An Giang phát triển nền nông nghiệp theo hướng bền vững, tạo nền tảng tăng trưởng kinh tế
- Được đăng: Thứ tư, 16 Tháng 11 2016 08:02
- Lượt xem: 3467
(TGAG)- Nhìn lại 30 đổi mới, cùng với sự phát triển chung của cả nước, nền nông nghiệp An Giang đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực; tốc độ tăng trưởng luôn được duy trì; giá trị sản xuất tăng qua từng năm; nhiều mô hình liên kết sản xuất, mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hình thành và nhân rộng góp phần tăng thu nhập người nông dân, thực hiện tốt mục tiêu xóa đói giảm nghèo; đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; tạo nền tạo vững chắc cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới.
Trên cơ sở nhìn nhận, đánh giá những hạn chế, yếu kém, phân tích nguyên nhân hạn chế và nhận định thời cơ, thách thức trong thời gian tới. Ngày 11-11-2016, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa X) ban hành Chương trình hành động số 08-CTr/TU về phát triển nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025.
Quan điểm phát triển nông nghiệp phải đặt trong tổng thể nền kinh tế, đồng bộ với phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ. Phát triển sản xuất theo chiều sâu, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích đất sản xuất; sản xuất phải gắn với nhu cầu thị trường và phải tăng thu nhập người nông dân.
Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị ngành hàng, đặc biệt là theo nhu cầu thị trường, trong đó, lấy doanh nghiệp và nông dân làm trọng tâm. Nhà nước giữ vai trò kiến tạo bằng các chính sách đòn bẩy thúc đẩy doanh nghiệp, nông dân và các thành phần tham gia cùng phát triển. Tạo thế chủ động về cơ chế, chính sách để phát huy nội lực của tỉnh, phát huy lợi thế liên kết vùng của tỉnh trong kinh tế trọng điểm đồng bằng Sông Cửu Long, tranh thủ ngoại lực nhằm huy động, khuyến khích, thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế.
Tập trung mạnh mời gọi, thu hút đầu tư. Lấy ứng dụng khoa học-công nghệ làm khâu đột phá; đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ khoa học và nông dân đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa lớn.
Chọn lọc và phát huy có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả các chủ trương, chính sách về phát triển nông nghiệp đã ban hành.
Chương trình hành động hướng tới mục tiêu chung: Làm thay đổi một cách căn bản phát triển lực lượng sản xuất, tạo bước đột phá về quan hệ sản xuất nhằm đưa trình độ sản xuất của nông dân, tổ chức nông dân lên một bậc so với hiện tại. Từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu; giữ vững mức tăng trưởng nông nghiệp hợp lý qua từng năm trong giai đoạn 2016 - 2020, tạo đà tăng trưởng cao cho giai đoạn tiếp theo. Sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu tạo ra sản phẩm an toàn đáp ứng nhu cầu thị trường, từng bước đưa nền nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững.
Mục tiêu cụ thể: Tốc độ tăng trưởng bình quân khu vực nông - lâm - thủy sản giai đoạn 2016 - 2020 ít nhất là 2,71%; giai đoạn 2021- 2025 ít nhất là 3,2%. Nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Đến năm 2020, giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt khoảng 192 triệu đồng/ha, đến năm 2025 đạt 228 triệu đồng/ha. Thu nhập bình quân đầu người nông thôn đến năm 2020 đạt từ 45 triệu đồng/người/năm trở lên. Phấn đấu thu hút 5-10 doanh nghiệp có vốn đầu tư từ 100 tỷ đồng trở lên.
Nhiệm vụ và giải pháp về thị trường: Đẩy mạnh công tác hỗ trợ quảng bá, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường trong và ngoài nước có tiềm năng gắn với thực hiện Đề án Xác lập khung chính sách tiếp cận, thiết lập và xâm nhập thị trường cho các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đa dạng có lợi thế của doanh nghiệp và người dân An Giang vào hệ thống phân phối trong và ngoài nước đến năm 2020. Tạo điều kiện cho người dân, các hiệp hội, hội nghề nghiệp, các thành phần kinh tế, nhất là các doanh nghiệp khởi nghiệp chủ động tiếp cận, xúc tiến, tìm kiếm thị trường. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch ngành, quy hoạch ứng dụng công nghệ cao, chuyển dịch phát triển rau màu, chăn nuôi heo phù hợp với thực tế thị trường, lợi thế của tỉnh. Định vị sản phẩm và bộ giống nông sản, các giống chăn nuôi, thủy sản, xây dựng các quy trình kỹ thuật chuẩn tiến tới xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm; hình thành các chuỗi giá trị, quy hoạch lại vùng nguyên liệu cho nhóm sản phẩm đã định vị; tăng cường kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh trên từng sản phẩm.
