Cảnh giác với những thông tin sai sự thật về vaccine phòng dịch COVID-19
- Được đăng: Thứ ba, 02 Tháng 3 2021 07:43
- Lượt xem: 1191
(TUAG)- Trong khi cả nước đang rất vui mừng, phấn khởi khi Việt Nam đã tiếp nhận trên 100.000 liều vaccine đầu tiên để phục vụ cho công tác phòng, chống dịch COVID-19, con số này đang tiếp tục nhân lên theo sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ tiến đến mục tiêu đủ liều tiêm chủng cho toàn dân. Càng phấn khởi hơn khi chúng ta đã sản xuất được 3 loại vaccine đang trong giai đoạn thử nghiệm bước đầu đã cho thấy nhiều tín hiệu khả quan, cụ thể là có nhiều quốc gia đã đăng ký mua vaccine “made in Việt Nam”.
Tuy nhiên, những ngày gần đây xuất hiện nhiều thông tin không chính thống, sai sự thật khi cho rằng phòng dịch bằng vaccine là giải pháp kém an toàn cần loại bỏ. Thêm vào đó những thông tin này phủ nhận khả năng phòng dịch của các loại vaccine do Việt Nam sản xuất gây nhiễu loạn thị trường, làm nhiều người hoang mang, lo lắng trước quyết định có nên tiêm phòng hay không.
Mới đây, Bộ Y tế và Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống COVID-19 chính thức khẳng định: Tiêm ngừa vaccine là giải pháp căn cơ nhất để chống dịch COVID-19 trong giai đoạn hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà còn ở hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới. Tuy nhiên, các ngành chức năng cũng cảnh báo dù có vaccine cũng phải đi đôi với các giải pháp phòng, chống khác, trước mắt là giải pháp “5K” (khẩu trang, khoảng cách, không tụ tập đông người, khai báo y tế, khử khuẩn).
Hiện nay, chúng ta chưa đủ liều vaccine để tiêm chủng toàn dân, từ đó Chính phủ cũng đã thông tin 11 đối tượng ưu tiên tiêm trước, số đối tượng còn lại sẽ được tiêm chủng trong các lần tiếp theo. Đây là cách đối phó tình huống khẩn cấp, kịp thời, phù hợp. Thế nhưng các thế lực thù địch tung tin thất thiệt gây sự thắc mắc, mất lòng tin trong Nhân dân. Bên cạnh đó, các cơ quan y tế cũng phân tích rất cụ thể rằng: Sau khi tiêm mũi đầu tiên kháng thể chưa thể có được và chỉ bắt đầu có ở lần tiêm thứ 2 trở đi. Tin vui là sáng 26/2/2021, một trong ba vaccine của Việt Nam đã được triển khai thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 (vaccine Nanocovax của Công ty cổ phần Công nghệ sinh học Dược Nanogen). Như vậy có thể khẳng định Việt Nam đã tự sản xuất được vaccine, đồng nghĩa với việc chủ động chống dịch, đồng thời có nguồn cung vaccine rẻ hơn so với vaccine nước ngoài để phục vụ toàn dân.
Điều đáng mừng là giai đoạn 2 thử nghiệm vaccine Nanocovax đã rút ngắn từ 6 tháng xuống còn 3 tháng. Quy trình thử nghiệm vaccine trên người vẫn phải tuân thủ mọi bước kỹ thuật, nhưng các bước phải tiến hành nhanh và chắc. Làm được vaccine sớm ngày nào thì không chỉ giúp cho chống dịch mà còn là niềm tự hào của ngành y tế Việt Nam, đồng thời là niềm tin và kỳ vọng của Nhân dân. Điều cần lưu ý và tuyên truyền cho mọi người cũng hiểu là việc tiêm vaccine có phản ứng phụ là đương nhiên. Đây là điều xảy ra với bất cứ vaccine nào trên thế giới, dù là vaccine tốt nhất.
