Cuộc đời Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ là một mẫu mực về phẩm chất cao quý của người cộng sản
- Được đăng: Thứ năm, 06 Tháng 7 2017 16:25
- Lượt xem: 4745
(TGAG)- Kỷ niệm lần thứ 105 ngày sinh cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ (9/7/1912 – 9/7/2017). Đồng chí Nguyễn Văn Cừ sinh ngày 9/7/1912 ở xã Phù Khê, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh trong gia đình nho giáo. Thân phụ đồng chí là một thầy nho nghèo nhưng vẫn cố gắng cho con ăn học. Sau khi học xong bậc tiểu học, đồng chí thi đậu vào trường Bưởi (Hà Nội). Là một học trò xuất sắc cộng với nền giáo dục sẵn có của gia đình, Nguyễn Văn Cừ sớm có lòng yêu nước, ghét bọn thực dân xâm lược nên hăng hái tham gia vào các hoạt động phản kháng chính quyền thực dân và sau đó bị đuổi khỏi trường Bưởi. Trở về quê, đồng chí mở trường dạy học, liên hệ mật thiết với Ngô Gia Tự và tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên để hoạt động. Đồng chí bị bắt nhưng do không đủ chứng cớ nên được thả.
Năm 1928, đồng chí làm phu cuốc than ở mỏ Vàng Danh nhằm thực hiện chủ trương “vô sản hóa” để rèn luyện mình và có điều kiện gần gũi giác ngộ công nhân.
Tháng 6/1929, Đông Dương cộng sản Đảng ra đời, đồng chí trở thành đảng viên của Đảng, tiếp tục bám ở vùng mỏ để gầy dựng phong trào.
Sau ngày 3/2/1930, Nguyễn Văn Cừ được bầu làm Bí thư đặc khu Hòn Gai – Uông Bí. Phong trào cách mạng do đồng chí lãnh đạo bùng lên mạnh mẽ khiến thực dân Pháp vô cùng hoảng sợ, chúng ra sức đàn áp. Nguyễn Văn Cừ bị bắt và bị tra khảo hết sức dã man, sau đó đồng chí bị chúng kết án khổ sai chung thân và đày ra Côn Đảo.
Trong nhà tù đế quốc, đồng chí đã cùng với các anh em tổ chức đấu tranh chống địch và giúp nhau học tập lý luận và văn hóa. Đồng chí đã “biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng” nên đã trở thành nhà lý luận xuất sắc của Đảng.
Năm 1936, nhờ Mặt trận bình dân lên cầm quyền, đồng chí được trả tự do và tiếp tục hoạt động. Sau đó được bầu vào xứ ủy Bắc kỳ.
Tháng 8/1937 đồng chí được bầu vào Ban Thường vụ Trung ương Đảng.
Năm 1938, đồng chí Nguyễn Văn Cừ được bầu làm Tổng bí thư của Đảng và vào Sài Gòn hoạt động năm đồng chí 26 tuổi. Cũng trong năm này, kẻ địch theo dõi sát sao và trục xuất đồng chí ra khỏi Nam bộ.
Trở ra Hà Nội, đồng chí Nguyễn Văn Cừ tập trung sức lực vào việc thành lập Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương, tham gia chỉ đạo báo chí công khai của Đảng.
Mùa thu năm 1938, đồng chí Nguyễn Văn Cừ vào Sài Gòn và cùng với Thường vụ TW đấu tranh chống bọn Tờ-rốt-kít giả danh Mác xít hoạt động phá hoại cách mạng. Dưới bút danh Trí Cường, đồng chí đã viết tác phẩm nổi tiếng “Tự chỉ trích” để đấu tranh phê bình trong Đảng.
Cuối năm 1939, sau khi đế quốc Pháp nhảy vào cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, đồng chí lại vào Sài Gòn cùng với các đồng chí Lê Duẩn, Phan Đăng Lưu… mở hội nghị Trung ương lần thứ VI để hoạch định chương trình mới. Tại hội nghị này, Đảng đề ra nhiệm vụ tập hợp toàn dân đấu tranh giải phóng dân tộc. Giữa lúc cách mạng đang bước sang bước ngoặt mới, đồng chí bị địch bắt tại Sài Gòn.
Biết đồng chí là Tổng bí thư của Đảng, kẻ thù dùng mọi cực hình tra tấn. Thế nhưng trước sau đồng chí vẫn giữ khí tiết của người cộng sản. Sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 1940, thực dân Pháp ghép Nguyễn Văn Cừ vào tội “thảo ra Nghị quyết thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương”, “chủ trương bạo động” và là người có trách nhiệm tinh thần trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ”. Chúng kết án tử hình đồng chí.
Vào một ngày đầu thu năm 1941, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã bị thực dân Pháp xử bắn tại pháp trường Bà Điểm (Hóc Môn). Tại Pháp trường, đồng chí đã kiên quyết xé tấm băng đen bịt mắt và hô lớn: “Cách mạng Đông Dương thành công muôn năm” rồi ngã gục trước làn đạn của kẻ thù.
