Văn hóa - Văn nghệ - Thể thao - Du lịch
Hội nghị lần thứ III- Ban Chấp hành Liên hiệp các hội VHNT tỉnh An Giang
- Được đăng: Thứ tư, 25 Tháng 1 2017 07:49
- Lượt xem: 2944
(TGAG)- Ngày 24/1/2017, Ban Chấp hành Liên hiệp các hội VHNT tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị lần thứ III, nhằm đánh giá tình hình hoạt động năm 2016 và đề ra phương hướng hoạt động năm 2017.
Năm 2016, nhìn chung các chuyên ngành đều triển khai thực hiện tốt công tác chuyên môn đúng theo kế hoạch đã đề ra, duy trì các hoạt động sáng tác, phổ biến tác phẩm đạt hiệu quả tốt. Các hoạt động của Liên hiệp Hội đã bám sát nhiệm vụ chính trị, tích cực tuyên truyền, phục vụ các ngày lễ lớn, nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh. Hội VHNT huyện, thị, thành đã tổ chức nhiều hoạt động VHNT đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần trong nhân dân. Hầu hết hội viên đều nhiệt tình sáng tác với ý thức trách nhiệm của người nghệ sĩ. LH Hội thể hiện là đầu mối, là trung tâm của sự đoàn kết, nỗ lực đẩy mạnh phong trào, cùng tháo gỡ những khó khăn, khắc phục hạn chế để cùng tiến bộ. Các hoạt động hằng năm đều đạt và vượt kế hoạch. Lực lượng sáng tác có tinh thần học hỏi, cầu tiến, chịu khó nghiên cứu, tiếp thu cái đẹp, cái hay của truyền thống dân tộc đưa vào tác phẩm, không chạy theo thị hiếu rẻ tiền, hướng tác phẩm đến đại đa số công chúng yêu thích văn học nghệ thuật để định hướng thẩm mỹ cho họ.
Tuy nhiên, hoạt động Văn học Nghệ thuật cũng còn một số hạn chế: kinh phí đầu tư cho hoạt động VHNT từ nguồn hỗ trợ của Trung ương cấp bổ sung chưa kịp thời, ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động của Liên hiệp Hội trong năm. Công tác phổ biến tác phẩm còn nhiều khó khăn nên hiểu quả đạt được chưa cao. Chưa tổ chức được các cuộc hội thảo với quy mô lớn nhằm trao đổi về chuyên môn nghiệp vụ. Số lượng tác giả ở các chuyên ngành, một số Hội địa phương còn thụ động trong việc tổ chức các hoạt động nên hiệu quả chưa cao. Với nguồn kinh phí được cấp còn hạn chế, các hoạt động liên kết, xã hội hóa không đủ để mở rộng các mô hình hoạt động, trong khi tiềm năng sáng tạo của văn nghệ sĩ trong tỉnh khá lớn vẫn chưa khai thác hết, cùng với yêu cầu phổ biến tác phẩm của hội viên ngày càng nhiều nhưng vẫn chưa thực hiện được do thiếu kinh phí. Bản thảo tác phẩm văn học của hội viên gởi đến hàng năm vẫn còn tồn đọng. Tác phẩm xuất bản phải động viên tác giả nhận nhuận bút bằng sách, không đủ kinh phí để trả thù lao tương xứng với công sức tác giả bỏ ra. Nhiều tuồng cải lương, kịch ngắn của hội viên đoạt giải ở Trung ương nhưng ở tỉnh không có đoàn dàn dựng, biểu diễn phục vụ công chúng.
Mỹ thuật, nhiếp ảnh mỗi năm chỉ đủ kinh phí tổ chức một trại sáng tác hoặc một cuộc triển lãm và 01 chuyến đi thực tế sáng tác. Hằng năm tranh, tượng, ảnh nghệ thuật tham gia triển lãm rất muốn in lại thành sách để phổ biến và lưu giữ nhưng không đủ kinh phí vì xuất bản loại sách này chi phí khá cao.
Hội nghị đã đề ra phương hướng năm 2017 với chú trọng phát triển phong trào, nâng cao chất lượng hoạt động nhất là ở cơ sở, khai thác tiềm năng văn nghệ trong quần chúng nhân dân, trong nhà trường để bổ sung lực lượng sáng tác cho các Hội huyện, thị, thành mở rộng mô hình hoạt động ở các chuyên ngành.
Xây dựng Đề án phát triển Văn học Nghệ thuật từ nay đến năm 2022 trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Tiếp tục liên kết với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện các cuộc thi, triển lãm khu vực thuộc các chuyên ngành theo Quy chế đã được các Hội trong khu vực ký kết. Tạp chí Thất Sơn tiếp tục bám sát hoạt động của các chuyên ngành để giới thiệu các tác phẩm VHNT của hội viên trong tỉnh. Hội VHNT các huyện, thị, thành duy trì xuất bản tập san văn nghệ mỗi năm 03 số và các hoạt động theo kế hoạch đã đề ra. Cử hội viên tham gia trại sáng tác, thực tế sáng tác do tỉnh tổ chức; Tiếp tục phát hiện, bồi dưỡng nâng cao chất lượng và số lượng hội viên./.