Nhiệm vụ và giải pháp về thu hút đầu tư trong nông nghiệp: Xây dựng Đề án tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020 để thu hút doanh nghiệp đầu tư; vận dụng có hiệu quả chính sách hỗ trợ đầu tư của Trung ương, của tỉnh phù hợp với nhu cầu thực tiễn; xây dựng chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tập trung đầu tư hoàn chỉnh hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng để đẩy mạnh cơ giới hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Nhiệm vụ và giải pháp về khoa học công nghệ: Tập trung nguồn lực triển khai thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27-6-2012 của Tỉnh ủy, Chương trình hành động số 18-CTr/TU ngày 28-2-2013 của Tỉnh ủy; nghiên cứu và nâng chất lĩnh vực sản xuất cơ khí, chế tạo máy giúp cơ giới hóa toàn bộ quy trình sản xuất trên cây màu, cây ăn quả; tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.
Nhiệm vụ và giải pháp về tổ chức lại sản xuất: Phát triển loại hình kinh tế trang trại, gia trại, có cơ chế mở rộng hạn điền cho nhà đầu tư sở hữu và tích tụ diện tích đất lớn, ưu tiên chuyển đổi mục đích đất làm kinh tế trang trại; củng cố và phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã, tập trung phát triển các hợp tác xã kiểu mới theo chuỗi giá trị ngành hàng; đẩy mạnh phát triển loại hình sản xuất theo cơ chế công ty cổ phần, phát triển sản xuất theo mô hình “hợp tác công - tư” (PPP) và mô hình chuỗi liên kết “tín dụng một đầu mối”.
Hình thành “mỗi vùng một sản phẩm” nông nghiệp đặc trưng gắn với xây dựng thương hiệu kết hợp phát triển du lịch và phân phối đến các hệ thống siêu thị trong và ngoài nước; xây dựng cơ chế, chính sách ưu tiên, ưu đãi, khen thưởng, thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển thương hiệu cho sản phẩm của từng vùng.
Đào tạo chuyên gia hàng đầu ngành trình độ tiến sĩ theo ngành hàng thuộc tám quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp và ứng dụng công nghệ cao; đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực chuyên môn cấp huyện nhằm phục vụ cho mô hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã kiểu mới; đào tạo đội ngũ nông dân nông nghiệp gắn theo từng đề án, dự án, chương trình, chuỗi giá trị, các mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao...
Trên cơ sở nhìn nhận, đánh giá những hạn chế, yếu kém, phân tích nguyên nhân hạn chế và nhận định thời cơ, thách thức trong thời gian tới. Ngày 11-11-2016, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa X) ban hành Chương trình hành động số 08-CTr/TU về phát triển nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025.
Quan điểm phát triển nông nghiệp phải đặt trong tổng thể nền kinh tế, đồng bộ với phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ. Phát triển sản xuất theo chiều sâu, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích đất sản xuất; sản xuất phải gắn với nhu cầu thị trường và phải tăng thu nhập người nông dân.
Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị ngành hàng, đặc biệt là theo nhu cầu thị trường, trong đó, lấy doanh nghiệp và nông dân làm trọng tâm. Nhà nước giữ vai trò kiến tạo bằng các chính sách đòn bẩy thúc đẩy doanh nghiệp, nông dân và các thành phần tham gia cùng phát triển. Tạo thế chủ động về cơ chế, chính sách để phát huy nội lực của tỉnh, phát huy lợi thế liên kết vùng của tỉnh trong kinh tế trọng điểm đồng bằng Sông Cửu Long, tranh thủ ngoại lực nhằm huy động, khuyến khích, thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế.
Tập trung mạnh mời gọi, thu hút đầu tư. Lấy ứng dụng khoa học-công nghệ làm khâu đột phá; đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ khoa học và nông dân đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa lớn.
Chọn lọc và phát huy có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả các chủ trương, chính sách về phát triển nông nghiệp đã ban hành.
Chương trình hành động hướng tới mục tiêu chung: Làm thay đổi một cách căn bản phát triển lực lượng sản xuất, tạo bước đột phá về quan hệ sản xuất nhằm đưa trình độ sản xuất của nông dân, tổ chức nông dân lên một bậc so với hiện tại. Từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu; giữ vững mức tăng trưởng nông nghiệp hợp lý qua từng năm trong giai đoạn 2016 - 2020, tạo đà tăng trưởng cao cho giai đoạn tiếp theo. Sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu tạo ra sản phẩm an toàn đáp ứng nhu cầu thị trường, từng bước đưa nền nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững.