Chúng ta đã từng xử lý nghiêm những thông tin giả về tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng, vì vậy những thông tin không chính xác về hiệu quả, về vaccine cũng phải xử lý nghiêm theo đúng luật pháp. Hơn lúc nào hết người dân cần hết sức bình tĩnh; phản bác có luận cứ khoa học với các thông tin đi ngược lại với sự thành công của y học thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng, ra sức cộng đồng trách nhiệm cùng với Nhà nước đẩy lùi cơn đại dịch trong tương lai gần nhất.
Tuy nhiên, những ngày gần đây xuất hiện nhiều thông tin không chính thống, sai sự thật khi cho rằng phòng dịch bằng vaccine là giải pháp kém an toàn cần loại bỏ. Thêm vào đó những thông tin này phủ nhận khả năng phòng dịch của các loại vaccine do Việt Nam sản xuất gây nhiễu loạn thị trường, làm nhiều người hoang mang, lo lắng trước quyết định có nên tiêm phòng hay không.
Mới đây, Bộ Y tế và Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống COVID-19 chính thức khẳng định: Tiêm ngừa vaccine là giải pháp căn cơ nhất để chống dịch COVID-19 trong giai đoạn hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà còn ở hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới. Tuy nhiên, các ngành chức năng cũng cảnh báo dù có vaccine cũng phải đi đôi với các giải pháp phòng, chống khác, trước mắt là giải pháp “5K” (khẩu trang, khoảng cách, không tụ tập đông người, khai báo y tế, khử khuẩn).
Hiện nay, chúng ta chưa đủ liều vaccine để tiêm chủng toàn dân, từ đó Chính phủ cũng đã thông tin 11 đối tượng ưu tiên tiêm trước, số đối tượng còn lại sẽ được tiêm chủng trong các lần tiếp theo. Đây là cách đối phó tình huống khẩn cấp, kịp thời, phù hợp. Thế nhưng các thế lực thù địch tung tin thất thiệt gây sự thắc mắc, mất lòng tin trong Nhân dân. Bên cạnh đó, các cơ quan y tế cũng phân tích rất cụ thể rằng: Sau khi tiêm mũi đầu tiên kháng thể chưa thể có được và chỉ bắt đầu có ở lần tiêm thứ 2 trở đi. Tin vui là sáng 26/2/2021, một trong ba vaccine của Việt Nam đã được triển khai thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 (vaccine Nanocovax của Công ty cổ phần Công nghệ sinh học Dược Nanogen). Như vậy có thể khẳng định Việt Nam đã tự sản xuất được vaccine, đồng nghĩa với việc chủ động chống dịch, đồng thời có nguồn cung vaccine rẻ hơn so với vaccine nước ngoài để phục vụ toàn dân.
Điều đáng mừng là giai đoạn 2 thử nghiệm vaccine Nanocovax đã rút ngắn từ 6 tháng xuống còn 3 tháng. Quy trình thử nghiệm vaccine trên người vẫn phải tuân thủ mọi bước kỹ thuật, nhưng các bước phải tiến hành nhanh và chắc. Làm được vaccine sớm ngày nào thì không chỉ giúp cho chống dịch mà còn là niềm tự hào của ngành y tế Việt Nam, đồng thời là niềm tin và kỳ vọng của Nhân dân. Điều cần lưu ý và tuyên truyền cho mọi người cũng hiểu là việc tiêm vaccine có phản ứng phụ là đương nhiên. Đây là điều xảy ra với bất cứ vaccine nào trên thế giới, dù là vaccine tốt nhất.
Chúng ta đã từng xử lý nghiêm những thông tin giả về tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng, vì vậy những thông tin không chính xác về hiệu quả, về vaccine cũng phải xử lý nghiêm theo đúng luật pháp. Hơn lúc nào hết người dân cần hết sức bình tĩnh; phản bác có luận cứ khoa học với các thông tin đi ngược lại với sự thành công của y học thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng, ra sức cộng đồng trách nhiệm cùng với Nhà nước đẩy lùi cơn đại dịch trong tương lai gần nhất.
Phan Thị Anh Thư