý trí đừng bị lấn át bởi tình cảm. Và điều này là cần thiết nhất đối với mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là những đảng viên có chức vụ càng cao càng phải chính tâm, thu thân, tề gia trước mới nói đến thực hiện tốt việc nước.
Những năm gần đây, không ít quan chức bị thi hành kỷ luật, cách chức, bị xử lý hình sự bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân không chú trọng giáo dục, quản lý, khuyên răn người thân, để họ làm liều, làm bậy, phương hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng trong cuộc họp về phòng, chống tham nhũng gần đây đã có phát ngôn: “Ông không dạy bảo được vợ con thì ông nói được ai, giáo dục được ai?” đây là phát ngôn rất thẳng thắn, rất nghiêm khắc, đồng thời cũng là nỗi trăn trở, day dứt của người đứng đầu Đảng ta về một bộ phận quan chức thời nay để người thân làm những việc thiếu đàng hoàng khiến dư luận bức xúc.
Có thể nói, trong mỗi con người, ai cũng có một phần máu thịt của mẹ cha và chứa đựng tình cảm thiêng liêng, sâu nặng với gia đình, vợ chồng, con cái. Nói theo nghĩa rộng hơn thì có phần tình cảm với cơ quan, đơn vị, nơi mình gắn bó, công tác, hay còn được gọi là mái nhà thứ hai. Rõ ràng, một con người có đạo đức, nhân cách tốt trước hết phải là những người kính trọng ông bà, cha mẹ; yêu thương con cái; thủy chung, tình nghĩa với vợ/chồng; ứng xử hòa thuận với anh em ruột thịt. Một cán bộ, đảng viên có phẩm chất tốt trước hết phải là người sống hiếu thuận, nhân ái với các thành viên trong gia đình. Phải đối xử tình nghĩa với đồng chí của mình trước hết ngay trong cơ quan. Trong có ấm thì ngoài mới êm. Có ứng xử, giải quyết tốt các mối quan hệ trong gia đình, trong nội bộ cơ quan thì cán bộ, đảng viên mới có thể giải quyết đúng mực các mối quan hệ xã hội.
Tuy vậy, đối với mỗi cán bộ, đảng viên, những cán bộ, đảng viên có chức vụ càng lớn, càng cần nhận thức đúng đắn, phân minh rõ ràng giữa việc làm tròn bổn phận của người chồng (người cha, người con, người anh/em trong gia đình), bổn phận của một thành viên tại đơn vị công tác, với việc gánh vác trách nhiệm, nghĩa vụ chung của tổ chức, cơ quan, đơn vị và nói rộng hơn là phụng sự việc dân, việc nước. Nếu cán bộ, đảng viên còn để việc công - tư lẫn lộn, để việc riêng chi phối việc chung, để mối quan hệ gia đình, dòng họ thân tộc can thiệp vào mối quan hệ xã hội (tổ chức, cơ quan, đơn vị), để những lợi ích của tập thể của mình lấn át lợi ích quốc gia, dân tốc thì đó là mầm mống gây xáo trộn văn hóa tổ chức, làm lệch chuẩn đạo đức công vụ và nguy hại hơn, là nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống. Điều này đã được Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII chỉ ra: “Để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi”.
Ví dụ một trong những vụ đại án xảy ra gần đây là vụ Việt Á. Theo thông tin từ Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, trong vụ Việt Á, đối tượng Phan Quốc Việt khai kiếm lãi 4.000 tỷ đồng, “bôi trơn” khoảng 800 tỷ đồng. Các bị can tại Công ty Việt Á đã dùng nhiều phương thức để chuyển tiền cho các lãnh đạo trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) một số tỉnh, thành phố, có cả chuyển qua tài khoản chính chủ và tài khoản nhờ của người nhà (như vợ, mẹ vợ, bố vợ, em vợ của người nhận) và cả đưa trực tiếp bằng tiền mặt. Đây đều là những việc rất đau xót. Nếu thật sự là cán bộ thanh liêm, thật sự là người gương mẫu “phụng công, thủ pháp” thì không thể xảy ra những chuyện như vậy.
Trên thực tế, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định yêu cầu cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, cán bộ chủ trì các cấp không chỉ cần nêu gương về trách nhiệm chính trị, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống mà còn phải gương mẫu, đi đầu trong việc vận động, giáo dục vợ con, người nhà, người thân tự giác chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Điều 3, Quy định số 08-QĐi/TW, ngày 25/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương” quy định: “Phải nghiêm khắc với bản thân...; không để vợ (chồng), bố, mẹ, con, anh chị em ruột lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín của mình để vụ lợi. Không để vợ (chồng), con đẻ, con nuôi sống xa hoa, phô trương, lãng phí hoặc sa vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật”.
Quy định số 37-QĐ/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng “Về những điều đảng viên không được làm” cũng ghi rõ: “Không được can thiệp, tác động hoặc để vợ (chồng), con, bố, mẹ, anh, chị, em ruột mình, bên vợ (chồng) và người khác lợi dụng chức vụ, vị trí công tác của mình để trục lợi” (Điều 11) và: “Không được can thiệp, tác động để vợ (chồng), con, bố, mẹ, anh, chị, em ruột mình, bên vợ (chồng), bản thân và người khác đi du lịch, học tập, chữa bệnh bằng nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến ngành, lĩnh vực theo dõi, quản lý” (Điều 17).
Tuy vậy, quy định dù có đầy đủ, chặt chẽ đến đâu mà cán bộ, đảng viên không tự giác chấp hành, tuân thủ nghiêm túc thì cũng khó đạt kết quả như mong muốn. Đối với cán bộ, đảng viên, nhất là những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp cần phải thấm nhuần sâu sắc phương châm, nguyên tắc quản trị của người xưa truyền lại, đó là “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Bản thân trước hết phải tự giác chính tâm, tu dưỡng, tự soi, tự sửa, tự trau dồi, rèn luyện để trở thành một nhân cách đàng hoàng; cùng với đó phải giáo dục, dạy bảo con cái đến nơi đến chốn, chấn chỉnh, củng cố nền nếp gia đình cho vững vàng, hoàn hảo mới hy vọng làm tốt được công việc lớn lao hơn là quản trị xã hội và vận động, giáo dục, thuyết phục được người dân tin tưởng, làm theo mình. Ở góc độ người đứng đầu một cơ quan, tập thể phải thể hiện vai trò nêu gương, phải nắm bắt tư tưởng, kịp thời ngăn chặn những hành vi sai trí của cán bộ, đảng viên trong chính đơn vị quản lý. Khi tu thân không tốt, tề gia kém cỏi thì làm sao đủ sức, đủ tài, đủ khả năng gánh vác sứ mệnh “trị quốc, bình thiên hạ” được?
Vẫn biết con người có thể bị tình cảm gia đình chi phối, dễ bị cảm xúc thân thuộc của những người thân “len lỏi” và thậm chí có thể lấn át ý chí, lý trí trong tình huống, hoàn cảnh nào đó. Tuy nhiên, khi “ăn cơm nhà nước, phụng sự việc công, phục vụ Nhân dân” thì cán bộ, đảng viên rất cần sự tỉnh táo, sáng suốt, biết phân minh giữa việc chung và việc riêng, đừng để công - tư lẫn lộn. Nếu để vi phạm chắc chắn một điều Đảng và Nhà nước sẽ kiên quyết xử lý sai phạm, bởi “Chống tham nhũng, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”./.
NGỌC HÂN