Năm 2016, nhìn chung các chuyên ngành đều triển khai thực hiện tốt công tác chuyên môn đúng theo kế hoạch đã đề ra, duy trì các hoạt động sáng tác, phổ biến tác phẩm đạt hiệu quả tốt. Các hoạt động của Liên hiệp Hội đã bám sát nhiệm vụ chính trị, tích cực tuyên truyền, phục vụ các ngày lễ lớn, nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh. Hội VHNT huyện, thị, thành đã tổ chức nhiều hoạt động VHNT đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần trong nhân dân. Hầu hết hội viên đều nhiệt tình sáng tác với ý thức trách nhiệm của người nghệ sĩ. LH Hội thể hiện là đầu mối, là trung tâm của sự đoàn kết, nỗ lực đẩy mạnh phong trào, cùng tháo gỡ những khó khăn, khắc phục hạn chế để cùng tiến bộ. Các hoạt động hằng năm đều đạt và vượt kế hoạch. Lực lượng sáng tác có tinh thần học hỏi, cầu tiến, chịu khó nghiên cứu, tiếp thu cái đẹp, cái hay của truyền thống dân tộc đưa vào tác phẩm, không chạy theo thị hiếu rẻ tiền, hướng tác phẩm đến đại đa số công chúng yêu thích văn học nghệ thuật để định hướng thẩm mỹ cho họ.
Tuy nhiên, hoạt động Văn học Nghệ thuật cũng còn một số hạn chế: kinh phí đầu tư cho hoạt động VHNT từ nguồn hỗ trợ của Trung ương cấp bổ sung chưa kịp thời, ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động của Liên hiệp Hội trong năm. Công tác phổ biến tác phẩm còn nhiều khó khăn nên hiểu quả đạt được chưa cao. Chưa tổ chức được các cuộc hội thảo với quy mô lớn nhằm trao đổi về chuyên môn nghiệp vụ. Số lượng tác giả ở các chuyên ngành, một số Hội địa phương còn thụ động trong việc tổ chức các hoạt động nên hiệu quả chưa cao. Với nguồn kinh phí được cấp còn hạn chế, các hoạt động liên kết, xã hội hóa không đủ để mở rộng các mô hình hoạt động, trong khi tiềm năng sáng tạo của văn nghệ sĩ trong tỉnh khá lớn vẫn chưa khai thác hết, cùng với yêu cầu phổ biến tác phẩm của hội viên ngày càng nhiều nhưng vẫn chưa thực hiện được do thiếu kinh phí. Bản thảo tác phẩm văn học của hội viên gởi đến hàng năm vẫn còn tồn đọng. Tác phẩm xuất bản phải động viên tác giả nhận nhuận bút bằng sách, không đủ kinh phí để trả thù lao tương xứng với công sức tác giả bỏ ra. Nhiều tuồng cải lương, kịch ngắn của hội viên đoạt giải ở Trung ương nhưng ở tỉnh không có đoàn dàn dựng, biểu diễn phục vụ công chúng.
Mỹ thuật, nhiếp ảnh mỗi năm chỉ đủ kinh phí tổ chức một trại sáng tác hoặc một cuộc triển lãm và 01 chuyến đi thực tế sáng tác. Hằng năm tranh, tượng, ảnh nghệ thuật tham gia triển lãm rất muốn in lại thành sách để phổ biến và lưu giữ nhưng không đủ kinh phí vì xuất bản loại sách này chi phí khá cao.
Hội nghị đã đề ra phương hướng năm 2017 với chú trọng phát triển phong trào, nâng cao chất lượng hoạt động nhất là ở cơ sở, khai thác tiềm năng văn nghệ trong quần chúng nhân dân, trong nhà trường để bổ sung lực lượng sáng tác cho các Hội huyện, thị, thành mở rộng mô hình hoạt động ở các chuyên ngành.
Xây dựng Đề án phát triển Văn học Nghệ thuật từ nay đến năm 2022 trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Tiếp tục liên kết với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện các cuộc thi, triển lãm khu vực thuộc các chuyên ngành theo Quy chế đã được các Hội trong khu vực ký kết. Tạp chí Thất Sơn tiếp tục bám sát hoạt động của các chuyên ngành để giới thiệu các tác phẩm VHNT của hội viên trong tỉnh. Hội VHNT các huyện, thị, thành duy trì xuất bản tập san văn nghệ mỗi năm 03 số và các hoạt động theo kế hoạch đã đề ra. Cử hội viên tham gia trại sáng tác, thực tế sáng tác do tỉnh tổ chức; Tiếp tục phát hiện, bồi dưỡng nâng cao chất lượng và số lượng hội viên./.
VÕ QUỐC TUẤN