Phòng chống “tiêu cực” trong cán bộ, đảng viên
- Được đăng: Chủ nhật, 05 Tháng 12 2021 21:06
- Lượt xem: 1933
(TUAG)- “Tiêu cực” trong cán bộ, đảng viên là nhận thức, thái độ, hành vi không lành mạnh; những thói hư, tật xấu, những biểu hiện, hành vi trái với các quan điểm, chủ trương, quy định của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; các chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước, làm tha hóa đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, làm giảm sút niềm tin của Nhân dân, cản trở quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Việc nhận diện các biểu hiện cụ thể của “tiêu cực” là không đơn giản, nhưng có thể khái quát lại, biểu hiện rõ nét nhất của “tiêu cực” là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Những hiện tượng “tiêu cực” đó đã gây bức xúc trong xã hội. Trong các “tiêu cực” cán bộ, đảng viên và dư luận xã hội quan tâm, bức xúc nhiều trước một số tình trạng tiêu cực sau:
Một là “lợi ích nhóm” chi phối chính sách, quyết định quản lý dẫn đến đầu tư sai gây lãng phí lớn và thiệt hại tài sản. Có thể thống kê về thiệt hại tài sản do tham nhũng gây ra nhưng khó có thể thống kê hết được thiệt hại tài sản do lãng phí gây ra vì lãng phí xảy ra trên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, dưới nhiều hình thái khác nhau. “Lợi ích nhóm” sẽ làm tha hóa đội ngũ cán bộ, công chức, đảo lộn những chuẩn mực, giá trị đạo đức xã hội.
Hai là “tiêu cực” trong công tác cán bộ là tình trạng đưa vào quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm chức vụ, quyền hạn cho những cán bộ chưa hoặc không đủ tiêu chuẩn, điều kiện được giấu dưới vỏ bọc “đúng quy trình”, “đúng quy định”. Không ít người đứng đầu đã bất chấp nguyên tắc, quy trình, quy định để lạm quyền thực hiện công tác cán bộ theo ý của riêng mình. Trên thực tế, ở một số địa phương, đã có tình trạng cán bộ được bổ nhiệm thần tốc, bổ nhiệm tràn lan… lâu ngày trở nên “ung nhọt”, phổ biến, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Ba là tình trạng tham nhũng “vặt” có tác động tiêu cực, lâu dài đến chất lượng quản trị nhà nước và môi trường pháp lý, phá mất kỷ cương, phép tắc của địa phương, đơn vị. “Ăn quen bén mùi” - cũng từ đây mà tệ nạn “cò” ký sinh vào từng loại dịch vụ, từng cơ quan, đơn vị, vừa hành dân, vừa làm hư hỏng đội ngũ cán bộ công chức. Hậu quả lớn nhất, nặng nề nhất, nguy hại nhất, chua xót nhất của tệ tham nhũng “vặt” là Nhân dân mất niềm tin với Đảng, Nhà nước, vào chế độ. Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đã bị làm méo mó đi dưới nhiều phương diện.
Bốn là tình trạng lời nói không đi đôi với việc làm, tình trạng hối lộ, đề cao đồng tiền, thực dụng chủ nghĩa. Các biểu hiện suy thoái liên quan đến thực thi quyền lực nêu trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của cán bộ, đảng viên rất đa dạng, như nói không đi đôi với làm; nói một đằng, làm một nẻo; tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác để trục lợi; lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực; sử dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi...
Năm là tình trạng tha hóa đạo đức, lối sống, sống buông thả, hưởng lạc... là vấn đề nổi cộm trong đời sống xã hội, còn biểu hiện ở nhiều mức độ khác, như: Công chức, viên chức bớt xén giờ làm việc để xử lý việc cá nhân; nhậu nhẹt say xỉn; phát ngôn bừa bãi… Sự tha hóa về lối sống sẽ làm ảnh hưởng đến thanh danh của Đảng, làm sụt giảm uy tín của Đảng và đội ngũ đảng viên trước quần chúng nhân dân.
Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác định nhiệm vụ trọng tâm đầu tiên trong nhiệm kỳ là: “Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị toàn diện, trong sạch, vững mạnh. Đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả. Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, “lợi ích nhóm”, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” [1].
Trong thời gian tới, để phòng, chống những biểu hiện “tiêu cực” trong cán bộ đảng viên, cần thực hiện đồng bộ những nhóm giải pháp như sau:
Một là tiếp tục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về nội dung, giá trị và ý nghĩa to lớn của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng.
Hai là đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận 01-KL/TW về “Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” của Bộ Chính trị khóa XIII.
Ba là đổi mới, tăng cường công tác quản lý phát triển đảng viên, bảo đảm chất lượng đảng viên theo yêu cầu của Điều lệ Đảng. Phát huy vai trò của công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng trong phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong cán bộ, đảng viên. Trong kiểm tra, giám sát, cần chú ý lắng nghe dư luận quần chúng, tiếp nhận ý kiến của mặt trận, đoàn thể nhận xét, phê bình cán bộ, đảng viên theo định kỳ hoặc đột xuất để phát hiện, khắc phục những khuyết điểm khi mới “chớm nở”.
Bốn là những giải pháp trong lĩnh vực quản lý nhà nước. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đủ về số lượng và đạt về chất lượng để tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đều được điều chỉnh bằng các bộ luật và luật.
Năm là phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Nhân dân đối với cán bộ, đảng viên thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.
Sáu là hạn chế tối đa những tác động bên ngoài đến tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong cán bộ, đảng viên. Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân về tình hình, nhiệm vụ cách mạng hiện nay và hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phần tử phản động, cơ hội chính trị đối với cách mạng nước ta hiện nay để nâng cao sức đề kháng, “miễn dịch” với các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc. Đề ra các biện pháp để khắc phục chủ nghĩa thực dụng kinh tế, lối sống cá nhân, hưởng thụ, chủ nghĩa cá nhân cực đoan.
Bảy là phát huy vai trò tự giác, tích cực của cán bộ, đảng viên trong phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống.
Mỗi cán bộ, đảng viên cần xác định nhiệm vụ, trách nhiệm của mình ở từng lĩnh vực, vị trí công tác, phấn đấu hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao xứng đánh với niềm tin của Nhân dân./.
___________
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2021, t.2, tr.334.
Ảnh minh họa
Những hiện tượng “tiêu cực” đó đã gây bức xúc trong xã hội. Trong các “tiêu cực” cán bộ, đảng viên và dư luận xã hội quan tâm, bức xúc nhiều trước một số tình trạng tiêu cực sau:
Một là “lợi ích nhóm” chi phối chính sách, quyết định quản lý dẫn đến đầu tư sai gây lãng phí lớn và thiệt hại tài sản. Có thể thống kê về thiệt hại tài sản do tham nhũng gây ra nhưng khó có thể thống kê hết được thiệt hại tài sản do lãng phí gây ra vì lãng phí xảy ra trên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, dưới nhiều hình thái khác nhau. “Lợi ích nhóm” sẽ làm tha hóa đội ngũ cán bộ, công chức, đảo lộn những chuẩn mực, giá trị đạo đức xã hội.
Hai là “tiêu cực” trong công tác cán bộ là tình trạng đưa vào quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm chức vụ, quyền hạn cho những cán bộ chưa hoặc không đủ tiêu chuẩn, điều kiện được giấu dưới vỏ bọc “đúng quy trình”, “đúng quy định”. Không ít người đứng đầu đã bất chấp nguyên tắc, quy trình, quy định để lạm quyền thực hiện công tác cán bộ theo ý của riêng mình. Trên thực tế, ở một số địa phương, đã có tình trạng cán bộ được bổ nhiệm thần tốc, bổ nhiệm tràn lan… lâu ngày trở nên “ung nhọt”, phổ biến, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Ba là tình trạng tham nhũng “vặt” có tác động tiêu cực, lâu dài đến chất lượng quản trị nhà nước và môi trường pháp lý, phá mất kỷ cương, phép tắc của địa phương, đơn vị. “Ăn quen bén mùi” - cũng từ đây mà tệ nạn “cò” ký sinh vào từng loại dịch vụ, từng cơ quan, đơn vị, vừa hành dân, vừa làm hư hỏng đội ngũ cán bộ công chức. Hậu quả lớn nhất, nặng nề nhất, nguy hại nhất, chua xót nhất của tệ tham nhũng “vặt” là Nhân dân mất niềm tin với Đảng, Nhà nước, vào chế độ. Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đã bị làm méo mó đi dưới nhiều phương diện.
