Đấu tranh chống bệnh vô cảm với Nhân dân
- Được đăng: Thứ tư, 24 Tháng 11 2021 10:07
- Lượt xem: 1806
(TUAG)- Ngày 25/10/2021, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Quy định 37-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm trong đó có nhiều điểm mới so với Quy định 47-QĐ/TW ngày 01/11/2011. Một trong điểm mới là Đảng làm rõ và bổ sung thêm biểu hiện căn bệnh quan liêu ở Điều 3: “Thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, xa rời quần chúng”. Có thể nói, đó là sự bổ sung xác đáng từ nhận thức sâu sắc về thực trạng và tác hại của căn bệnh quan liêu, xa dân, vô cảm với Nhân dân.
Hồ Chí Minh khẳng định “bệnh quan liêu là kẻ thù của Nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ”. Người chỉ ra những biểu hiện cụ thể của bệnh quan liêu: Chỉ đạo xa rời thực tế, xa quần chúng; áp dụng phương pháp mệnh lệnh hành chính; chỉ biết hô hào khẩu hiệu chỉ thị, xem báo cáo, làm việc qua loa; lời nói không đi đôi với việc làm; chủ quan, tự mãn, coi thường quần chúng… Cán bộ, đảng viên mắc bệnh quan liêu “Miệng thì nói dân chủ, nhưng làm việc thì họ theo lối “quan” chủ. Miệng thì nói “phụng sự quần chúng”, nhưng họ làm trái ngược với lợi ích của quần chúng, trái ngược với phương châm và chính sách của Đảng và Chính phủ”. Quan liêu, xa rời, không yêu thương Nhân dân tất yếu dẫn đến và làm cho căn bệnh vô cảm trước Nhân dân của cán bộ, đảng viên càng ngày càng trầm trọng.
Với tác hại to lớn đó, Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên “Ai không mắc bệnh quan liêu thì phải giữ gìn, tránh nó. Ai đã mắc bệnh ấy, thì phải cố gắng mà chữa cho khỏi đi, cho xứng đáng là người cán bộ cách mạng, chớ để bị đào thải”. Người yêu cầu cán bộ, đảng viên: Đặt lợi ích Nhân dân lên trên hết; Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân; Việc gì cũng bàn với Nhân dân, giải thích cho Nhân dân hiểu rõ; Có khuyết điểm thì thật thà tự phê bình trước Nhân dân, và hoan nghênh Nhân dân phê bình mình; Sẵn sàng học hỏi Nhân dân; Tự mình phải làm gương mẫu cần kiệm liêm chính, để Nhân dân noi theo”. Bản thân Hồ Chí Minh là mẫu mực của lãnh tụ thương dân, gần dân, hiểu dân, kính dân, trọng dân, một người trọn đời thực hiện nhất quán nguyên tắc “theo đúng đường lối Nhân dân”.
Từ Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII. Gần đây, ngày 25/10/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký kết luận Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" được triển khai quyết liệt vào thực tế trong thời gian qua, đã có nhiều tấm gương về cán bộ, đảng viên tận tụy với Nhân dân, nhiều cách làm hay để gần dân, hiểu dân, phát huy sức mạnh từ Nhân dân như mô hình “Gần dân, sát dân”, “Vui lòng dân đến, vừa lòng dân đi”, “Chính quyền thân thiện của dân, do dân và vì dân”; “Ngày không viết”; “Ngày không hẹn”; “Gần công nhân, sát công nhân, lắng nghe ý kiến công nhân”…, các diễn đàn “Lắng nghe dân nói”, “Cà phê doanh nhân”… Qua đó, góp phần làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của cán bộ, đảng viên, từ tư duy “ban phát”, “ra lệnh” sang tư duy phục vụ là “đầy tớ của Nhân dân”.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà chủ yếu từ sự yếu kém, suy thoái tư tưởng, chính trị, đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên, căn bệnh quan liêu, vô cảm đến nay vẫn là căn bệnh “mãn tính”. Với tinh thần tự phê thẳng thắn, nghiêm túc, Văn kiện Đại hội XIII chỉ rõ: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chủ nghĩa cá nhân, “lợi ích nhóm”, bệnh lãng phí, vô cảm, bệnh thành tích ở một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi”.
Để đấu tranh chống bệnh vô cảm với Nhân dân, cần tập trung thực hiện các giải pháp chủ yếu sau:
Phải thấm nhuần tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về thương dân, hiểu dân, gần dân, trọng dân, phụng sự dân; thực sự để “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” để cán bộ, đảng viên tự giác, tự nhận thức về trách nhiệm đạo đức trong việc phục vụ dân, đồng cảm, trăn trở với cuộc sống của dân.
