Anh hùng Dương Bình Giang
- Được đăng: Thứ ba, 05 Tháng 5 2015 13:38
- Lượt xem: 4887
(TGAG)- Đồng chí Dương Bình Giang, bí danh Năm Giang, tên thật Huỳnh Chí Công, sinh năm 1923 tại xã Tân An, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang. Tháng 3/1945, đồng chí gia nhập Tổng bộ Việt Minh tỉnh Châu Đốc. Năm 1946, đồng chí Dương Bình Giang được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1958, đồng chí là cán bộ quân sự của Quân khu. Tháng 3/1960, Tiểu đoàn 512 chính thức được thành lập do đồng chí Dương Bình Giang làm Tiểu đoàn trưởng.
Trong quá trình hoạt động cách mạng đồng chí Dương Bình Giang tham gia khoảng 40 trận đánh lớn, nhỏ. Trong đó, đồng chí đã trực tiếp chỉ huy hơn 15 trận đánh lớn, nhỏ, diệt và bắt sống trên 150 tên, thu giữ trên 60 súng các loại và trên 7.000 viên đạn.
Những trận đánh tiêu biểu:
Ngày 12/3/1960, đồng chí trực tiếp chỉ huy Tiểu đoàn 512 ra quân trận đầu tiên đánh phục kích toán bảo an đồn Bắc Đao (xã Lương Phi, Tri Tôn) tại Ô Cạn (núi Dài Lớn). Kết quả, ta tiêu diệt 05 tên, làm bị thương 01 tên, số còn lại tháo chạy thoát thân; ta thu được 06 súng, trong đó đáng kể nhất là 01 khẩu trung liên Bar; khẩu Bar là thứ vũ khí mạnh nhất mà lực lượng vũ trang An Giang có được lúc bấy giờ. Ra quân trận đầu thắng lợi là truyền thống của quân đội ta, thể hiện tài thao lược của người chỉ huy, khiến anh em chiến sĩ Tiểu đoàn 512 rất phấn khởi. (trang 42 sách Lực lượng vũ trang nhân dân An Giang 30 năm kháng chiến (1945-1975), tập II).
Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy là kiên quyết đánh địch lấn chiếm vùng Bảy Núi, tiêu diệt lực lượng Khmer Serey; ngày 8/11/1961, đồng chí Dương Bình Giang nhận định tình hình nếu tấn công thẳng và trực tiếp sẽ gây nhiều bất lợi cho ta. Qua kinh ngiệm chiến đấu, đồng chí đã trực tiếp chỉ huy đơn vị “Dũng Tiến” và “Tiền Phong” âm thầm vượt kinh Vĩnh Tế vòng qua Campuchia về biên giới giáp xã Khánh Bình phối hợp cùng địa phương quân An Phú và du kích xã tấn công bọn Cù - Đởm ở căn cứ Vạt Lài (Khánh Bình). Bị đánh bất ngờ, bọn Cù - Đởm bỏ chạy về ấp 5 xã Khánh Bình xin tiếp viện. Chiều ngày 9/11/1961, tên Sum chỉ huy lính bảo an chi khu An Phú từ Phú Hội kéo ra tiếp viện bị quân ta chặn đánh buộc chúng phải rút chạy về Nhơn Hội và Khánh Bình. Trong trận này ta thu được 44 súng và 6.400 viên đạn, chiếm lại căn cứ Vạt Lài (giao cho huyện An Phú xây dựng căn cứ B3) (trang 107, sách Lịch sử Đảng bộ An Giang tập II; trang 20, dự thảo Lịch sử Tiểu đoàn 512).