Mục tiêu cụ thể: Tốc độ tăng trưởng bình quân khu vực nông - lâm - thủy sản giai đoạn 2016 - 2020 ít nhất là 2,71%; giai đoạn 2021- 2025 ít nhất là 3,2%. Nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Đến năm 2020, giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt khoảng 192 triệu đồng/ha, đến năm 2025 đạt 228 triệu đồng/ha. Thu nhập bình quân đầu người nông thôn đến năm 2020 đạt từ 45 triệu đồng/người/năm trở lên. Phấn đấu thu hút 5-10 doanh nghiệp có vốn đầu tư từ 100 tỷ đồng trở lên.
Nhiệm vụ và giải pháp về thị trường: Đẩy mạnh công tác hỗ trợ quảng bá, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường trong và ngoài nước có tiềm năng gắn với thực hiện Đề án Xác lập khung chính sách tiếp cận, thiết lập và xâm nhập thị trường cho các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đa dạng có lợi thế của doanh nghiệp và người dân An Giang vào hệ thống phân phối trong và ngoài nước đến năm 2020. Tạo điều kiện cho người dân, các hiệp hội, hội nghề nghiệp, các thành phần kinh tế, nhất là các doanh nghiệp khởi nghiệp chủ động tiếp cận, xúc tiến, tìm kiếm thị trường. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch ngành, quy hoạch ứng dụng công nghệ cao, chuyển dịch phát triển rau màu, chăn nuôi heo phù hợp với thực tế thị trường, lợi thế của tỉnh. Định vị sản phẩm và bộ giống nông sản, các giống chăn nuôi, thủy sản, xây dựng các quy trình kỹ thuật chuẩn tiến tới xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm; hình thành các chuỗi giá trị, quy hoạch lại vùng nguyên liệu cho nhóm sản phẩm đã định vị; tăng cường kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh trên từng sản phẩm.
Nhiệm vụ và giải pháp về thu hút đầu tư trong nông nghiệp: Xây dựng Đề án tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020 để thu hút doanh nghiệp đầu tư; vận dụng có hiệu quả chính sách hỗ trợ đầu tư của Trung ương, của tỉnh phù hợp với nhu cầu thực tiễn; xây dựng chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tập trung đầu tư hoàn chỉnh hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng để đẩy mạnh cơ giới hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Nhiệm vụ và giải pháp về khoa học công nghệ: Tập trung nguồn lực triển khai thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27-6-2012 của Tỉnh ủy, Chương trình hành động số 18-CTr/TU ngày 28-2-2013 của Tỉnh ủy; nghiên cứu và nâng chất lĩnh vực sản xuất cơ khí, chế tạo máy giúp cơ giới hóa toàn bộ quy trình sản xuất trên cây màu, cây ăn quả; tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.
Nhiệm vụ và giải pháp về tổ chức lại sản xuất: Phát triển loại hình kinh tế trang trại, gia trại, có cơ chế mở rộng hạn điền cho nhà đầu tư sở hữu và tích tụ diện tích đất lớn, ưu tiên chuyển đổi mục đích đất làm kinh tế trang trại; củng cố và phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã, tập trung phát triển các hợp tác xã kiểu mới theo chuỗi giá trị ngành hàng; đẩy mạnh phát triển loại hình sản xuất theo cơ chế công ty cổ phần, phát triển sản xuất theo mô hình “hợp tác công - tư” (PPP) và mô hình chuỗi liên kết “tín dụng một đầu mối”.
Hình thành “mỗi vùng một sản phẩm” nông nghiệp đặc trưng gắn với xây dựng thương hiệu kết hợp phát triển du lịch và phân phối đến các hệ thống siêu thị trong và ngoài nước; xây dựng cơ chế, chính sách ưu tiên, ưu đãi, khen thưởng, thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển thương hiệu cho sản phẩm của từng vùng.
Đào tạo chuyên gia hàng đầu ngành trình độ tiến sĩ theo ngành hàng thuộc tám quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp và ứng dụng công nghệ cao; đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực chuyên môn cấp huyện nhằm phục vụ cho mô hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã kiểu mới; đào tạo đội ngũ nông dân nông nghiệp gắn theo từng đề án, dự án, chương trình, chuỗi giá trị, các mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao...
Hải Toàn
(Nguồn: Văn phòng Tỉnh ủy)