Phải thực hành dân chủ, động viên Nhân dân tham gia đấu tranh chống bệnh quan liêu, vô cảm bởi “Quần chúng tham gia càng đông, thành công càng đầy đủ, mau chóng”. Kết hợp giữa giáo dục đạo đức công vụ của cán bộ, đảng viên, với việc nâng cao trách nhiệm của đoàn thể, quần chúng trong giám sát, phản biện xã hội để “trị dứt điểm” căn bệnh này. Cần dựa vào Nhân dân để đánh giá, để “sửa chữa cán bộ”. Từ đó, khen thưởng, biểu dương cán bộ, đảng viên tốt và kiên quyết loại những “công bộc” yếu kém, “vô cảm” ra khỏi hàng ngũ của Đảng.
Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của người cán bộ, đảng viên để lan tỏa các giá trị tốt đẹp trong xã hội. Có thể nói, đề cao việc nêu gương, làm cho cái tốt “đè bẹp” cái xấu, cái thiện thắng cái ác, cái chân thực lấn át cái giả dối sẽ là giải pháp hữu hiệu “trị dứt điểm” căn bệnh quan liêu, vô cảm đang khá phổ biến hiện nay.
Cần có quy định pháp luật cụ thể để phòng chống căn bệnh quan liêu, vô cảm - nhất là khi căn bệnh này đã ăn sâu trong một số bộ phận cán bộ, đảng viên. Hiện nay, Đảng ban hành quy định về những điều đảng viên không được làm, Nhà nước ban hành bộ quy tắc về đạo đức công vụ, văn hóa công sở, quy định pháp lý về trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, của cán bộ, công chức. Theo đó, đối với cán bộ đảng viên khi mắc căn bệnh quan liêu, vô cảm với Nhân dân, thì đó không chỉ là sự vi phạm về đạo đức mà còn vi phạm điều lệ Đảng và pháp luật Nhà nước.
Công tác kiểm tra, kiểm soát cần tiến hành thường xuyên, trên mọi cấp độ, trên mọi lĩnh vực nhằm kịp thời phát hiện sai lầm, những hạn chế trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, của mỗi cán bộ, đảng viên dù bất kỳ chức vụ công tác nào để kịp thời sửa chữa, xử lý.
Hiện nay, việc tăng cường đối thoại với Nhân dân là một trong cách hiệu quả nhất để giải quyết những điểm nóng ở cơ sở. Điều quan trọng hơn là từ cuộc đối thoại trực tiếp đó, các cấp ủy đảng, chính quyền cần có hành động thiết thực, cụ thể giải quyết nhu cầu chính đáng của Nhân dân, tránh nói suông, hứa suông làm mất niềm tin của dân./.
Hồ Chí Minh khẳng định “bệnh quan liêu là kẻ thù của Nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ”. Người chỉ ra những biểu hiện cụ thể của bệnh quan liêu: Chỉ đạo xa rời thực tế, xa quần chúng; áp dụng phương pháp mệnh lệnh hành chính; chỉ biết hô hào khẩu hiệu chỉ thị, xem báo cáo, làm việc qua loa; lời nói không đi đôi với việc làm; chủ quan, tự mãn, coi thường quần chúng… Cán bộ, đảng viên mắc bệnh quan liêu “Miệng thì nói dân chủ, nhưng làm việc thì họ theo lối “quan” chủ. Miệng thì nói “phụng sự quần chúng”, nhưng họ làm trái ngược với lợi ích của quần chúng, trái ngược với phương châm và chính sách của Đảng và Chính phủ”. Quan liêu, xa rời, không yêu thương Nhân dân tất yếu dẫn đến và làm cho căn bệnh vô cảm trước Nhân dân của cán bộ, đảng viên càng ngày càng trầm trọng.
Với tác hại to lớn đó, Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên “Ai không mắc bệnh quan liêu thì phải giữ gìn, tránh nó. Ai đã mắc bệnh ấy, thì phải cố gắng mà chữa cho khỏi đi, cho xứng đáng là người cán bộ cách mạng, chớ để bị đào thải”. Người yêu cầu cán bộ, đảng viên: Đặt lợi ích Nhân dân lên trên hết; Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân; Việc gì cũng bàn với Nhân dân, giải thích cho Nhân dân hiểu rõ; Có khuyết điểm thì thật thà tự phê bình trước Nhân dân, và hoan nghênh Nhân dân phê bình mình; Sẵn sàng học hỏi Nhân dân; Tự mình phải làm gương mẫu cần kiệm liêm chính, để Nhân dân noi theo”. Bản thân Hồ Chí Minh là mẫu mực của lãnh tụ thương dân, gần dân, hiểu dân, kính dân, trọng dân, một người trọn đời thực hiện nhất quán nguyên tắc “theo đúng đường lối Nhân dân”.