Bốn là tình trạng lời nói không đi đôi với việc làm, tình trạng hối lộ, đề cao đồng tiền, thực dụng chủ nghĩa. Các biểu hiện suy thoái liên quan đến thực thi quyền lực nêu trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của cán bộ, đảng viên rất đa dạng, như nói không đi đôi với làm; nói một đằng, làm một nẻo; tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác để trục lợi; lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực; sử dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi...
Năm là tình trạng tha hóa đạo đức, lối sống, sống buông thả, hưởng lạc... là vấn đề nổi cộm trong đời sống xã hội, còn biểu hiện ở nhiều mức độ khác, như: Công chức, viên chức bớt xén giờ làm việc để xử lý việc cá nhân; nhậu nhẹt say xỉn; phát ngôn bừa bãi… Sự tha hóa về lối sống sẽ làm ảnh hưởng đến thanh danh của Đảng, làm sụt giảm uy tín của Đảng và đội ngũ đảng viên trước quần chúng nhân dân.
Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác định nhiệm vụ trọng tâm đầu tiên trong nhiệm kỳ là: “Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị toàn diện, trong sạch, vững mạnh. Đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả. Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, “lợi ích nhóm”, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” [1].
Trong thời gian tới, để phòng, chống những biểu hiện “tiêu cực” trong cán bộ đảng viên, cần thực hiện đồng bộ những nhóm giải pháp như sau:
Một là tiếp tục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về nội dung, giá trị và ý nghĩa to lớn của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng.
Hai là đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận 01-KL/TW về “Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” của Bộ Chính trị khóa XIII.
Ba là đổi mới, tăng cường công tác quản lý phát triển đảng viên, bảo đảm chất lượng đảng viên theo yêu cầu của Điều lệ Đảng. Phát huy vai trò của công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng trong phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong cán bộ, đảng viên. Trong kiểm tra, giám sát, cần chú ý lắng nghe dư luận quần chúng, tiếp nhận ý kiến của mặt trận, đoàn thể nhận xét, phê bình cán bộ, đảng viên theo định kỳ hoặc đột xuất để phát hiện, khắc phục những khuyết điểm khi mới “chớm nở”.
Bốn là những giải pháp trong lĩnh vực quản lý nhà nước. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đủ về số lượng và đạt về chất lượng để tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đều được điều chỉnh bằng các bộ luật và luật.
Năm là phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Nhân dân đối với cán bộ, đảng viên thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.
Sáu là hạn chế tối đa những tác động bên ngoài đến tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong cán bộ, đảng viên. Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân về tình hình, nhiệm vụ cách mạng hiện nay và hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phần tử phản động, cơ hội chính trị đối với cách mạng nước ta hiện nay để nâng cao sức đề kháng, “miễn dịch” với các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc. Đề ra các biện pháp để khắc phục chủ nghĩa thực dụng kinh tế, lối sống cá nhân, hưởng thụ, chủ nghĩa cá nhân cực đoan.
Bảy là phát huy vai trò tự giác, tích cực của cán bộ, đảng viên trong phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống.
Mỗi cán bộ, đảng viên cần xác định nhiệm vụ, trách nhiệm của mình ở từng lĩnh vực, vị trí công tác, phấn đấu hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao xứng đánh với niềm tin của Nhân dân./.
Trúc Linh
___________
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2021, t.2, tr.334.