Ngày 20/11/1961, đồng chí Dương Bình Giang trực tiếp chỉ huy Tiểu đoàn đánh phục kích Tiểu đoàn biệt động quân 360 và bảo an Tri Tôn hành quân vào Lương Phi để giải tỏa đồn Tà Dung đang bị bao vây. Đồng chí trực tiếp chỉ huy bố trí đội hình chiến đấu và trận địa mai phục địch tiếp viện. Kết quả, đã đánh bật lực lượng tiếp viện của địch. Bị đánh rát mặt, địch núng thế rút lui nhưng do vòng vây của ta quá chặt chúng không thể thoát được, địch cầu viện pháo binh tại Tri Tôn bắn sang giải vây, yểm trợ rút chạy. Trận chiến diễn ra vô cùng gây go và ác liệt, đồng chí Dương Bình Giang trực tiếp chỉ huy bộ phận đi đầu chiến đấu anh dũng, tạo động lực và khí thế cho cán bộ, chiến sỹ đánh địch. Kết quả, ta tiêu diệt và làm bị thương 40 tên (trong đó có 01 chuẩn úy biệt động quân). Phía ta hy sinh 04 đồng chí, 10 đồng chí bị thương, nhưng tổn thất lớn nhất là Tiểu đoàn trưởng Dương Bình Giang đã chiến đấu anh dũng và hy sinh bởi trận đạn pháo của địch dội vào (trang 107, Lịch sử Đảng bộ An Giang tập II).
Đồng chí Dương Bình Giang mất đi là sự tổn thất to lớn đối với Tiểu đoàn 512 nói riêng và lực lượng vũ trang An Giang nói chung. Tổ quốc mất đi một người con trung hiếu. Đơn vị mất đi người đồng chí, đồng đội, người chỉ huy tài ba. Đồng chí Dương Bình Giang ngã xuống để lại nỗi tiếc thương vô hạn trong cán bộ, chiến sỹ Tiểu đoàn; hình ảnh trung dũng, kiên gan trong chỉ huy, chiến đấu của đồng chí Dương Bình Giang để lại niềm cảm phục, xúc động trong lòng toàn thể chiến sỹ tiểu đoàn và nhân dân. Đồng chí là tấm gương tiêu biểu giải phóng quân An Giang.
Quá trình công tác, chỉ huy đơn vị với nhiều công lao và đóng góp cho Tổ quốc và nhân dân, đồng chí được Đảng và Nhà nước khen tặng nhiều danh hiệu cao quý: Huân chương độc lập hạng II; Huân chương chiến sỹ giải phóng; Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng I, II, III; Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng I. Đặc biệt, ngày 09/10/2014, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Quyết định số 2557/QĐ-CTN, truy tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” cho liệt sỹ Dương Bình Giang./.
Phòng Lịch sử Đảng
Những trận đánh tiêu biểu:
Ngày 12/3/1960, đồng chí trực tiếp chỉ huy Tiểu đoàn 512 ra quân trận đầu tiên đánh phục kích toán bảo an đồn Bắc Đao (xã Lương Phi, Tri Tôn) tại Ô Cạn (núi Dài Lớn). Kết quả, ta tiêu diệt 05 tên, làm bị thương 01 tên, số còn lại tháo chạy thoát thân; ta thu được 06 súng, trong đó đáng kể nhất là 01 khẩu trung liên Bar; khẩu Bar là thứ vũ khí mạnh nhất mà lực lượng vũ trang An Giang có được lúc bấy giờ. Ra quân trận đầu thắng lợi là truyền thống của quân đội ta, thể hiện tài thao lược của người chỉ huy, khiến anh em chiến sĩ Tiểu đoàn 512 rất phấn khởi. (trang 42 sách Lực lượng vũ trang nhân dân An Giang 30 năm kháng chiến (1945-1975), tập II).
Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy là kiên quyết đánh địch lấn chiếm vùng Bảy Núi, tiêu diệt lực lượng Khmer Serey; ngày 8/11/1961, đồng chí Dương Bình Giang nhận định tình hình nếu tấn công thẳng và trực tiếp sẽ gây nhiều bất lợi cho ta. Qua kinh ngiệm chiến đấu, đồng chí đã trực tiếp chỉ huy đơn vị “Dũng Tiến” và “Tiền Phong” âm thầm vượt kinh Vĩnh Tế vòng qua Campuchia về biên giới giáp xã Khánh Bình phối hợp cùng địa phương quân An Phú và du kích xã tấn công bọn Cù - Đởm ở căn cứ Vạt Lài (Khánh Bình). Bị đánh bất ngờ, bọn Cù - Đởm bỏ chạy về ấp 5 xã Khánh Bình xin tiếp viện. Chiều ngày 9/11/1961, tên Sum chỉ huy lính bảo an chi khu An Phú từ Phú Hội kéo ra tiếp viện bị quân ta chặn đánh buộc chúng phải rút chạy về Nhơn Hội và Khánh Bình. Trong trận này ta thu được 44 súng và 6.400 viên đạn, chiếm lại căn cứ Vạt Lài (giao cho huyện An Phú xây dựng căn cứ B3) (trang 107, sách Lịch sử Đảng bộ An Giang tập II; trang 20, dự thảo Lịch sử Tiểu đoàn 512).
Ngày 20/11/1961, đồng chí Dương Bình Giang trực tiếp chỉ huy Tiểu đoàn đánh phục kích Tiểu đoàn biệt động quân 360 và bảo an Tri Tôn hành quân vào Lương Phi để giải tỏa đồn Tà Dung đang bị bao vây. Đồng chí trực tiếp chỉ huy bố trí đội hình chiến đấu và trận địa mai phục địch tiếp viện. Kết quả, đã đánh bật lực lượng tiếp viện của địch. Bị đánh rát mặt, địch núng thế rút lui nhưng do vòng vây của ta quá chặt chúng không thể thoát được, địch cầu viện pháo binh tại Tri Tôn bắn sang giải vây, yểm trợ rút chạy. Trận chiến diễn ra vô cùng gây go và ác liệt, đồng chí Dương Bình Giang trực tiếp chỉ huy bộ phận đi đầu chiến đấu anh dũng, tạo động lực và khí thế cho cán bộ, chiến sỹ đánh địch. Kết quả, ta tiêu diệt và làm bị thương 40 tên (trong đó có 01 chuẩn úy biệt động quân). Phía ta hy sinh 04 đồng chí, 10 đồng chí bị thương, nhưng tổn thất lớn nhất là Tiểu đoàn trưởng Dương Bình Giang đã chiến đấu anh dũng và hy sinh bởi trận đạn pháo của địch dội vào (trang 107, Lịch sử Đảng bộ An Giang tập II).
Đồng chí Dương Bình Giang mất đi là sự tổn thất to lớn đối với Tiểu đoàn 512 nói riêng và lực lượng vũ trang An Giang nói chung. Tổ quốc mất đi một người con trung hiếu. Đơn vị mất đi người đồng chí, đồng đội, người chỉ huy tài ba. Đồng chí Dương Bình Giang ngã xuống để lại nỗi tiếc thương vô hạn trong cán bộ, chiến sỹ Tiểu đoàn; hình ảnh trung dũng, kiên gan trong chỉ huy, chiến đấu của đồng chí Dương Bình Giang để lại niềm cảm phục, xúc động trong lòng toàn thể chiến sỹ tiểu đoàn và nhân dân. Đồng chí là tấm gương tiêu biểu giải phóng quân An Giang.
Quá trình công tác, chỉ huy đơn vị với nhiều công lao và đóng góp cho Tổ quốc và nhân dân, đồng chí được Đảng và Nhà nước khen tặng nhiều danh hiệu cao quý: Huân chương độc lập hạng II; Huân chương chiến sỹ giải phóng; Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng I, II, III; Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng I. Đặc biệt, ngày 09/10/2014, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Quyết định số 2557/QĐ-CTN, truy tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” cho liệt sỹ Dương Bình Giang./.
Phòng Lịch sử Đảng