Từ Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII. Gần đây, ngày 25/10/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký kết luận Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" được triển khai quyết liệt vào thực tế trong thời gian qua, đã có nhiều tấm gương về cán bộ, đảng viên tận tụy với Nhân dân, nhiều cách làm hay để gần dân, hiểu dân, phát huy sức mạnh từ Nhân dân như mô hình “Gần dân, sát dân”, “Vui lòng dân đến, vừa lòng dân đi”, “Chính quyền thân thiện của dân, do dân và vì dân”; “Ngày không viết”; “Ngày không hẹn”; “Gần công nhân, sát công nhân, lắng nghe ý kiến công nhân”…, các diễn đàn “Lắng nghe dân nói”, “Cà phê doanh nhân”… Qua đó, góp phần làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của cán bộ, đảng viên, từ tư duy “ban phát”, “ra lệnh” sang tư duy phục vụ là “đầy tớ của Nhân dân”.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà chủ yếu từ sự yếu kém, suy thoái tư tưởng, chính trị, đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên, căn bệnh quan liêu, vô cảm đến nay vẫn là căn bệnh “mãn tính”. Với tinh thần tự phê thẳng thắn, nghiêm túc, Văn kiện Đại hội XIII chỉ rõ: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chủ nghĩa cá nhân, “lợi ích nhóm”, bệnh lãng phí, vô cảm, bệnh thành tích ở một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi”.
Để đấu tranh chống bệnh vô cảm với Nhân dân, cần tập trung thực hiện các giải pháp chủ yếu sau:
Phải thấm nhuần tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về thương dân, hiểu dân, gần dân, trọng dân, phụng sự dân; thực sự để “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” để cán bộ, đảng viên tự giác, tự nhận thức về trách nhiệm đạo đức trong việc phục vụ dân, đồng cảm, trăn trở với cuộc sống của dân.
Phải thực hành dân chủ, động viên Nhân dân tham gia đấu tranh chống bệnh quan liêu, vô cảm bởi “Quần chúng tham gia càng đông, thành công càng đầy đủ, mau chóng”. Kết hợp giữa giáo dục đạo đức công vụ của cán bộ, đảng viên, với việc nâng cao trách nhiệm của đoàn thể, quần chúng trong giám sát, phản biện xã hội để “trị dứt điểm” căn bệnh này. Cần dựa vào Nhân dân để đánh giá, để “sửa chữa cán bộ”. Từ đó, khen thưởng, biểu dương cán bộ, đảng viên tốt và kiên quyết loại những “công bộc” yếu kém, “vô cảm” ra khỏi hàng ngũ của Đảng.
Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của người cán bộ, đảng viên để lan tỏa các giá trị tốt đẹp trong xã hội. Có thể nói, đề cao việc nêu gương, làm cho cái tốt “đè bẹp” cái xấu, cái thiện thắng cái ác, cái chân thực lấn át cái giả dối sẽ là giải pháp hữu hiệu “trị dứt điểm” căn bệnh quan liêu, vô cảm đang khá phổ biến hiện nay.
Cần có quy định pháp luật cụ thể để phòng chống căn bệnh quan liêu, vô cảm - nhất là khi căn bệnh này đã ăn sâu trong một số bộ phận cán bộ, đảng viên. Hiện nay, Đảng ban hành quy định về những điều đảng viên không được làm, Nhà nước ban hành bộ quy tắc về đạo đức công vụ, văn hóa công sở, quy định pháp lý về trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, của cán bộ, công chức. Theo đó, đối với cán bộ đảng viên khi mắc căn bệnh quan liêu, vô cảm với Nhân dân, thì đó không chỉ là sự vi phạm về đạo đức mà còn vi phạm điều lệ Đảng và pháp luật Nhà nước.
Công tác kiểm tra, kiểm soát cần tiến hành thường xuyên, trên mọi cấp độ, trên mọi lĩnh vực nhằm kịp thời phát hiện sai lầm, những hạn chế trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, của mỗi cán bộ, đảng viên dù bất kỳ chức vụ công tác nào để kịp thời sửa chữa, xử lý.
Hiện nay, việc tăng cường đối thoại với Nhân dân là một trong cách hiệu quả nhất để giải quyết những điểm nóng ở cơ sở. Điều quan trọng hơn là từ cuộc đối thoại trực tiếp đó, các cấp ủy đảng, chính quyền cần có hành động thiết thực, cụ thể giải quyết nhu cầu chính đáng của Nhân dân, tránh nói suông, hứa suông làm mất niềm tin của dân./.
TRÚC LINH