Đồng chí hy sinh lúc mới 29 tuổi, đã để lại tấm gương sáng ngời về tinh thần hoạt động cách mạng, không nề hà gian khổ, bám trụ vào công nhân mỏ để tập hợp và lãnh đạo anh em; có tinh thần lạc quan cách mạng, biến nhà tù đế quốc thành nơi học tập và rèn luyện ý chí người cộng sản, tự nghiên cứu học tập để trở thành nhà lý luận, một lãnh tụ của Đảng. Và hình ảnh hiên ngang trước họng súng quân thù khiến mọi người luôn kính phục đồng chí Tổng Bí thư của Đảng. /.
__________
Nguồn: Tư liệu lịch sử
Năm 1928, đồng chí làm phu cuốc than ở mỏ Vàng Danh nhằm thực hiện chủ trương “vô sản hóa” để rèn luyện mình và có điều kiện gần gũi giác ngộ công nhân.
Tháng 6/1929, Đông Dương cộng sản Đảng ra đời, đồng chí trở thành đảng viên của Đảng, tiếp tục bám ở vùng mỏ để gầy dựng phong trào.
Sau ngày 3/2/1930, Nguyễn Văn Cừ được bầu làm Bí thư đặc khu Hòn Gai – Uông Bí. Phong trào cách mạng do đồng chí lãnh đạo bùng lên mạnh mẽ khiến thực dân Pháp vô cùng hoảng sợ, chúng ra sức đàn áp. Nguyễn Văn Cừ bị bắt và bị tra khảo hết sức dã man, sau đó đồng chí bị chúng kết án khổ sai chung thân và đày ra Côn Đảo.
Trong nhà tù đế quốc, đồng chí đã cùng với các anh em tổ chức đấu tranh chống địch và giúp nhau học tập lý luận và văn hóa. Đồng chí đã “biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng” nên đã trở thành nhà lý luận xuất sắc của Đảng.
Năm 1936, nhờ Mặt trận bình dân lên cầm quyền, đồng chí được trả tự do và tiếp tục hoạt động. Sau đó được bầu vào xứ ủy Bắc kỳ.
Tháng 8/1937 đồng chí được bầu vào Ban Thường vụ Trung ương Đảng.
Năm 1938, đồng chí Nguyễn Văn Cừ được bầu làm Tổng bí thư của Đảng và vào Sài Gòn hoạt động năm đồng chí 26 tuổi. Cũng trong năm này, kẻ địch theo dõi sát sao và trục xuất đồng chí ra khỏi Nam bộ.
Trở ra Hà Nội, đồng chí Nguyễn Văn Cừ tập trung sức lực vào việc thành lập Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương, tham gia chỉ đạo báo chí công khai của Đảng.
Mùa thu năm 1938, đồng chí Nguyễn Văn Cừ vào Sài Gòn và cùng với Thường vụ TW đấu tranh chống bọn Tờ-rốt-kít giả danh Mác xít hoạt động phá hoại cách mạng. Dưới bút danh Trí Cường, đồng chí đã viết tác phẩm nổi tiếng “Tự chỉ trích” để đấu tranh phê bình trong Đảng.
Cuối năm 1939, sau khi đế quốc Pháp nhảy vào cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, đồng chí lại vào Sài Gòn cùng với các đồng chí Lê Duẩn, Phan Đăng Lưu… mở hội nghị Trung ương lần thứ VI để hoạch định chương trình mới. Tại hội nghị này, Đảng đề ra nhiệm vụ tập hợp toàn dân đấu tranh giải phóng dân tộc. Giữa lúc cách mạng đang bước sang bước ngoặt mới, đồng chí bị địch bắt tại Sài Gòn.
Biết đồng chí là Tổng bí thư của Đảng, kẻ thù dùng mọi cực hình tra tấn. Thế nhưng trước sau đồng chí vẫn giữ khí tiết của người cộng sản. Sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 1940, thực dân Pháp ghép Nguyễn Văn Cừ vào tội “thảo ra Nghị quyết thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương”, “chủ trương bạo động” và là người có trách nhiệm tinh thần trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ”. Chúng kết án tử hình đồng chí.
Vào một ngày đầu thu năm 1941, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã bị thực dân Pháp xử bắn tại pháp trường Bà Điểm (Hóc Môn). Tại Pháp trường, đồng chí đã kiên quyết xé tấm băng đen bịt mắt và hô lớn: “Cách mạng Đông Dương thành công muôn năm” rồi ngã gục trước làn đạn của kẻ thù.
Đồng chí hy sinh lúc mới 29 tuổi, đã để lại tấm gương sáng ngời về tinh thần hoạt động cách mạng, không nề hà gian khổ, bám trụ vào công nhân mỏ để tập hợp và lãnh đạo anh em; có tinh thần lạc quan cách mạng, biến nhà tù đế quốc thành nơi học tập và rèn luyện ý chí người cộng sản, tự nghiên cứu học tập để trở thành nhà lý luận, một lãnh tụ của Đảng. Và hình ảnh hiên ngang trước họng súng quân thù khiến mọi người luôn kính phục đồng chí Tổng Bí thư của Đảng. /.
TGAG
__________
Nguồn: Tư liệu lịch sử